Không phải mọi lời xin lỗi đều có giá trị ngang nhau. Dưới đây là những cách xin lỗi bạn nên tránh:
Các chuyên gia đều đồng ý rằng: Cụm từ "Tôi xin lỗi" có thể sử dụng để xoa dịu cả những lỗi lầm lớn. Ngay cả các luật sư bào chữa cũng bắt đầu khuyên các khách hàng của mình xin lỗi về những việc làm sai để tránh phải hầu tòa vì các tội mang tính chất dân sự.
Nhưng một lời xin lỗi không phải là tấm thẻ giúp bạn tránh khỏi tù tội- một lỗi lầm thì vẫn là một lỗi lầm. Là một vị sếp, bạn cần phải đề phòng những lời xin lỗi không có lợi ích gì.
Dưới đây là ba lời xin lỗi tồi nhất, theo tiến sĩ Heidi Halvorson, tác giả của cuốn sách Nine Things Successful People Do Differently.
1. Lời xin lỗi với hàng triệu lý do bào chữa
Vấn đề với nhiều lý do bào chữa là- ngoài việc cho thấy sự thiếu trách nhiệm cá nhân còn là chúng hướng trọng tâm của lời xin lỗi sang những bên không liên quan và thủ phạm.
Tiến sĩ nhà văn Halvorson viết cho tờ tạp chí Harvard Business Review như sau: "Hầu hết mọi người có xu hướng xin lỗi về những vấn đề liên quan đến bản thân họ như ý định, suy nghĩ và cảm xúc. Khi bạn đắc tội với ai đó thì nạn nhân của bạn sẽ không muốn nghe về bạn. Vì vậy, hãy ngừng nói về bản thân mình và hướng trọng tâm của lời xin lỗi của bạn sang anh/chị ta”.
Bà cũng viết thêm: Đặc biệt, một lời xin lỗi tốt cần phải tập trung vào các bên chịu thiệt hại do hành động của một nhân viên, vào cảm xúc của họ và về những việc nhân viên có thể làm để mọi thứ tiếp tục tiến về phía trước.
2. Lời xin lỗi không cân xứng với tội lỗi
Có nhiều cách để đưa ra sự đền bù thiệt hại do một hành động nhầm lẫn, nhưng không phải cách nào cũng phù hợp tại nơi làm việc.Ví dụ, đền bù tiền thì chỉ thích hợp trong trường hợp làm hỏng máy pha cà phê hoặc vô tình làm hỏng điện thoại di động của đồng nghiệp nhưng những vụ việc đó không nhiều và ít gặp tại môi trường công sở.
Tiến sĩ Halvorson gợi ý nên xem xét những lời xin lỗi thừa nhận gây ra thiệt hại về năng suất lao động và tinh thần tại nơi làm việc.
Nữ nhà văn cũng nhận xét: "Đồng nghiệp vừa mới chịu thiệt hại sẽ không muốn một sự đền bù. Tổn hại không thể qui ra vật chất và là tính công bằng tin cậy tại nơi làm việc của bạn. Hãy chờ đợi những lời xin lỗi thừa nhận giá trị của sự tin tưởng và hợp tác- và hãy bày tỏ sự cảm thông với những người vừa phạm lỗi”.
3. Lời xin lỗi chỉ hướng tới sếp
Khi bạn là người giám sát và nhận được một lời xin lỗi từ trái tim từ một nhân viên, bạn có thể cảm thấy đây là quyết định tích cực. Nhưng có thể bạn không phải là người duy nhất chờ đợi lời xin lỗi. Trong nhóm làm việc, có thể hành động của nhân viên đó cũng khiến các đồng nghiệp khác bực mình, thì việc tìm ra đối tượng hướng tới của lời xin lỗi càng quan trọng.
Tiến sỹ Halvorson cho rằng: "Trong nhóm làm việc, mọi người không muốn sự đền bù hoặc thông cảm- họ muốn một sự thừa nhận sự vi phạm các qui tắc và luật lệ. Không chỉ vị sếp bị ảnh hưởng mà có thể cả nhóm, thậm chí cả công ty cũng bị ảnh hưởng theo”.
Bà kết luận, trong những hoàn cảnh này một lời xin lỗi chân thành phải đi kèm với sự thừa nhận đã vi phạm qui tắc về hành vi của công ty và tổ chức. Và một nhân viên chỉ xin lỗi lãnh đạo là người không coi trọng trách nhiệm của mình đối với các đồng nghiệp khác.
(Dịch từ Inc)