The New Stuff

Showing posts with label thu-thuat-seo. Show all posts
Showing posts with label thu-thuat-seo. Show all posts
Mình đã từng có rất nhiều dự án trong ngành SEO, từng tham gia những Group SEO hàng đầu có liên quan đến nghành SEO, và cũng có nhiều người thắc mắc hỏi rằng: “Tại sao mình không bao giờ chia sẻ về SEO?”
Nói thật là mình thấy nản, khi mà những kiến thức đưa ra luôn là thừa, và cũng luôn là thiếu với mọi người. Là dài quá nên ngại đọc, là ngắn quá nên không đủ để đúc kết được những giá trị cho mình. Hay là bất cứ lý do gì đó :)
Đây là một bài chia sẻ về việc làm SEO-đúng-nghĩa. Sau khi đọc xong bài này và thực hành nó, bạn sẽ hiểu điều mình cần phải làm là gì.
Vậy SEO là gì?
+ Theo định nghĩa của google: Search Engine Optimization (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm).
+ Định nghĩa theo nhu cầu người dùng: Là một kênh tiếp thị trên bộ bộ máy tìm kiếm.
Chỉ cần vậy thôi !
Lưu ý: Bài viết này không dành cho dân chuyên nghiệp, hay những người tìm kiếm thủ thuật, tricks, tips. Không có đâu!
Đầu tiên, chúng ta cần phải làm rõ việc cập nhật thuật toán liên tục của thằng Google, vì sao Google phải cập nhật Panda, ngựa vằn, chim ruồi,… liên tục vậy ?
Vì Google muốn đảm bảo việc mang lại giá trị tìm kiếm tốt nhất cho người dùng !
Và bạn, đứng trên cương vị một người làm SEO thì sao? Bạn có chắc là người dùng của bạn được đáp ứng nhu cầu của họ không?
Google hướng đến người dùng của họ, bạn-một người làm SEO phải biết hướng đến người dùng của Google, cũng chính là người dùng của bạn.
SEO là gì
Để làm được điều đó, rất có thể bạn cần phải tìm hiểu một số bước dưới đây:

1. Nghiên cứu sản phẩm

Đầu tiên, hãy biết sản phẩm/dịch vụ của mình có những đặc điểm gì?
Ví dụ: Sản phẩm của mình là đồ trang sức cao cấp nhập từ Paris. Nó đắt tiền, nó dành cho phụ nữ, hiện tại mới cung cấp trong địa bàn Hà Nội…
Sản phẩm/dịch vụ này đáp ứng được những nhu cầu gì?
Ví dụ: Nó đáp ứng nhu cầu làm đẹp, nhu cầu mua đồ trang sức cao cấp,…
Từ chính những nghiên cứu về sản phẩm, bạn có thể tìm được người dùng của mình họ là ai? Nhớ là hãy làm thật kỹ, bước khởi đầu.

2. Nghiên cứu người dùng

SEO người dùng
Vì sản phẩm của bạn đắt tiền nên nó có thể chỉ hợp với người phụ nữ thượng lưu
Những người thượng lưu thường là những người không còn trẻ lắm, đã có thu nhập, ngoài tuổi 26
Đến tuổi 59 là căng, vì ngoài tuổi này họ không (rất ít) online nữa rồi, thêm nữa là phụ nữ ngoài tuổi này sẽ “mẫn cảm” với việc làm đẹp, quá già rồi…
Trong nhóm tuổi này thì có thể bạn cần tập trung mạnh vào nhóm tuổi 26-30, đây là tuổi phụ nữ có nhu cầu làm đẹp rất lớn. (Mình không chắc, vì mình không phải phụ nữ. hehe)
Họ có nhu cầu với các món hàng thời thượng, các sản phẩm/dịch vụ đắt tiền, như mua ô tô, đi spa, thẩm mỹ viện, mua nhà,…
Vì sản phẩm của bạn mới được cung cấp ở HN, nên bạn chỉ cần tập trung đến những người ở HN, và nhiều khả năng sẽ có mức độ tập trung cao hơn với những người gần địa chỉ nhà mình. (Ship hàng sướng :) )
Từ những nghiên cứu về người dùng của bạn, dựa trên chính những đặc điểm về sản phẩm mà bạn đã phân tích trước đó, bạn có thể hình dung được những kênh nào chúng ta có thể truyền thông, đối tượng nào có quan tâm đến sản phẩm của chúng ta, và đăng ở đâu thì không bị coi là Spam.

3. Xây dựng mục tiêu SEO

Hãy tự ước lượng cho mình những gì mình cần phải đạt được!
Mục tiêu traffic/ngày đạt được phải là bao nhiêu?
Ví dụ: một ngày chỉ mong đạt được 500 visit
Tỷ lệ chuyển đổi sang doanh thu phải như thế nào thì ổn?
Ví dụ: Từ SEO thu về tầm 20 người quan tâm, 5 người mua/ngày là ổn (chắc mỗi món lãi 500k quá!)
Và tiện đây, mình cũng khuyên các bạn không cần phải quá quan tâm đến các từ khóa, hay các thứ hàng của website. Nó sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu tỷ lệ chuyển đổi từ người dùng sang doanh thu bằng 0.
Dựa vào những mục tiêu chúng ta đặt ra, chúng ta sẽ biết việc cần làm là gì, cần lên được bao nhiêu từ khóa để đáp ứng được lượng traffic đó ???

4. Nghiên cứu từ khóa

Từ khóa là đại diện cho nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
Khi bạn đã hiểu về dịch vụ, sản phẩm của mình, và người dùng của mình họ quan tâm gì đến dịch vụ, sản phẩm này, thì bạn sẽ chọn được Keyword đúng.
SEO từ khóa
Và khi đã BIẾT sử dụng các công cụ hỗ trợ (Google Trends, Google Suggestion, Keyword Planner ), bạn sẽ biết cách chọn những Keyword phù hợp (Cạnh tranh ít + Lưu lượng truy cập cao -> Doanh thu cao). Bạn có thể sử dụng các mức đo lường: Độ cạnh tranh, lượt tìm kiếm, mức độ ưu tiến chiến dịch… để chọn Keyword nào được ưu tiên “lên sàn” trước.
Sau khi đã nghiên cứu từ khóa, mình tìm được 1 số từ khóa: trang sức paris, trang sức cao cấp, trang sức paris cao cấp, đồ trang sức cao cấp,… (đáp ứng đủ 500 visit/ngày nếu đứng ở TOP 10 trở lên)
Luôn phải xác định từ khóa nào là từ khóa chính để áp dụng cho trang chủ.
Lưu ý: Đa phần các SEOer hiện nay chọn từ khóa không dấu để làm, vì phần lớn nó mang lại nhiều truy cập hơn. Tuy nhiên mình không khuyến khích điều này, nếu bạn là một người dùng, bạn có thích không ? Hẳn là không.
Việc dùng từ khóa không dấu tuy phản cảm, nhưng đôi khi cũng hiệu quả khi chúng ta hướng đến đối tượng người cao tuổi không biết type có dấu, hoặc người dùng mobile ngại type có dấu. Còn lời khuyên của mình là không nên.

5. Tối ưu nội dung

Hay còn gọi là SEO Onpage, nếu nói về Onpage thì nhiều lắm, có 1 quyển sách lưu hết các chia sẻ trên mạng thì quyển sách đó dài cả cây số mất…
SEO nội dung
Lưu ý:
  • Tiêu đề có chứa từ khóa, nhưng không nhồi nhét. Cần phải có để google biết mình hướng đến nhu cầu tìm kiếm này của người dùng.
  • Mô tả (meta desciption) cũng cần phải có từ khóa, nếu có độ lặp từ khóa thì cũng tốt, nhưng câu cú không được phản cảm.
  • Nội dung website (content) cũng cần phải chứa từ khóa, nên có độ lặp và nhấn mạnh từ khóa đó.
  • Hãy thử đứng trên vị trí người dùng của mình, nội dung này có mang lại giá trị, có đáp ứng được nhu cầu nào của họ không? Hay chỉ là nội dung spam của bạn, có giá trị với bạn ?
  • Nội dung không trùng lặp, không lấy y xì từ nguồn khác.

6. Kênh truyền thông trực tuyến

Hay còn gọi là SEO Offpage.
Social SEO
Là những forum, blog, mạng xã hội, group,… bạn có thể đăng nội dung của bạn lên đó nhằm mục đích dẫn họ về website của mình, cho google tìm đến website của mình,… mà không phạm luật của google, luật của kênh!
Việc chọn kênh sẽ phụ thuộc vào 2 phần đầu là Nghiên cứu sản phẩm và Nghiên cứu người dùng.
Ví dụ:
Kênh có nhiều phụ nữ: webtretho.com
Những kênh có nhiều người quan tâm đến oto: otofun.net
Các group dành cho phụ nữ, những người có thu nhập, có gia đình, có nhu cầu làm đẹp trên Facebook,…

7. Tùy chỉnh đánh giá

Việc tùy chỉnh đánh giá rất quan trọng, nó giúp bạn so sánh kết quả nhận được với mục tiêu ban đầu, từ đó biết được cái này nên, cái nào không nên.
SEO Marketing
Lưu ý quan trọng: HÃY LUÔN CHIA ĐỂ TRỊ !
Bạn cần phải liệt kê càng nhiều càng tốt các lựa chọn của bạn, hãy dựa vào chi phí, chiến dịch, sản phẩm, đối tượng để lựa chọn kênh phù hợp, các keyword theo độ ưu tiên… Điều này sẽ rất cần thiết để một người mới có cái nhìn toàn cảnh về SEO, về Marketing Online.
Giữa những lựa chọn luôn có những lựa chọn tốt nhất, nhưng phải thử mới biết.
Trên đây là một quy trình làm SEO khá cơ bản, nhưng đầy đủ về mặt nhận thức. Nếu bạn còn chưa hiểu phần nào (hoặc đã làm mà chưa hiểu) thì hãy chia sẻ cho mình bằng cách comment ở dưới nhé!

Xây dựng quy trình làm SEO từ trong …nhận thức!

Mình đã từng có rất nhiều dự án trong ngành SEO, từng tham gia những Group SEO hàng đầu có liên quan đến nghành SEO, và cũng có nhiều người thắc mắc hỏi rằng: “Tại sao mình không bao giờ chia sẻ về SEO?”
Nói thật là mình thấy nản, khi mà những kiến thức đưa ra luôn là thừa, và cũng luôn là thiếu với mọi người. Là dài quá nên ngại đọc, là ngắn quá nên không đủ để đúc kết được những giá trị cho mình. Hay là bất cứ lý do gì đó :)
Đây là một bài chia sẻ về việc làm SEO-đúng-nghĩa. Sau khi đọc xong bài này và thực hành nó, bạn sẽ hiểu điều mình cần phải làm là gì.
Vậy SEO là gì?
+ Theo định nghĩa của google: Search Engine Optimization (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm).
+ Định nghĩa theo nhu cầu người dùng: Là một kênh tiếp thị trên bộ bộ máy tìm kiếm.
Chỉ cần vậy thôi !
Lưu ý: Bài viết này không dành cho dân chuyên nghiệp, hay những người tìm kiếm thủ thuật, tricks, tips. Không có đâu!
Đầu tiên, chúng ta cần phải làm rõ việc cập nhật thuật toán liên tục của thằng Google, vì sao Google phải cập nhật Panda, ngựa vằn, chim ruồi,… liên tục vậy ?
Vì Google muốn đảm bảo việc mang lại giá trị tìm kiếm tốt nhất cho người dùng !
Và bạn, đứng trên cương vị một người làm SEO thì sao? Bạn có chắc là người dùng của bạn được đáp ứng nhu cầu của họ không?
Google hướng đến người dùng của họ, bạn-một người làm SEO phải biết hướng đến người dùng của Google, cũng chính là người dùng của bạn.
SEO là gì
Để làm được điều đó, rất có thể bạn cần phải tìm hiểu một số bước dưới đây:

1. Nghiên cứu sản phẩm

Đầu tiên, hãy biết sản phẩm/dịch vụ của mình có những đặc điểm gì?
Ví dụ: Sản phẩm của mình là đồ trang sức cao cấp nhập từ Paris. Nó đắt tiền, nó dành cho phụ nữ, hiện tại mới cung cấp trong địa bàn Hà Nội…
Sản phẩm/dịch vụ này đáp ứng được những nhu cầu gì?
Ví dụ: Nó đáp ứng nhu cầu làm đẹp, nhu cầu mua đồ trang sức cao cấp,…
Từ chính những nghiên cứu về sản phẩm, bạn có thể tìm được người dùng của mình họ là ai? Nhớ là hãy làm thật kỹ, bước khởi đầu.

2. Nghiên cứu người dùng

SEO người dùng
Vì sản phẩm của bạn đắt tiền nên nó có thể chỉ hợp với người phụ nữ thượng lưu
Những người thượng lưu thường là những người không còn trẻ lắm, đã có thu nhập, ngoài tuổi 26
Đến tuổi 59 là căng, vì ngoài tuổi này họ không (rất ít) online nữa rồi, thêm nữa là phụ nữ ngoài tuổi này sẽ “mẫn cảm” với việc làm đẹp, quá già rồi…
Trong nhóm tuổi này thì có thể bạn cần tập trung mạnh vào nhóm tuổi 26-30, đây là tuổi phụ nữ có nhu cầu làm đẹp rất lớn. (Mình không chắc, vì mình không phải phụ nữ. hehe)
Họ có nhu cầu với các món hàng thời thượng, các sản phẩm/dịch vụ đắt tiền, như mua ô tô, đi spa, thẩm mỹ viện, mua nhà,…
Vì sản phẩm của bạn mới được cung cấp ở HN, nên bạn chỉ cần tập trung đến những người ở HN, và nhiều khả năng sẽ có mức độ tập trung cao hơn với những người gần địa chỉ nhà mình. (Ship hàng sướng :) )
Từ những nghiên cứu về người dùng của bạn, dựa trên chính những đặc điểm về sản phẩm mà bạn đã phân tích trước đó, bạn có thể hình dung được những kênh nào chúng ta có thể truyền thông, đối tượng nào có quan tâm đến sản phẩm của chúng ta, và đăng ở đâu thì không bị coi là Spam.

3. Xây dựng mục tiêu SEO

Hãy tự ước lượng cho mình những gì mình cần phải đạt được!
Mục tiêu traffic/ngày đạt được phải là bao nhiêu?
Ví dụ: một ngày chỉ mong đạt được 500 visit
Tỷ lệ chuyển đổi sang doanh thu phải như thế nào thì ổn?
Ví dụ: Từ SEO thu về tầm 20 người quan tâm, 5 người mua/ngày là ổn (chắc mỗi món lãi 500k quá!)
Và tiện đây, mình cũng khuyên các bạn không cần phải quá quan tâm đến các từ khóa, hay các thứ hàng của website. Nó sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu tỷ lệ chuyển đổi từ người dùng sang doanh thu bằng 0.
Dựa vào những mục tiêu chúng ta đặt ra, chúng ta sẽ biết việc cần làm là gì, cần lên được bao nhiêu từ khóa để đáp ứng được lượng traffic đó ???

4. Nghiên cứu từ khóa

Từ khóa là đại diện cho nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
Khi bạn đã hiểu về dịch vụ, sản phẩm của mình, và người dùng của mình họ quan tâm gì đến dịch vụ, sản phẩm này, thì bạn sẽ chọn được Keyword đúng.
SEO từ khóa
Và khi đã BIẾT sử dụng các công cụ hỗ trợ (Google Trends, Google Suggestion, Keyword Planner ), bạn sẽ biết cách chọn những Keyword phù hợp (Cạnh tranh ít + Lưu lượng truy cập cao -> Doanh thu cao). Bạn có thể sử dụng các mức đo lường: Độ cạnh tranh, lượt tìm kiếm, mức độ ưu tiến chiến dịch… để chọn Keyword nào được ưu tiên “lên sàn” trước.
Sau khi đã nghiên cứu từ khóa, mình tìm được 1 số từ khóa: trang sức paris, trang sức cao cấp, trang sức paris cao cấp, đồ trang sức cao cấp,… (đáp ứng đủ 500 visit/ngày nếu đứng ở TOP 10 trở lên)
Luôn phải xác định từ khóa nào là từ khóa chính để áp dụng cho trang chủ.
Lưu ý: Đa phần các SEOer hiện nay chọn từ khóa không dấu để làm, vì phần lớn nó mang lại nhiều truy cập hơn. Tuy nhiên mình không khuyến khích điều này, nếu bạn là một người dùng, bạn có thích không ? Hẳn là không.
Việc dùng từ khóa không dấu tuy phản cảm, nhưng đôi khi cũng hiệu quả khi chúng ta hướng đến đối tượng người cao tuổi không biết type có dấu, hoặc người dùng mobile ngại type có dấu. Còn lời khuyên của mình là không nên.

5. Tối ưu nội dung

Hay còn gọi là SEO Onpage, nếu nói về Onpage thì nhiều lắm, có 1 quyển sách lưu hết các chia sẻ trên mạng thì quyển sách đó dài cả cây số mất…
SEO nội dung
Lưu ý:
  • Tiêu đề có chứa từ khóa, nhưng không nhồi nhét. Cần phải có để google biết mình hướng đến nhu cầu tìm kiếm này của người dùng.
  • Mô tả (meta desciption) cũng cần phải có từ khóa, nếu có độ lặp từ khóa thì cũng tốt, nhưng câu cú không được phản cảm.
  • Nội dung website (content) cũng cần phải chứa từ khóa, nên có độ lặp và nhấn mạnh từ khóa đó.
  • Hãy thử đứng trên vị trí người dùng của mình, nội dung này có mang lại giá trị, có đáp ứng được nhu cầu nào của họ không? Hay chỉ là nội dung spam của bạn, có giá trị với bạn ?
  • Nội dung không trùng lặp, không lấy y xì từ nguồn khác.

6. Kênh truyền thông trực tuyến

Hay còn gọi là SEO Offpage.
Social SEO
Là những forum, blog, mạng xã hội, group,… bạn có thể đăng nội dung của bạn lên đó nhằm mục đích dẫn họ về website của mình, cho google tìm đến website của mình,… mà không phạm luật của google, luật của kênh!
Việc chọn kênh sẽ phụ thuộc vào 2 phần đầu là Nghiên cứu sản phẩm và Nghiên cứu người dùng.
Ví dụ:
Kênh có nhiều phụ nữ: webtretho.com
Những kênh có nhiều người quan tâm đến oto: otofun.net
Các group dành cho phụ nữ, những người có thu nhập, có gia đình, có nhu cầu làm đẹp trên Facebook,…

7. Tùy chỉnh đánh giá

Việc tùy chỉnh đánh giá rất quan trọng, nó giúp bạn so sánh kết quả nhận được với mục tiêu ban đầu, từ đó biết được cái này nên, cái nào không nên.
SEO Marketing
Lưu ý quan trọng: HÃY LUÔN CHIA ĐỂ TRỊ !
Bạn cần phải liệt kê càng nhiều càng tốt các lựa chọn của bạn, hãy dựa vào chi phí, chiến dịch, sản phẩm, đối tượng để lựa chọn kênh phù hợp, các keyword theo độ ưu tiên… Điều này sẽ rất cần thiết để một người mới có cái nhìn toàn cảnh về SEO, về Marketing Online.
Giữa những lựa chọn luôn có những lựa chọn tốt nhất, nhưng phải thử mới biết.
Trên đây là một quy trình làm SEO khá cơ bản, nhưng đầy đủ về mặt nhận thức. Nếu bạn còn chưa hiểu phần nào (hoặc đã làm mà chưa hiểu) thì hãy chia sẻ cho mình bằng cách comment ở dưới nhé!

Để làm SEO tốt đòi hỏi SEOer phải có quy trình SEO chuẩn, việc này giúp SEOer dễ dàng hơn với công việc của mình, giúp website phát triển một cách tốt và bền vững nhất, dưới đây là quy trình SEO website chuẩn hóa theo Google thuộc bản quyền của Olapo :

B1. Nghiên cứu thị trường, xu hướng tìm kiếm.
B2. Phân tích các đối thủ cạnh tranh.
B3. Tối ưu, lựa chọn từ khóa.
B4. Xây dựng website, tối ưu cấu trúc.
B5. Submit website lên các công cụ tìm kiếm và các website directory.
B6. Xây dựng nội dung, tối ưu nội dung.
B7. Bắt đầu xây dựng backlink, SEO.
B8. Phân tích hiệu quả từ khóa, lên kế hoạch SEO mới.
Đây là quy trình chuẩn hóa ngay từ đầu, Olapo sẽ giải thích cụ thể hơn về quy trình này !
B1 : Nghiên cứu thị trường, xu hướng tìm kiếm : tại sao bước 1 lại là bước này ? Cũng giống như bất kỳ công việc, ngành nghề kinh doanh nào, khi bạn muốn kinh doanh, bạn cần phải tìm hiểu về thị trường, khách hàng, ….. để xem ngành nghề kinh doanh đó có tiềm năng hay không. Website là kênh bán hàng trực tuyến, quảng bá thương hiệu và là kênh truyền thông về các thông tin, dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp nên trước khi thiết kế, bạn cũng cần phải nghiên cứu thị trường, ngoài ra còn phải nghiên cứu xu hướng tìm kiếm về sản phẩm của các khách hàng. Đây là khâu chuẩn bị đầu tiên và cực kỳ quan trọng!
B2 : Phân tích đối thủ cạnh tranh : Sau khi nghiên cứu về thị trường kinh doanh và xu hướng tìm kiếm của khách hàng, bạn cần phải tìm hiểu và phân tích các đối thủ cạnh tranh với bạn, phân tích các điểm mạnh về cơ cấu, tổ chức, dịch vụ…. Và cần hơn nữa là nghiên cứu về website của họ, website của họ có tốt không ? Có được tối ưu không ? Đang đứng Top trên Google với những từ ngữ nào ? Hệ thống backlink ra sao…. Chỉ có vậy bạn mới có thể nắm được ưu thế trước đối thủ cạnh tranh của bạn như người xưa đã nói ” biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng ” !
B3 : Tối ưu, lựa chọn từ khóa : sau hai bước ở trên, bạn đã hiểu về thị trường, xu hướng tìm kiếm của khách hàng và các ưu nhược điểm về website của đối thủ. Tới đây bạn cần lựa chọn một bộ từ khóa tiềm năng nhất cho riêng mình để làm nên thành công cho chiến dịch kinh doanh.
B4 : Xây dựng website, tối ưu cấu trúc : sau khi bạn lựa chọn và tối ưu được bộ từ khóa chiến lược cho riêng mình, bạn sẽ biết xây dựng website như thế nào cho hợp lý, tạo các danh mục nào, sắp xếp nội dung, từ khóa ra sao, điều hướng người dùng, google spider như thế nào là tốt nhất ….., lúc này bạn cần tối ưu cấu trúc thật tốt vì đây là nền móng của website, chiếm 1/3 vấn đề quyết định thành công của kế hoạch SEO.
B5 : Submit website lên các công cụ tìm kiếm và các website directory : xây dựng website và tối ưu cấu trúc website xong, bạn bắt đầu tiến hành công việc submit website lên các công cụ tìm kiếm và các website directory, việc này giúp bạn thông báo tới các bộ máy tìm kiếm rằng website của bạn bắt đầu đi vào hoạt động, tác động tới các spider và quá trình lập chỉ mục cho website. Các bạn lưu ý, bước này chỉ là ” submit website lên các công cụ tìm kiếm và các website directory ” chứ không phải là xây dựng backlink nhé, vì website của bạn chưa có nội dung nên nếu xây dựng backlink có thể khiến website bị đánh giá thấp và chịu án phạt của Google.
B6 : Xây dựng nội dung, tối ưu nội dung : các vấn đề về website đã ổn, giờ chúng ta bắt đầu build content cho website, không phải chỉ viết mà cần phải tối ưu được nội dung đó. Nội dung cần phải thiết thực, hữu ích với người truy cập khi truy cập vào website, điều hướng người dùng xem nhiều thông tin hơn, ở lại website lâu hơn hay khiến họ có thể chia sẻ với bạn bè các thông tin trên website qua Google Plus, Facebook, Yahoo…. Điều này cực kỳ quan trọng, giúp nâng cao độ uy tín của website đối với các bộ máy tìm kiếm và chiếm 1/3 vấn đề quyết định thành công của kế hoạch SEO.
B7 : Bắt đầu xây dựng backlink, SEO : sau 6 bước, chúng ta bắt đầu xây dựng hệ thống backlink cho các page mà chúng ta cần SEO từ khóa. Có rất nhiều các xây dựng hệ thống backlink như : post bài trên các forum, làm blog, xây dựng các website vệ tinh, trao đổi textlink với các website khác…. Nhưng các bạn nên chú ý tới vấn đề backlink chất lượng ( sẽ được đề cập trong 1 bài viết khác ) và liên tục kiểm tra thông báo trong google webmaster tools để tối ưu. Bước này cũng chiếm 1/3 vấn đề quyết định thành công của kế hoạch SEO.
B8 : Phân tích hiệu quả từ khóa, lên kế hoạch SEO mới : sau một thời gian làm SEO, chúng ta có những từ khóa lên Top, chúng ta bắt đầu dùng Google analytics để xem thống kê chi tiết về lượng khách truy cập, ghế thăm website, hành vi tìm kiếm của khách hàng, phân tích hiệu quả của các từ khóa chúng ta làm SEO, xem xét lại các từ khóa tiềm năng… Từ đó chúng ta lên kế hoạch và tối ưu cho 1 kế hoạch SEO tiếp theo.

Qua bài viết này, Olapo mong các bạn có thể nắm bắt được quy trình SEO chuẩn hóa để có thể triển khai các kế hoạch SEO hay kinh doanh trực tuyến qua website được hoàn hảo nhất, Olapo xin chúc các bạn thành công !
Nguồn : Olapo.com

Quy trình SEO website chuẩn hóa theo Google

Để làm SEO tốt đòi hỏi SEOer phải có quy trình SEO chuẩn, việc này giúp SEOer dễ dàng hơn với công việc của mình, giúp website phát triển một cách tốt và bền vững nhất, dưới đây là quy trình SEO website chuẩn hóa theo Google thuộc bản quyền của Olapo :

B1. Nghiên cứu thị trường, xu hướng tìm kiếm.
B2. Phân tích các đối thủ cạnh tranh.
B3. Tối ưu, lựa chọn từ khóa.
B4. Xây dựng website, tối ưu cấu trúc.
B5. Submit website lên các công cụ tìm kiếm và các website directory.
B6. Xây dựng nội dung, tối ưu nội dung.
B7. Bắt đầu xây dựng backlink, SEO.
B8. Phân tích hiệu quả từ khóa, lên kế hoạch SEO mới.
Đây là quy trình chuẩn hóa ngay từ đầu, Olapo sẽ giải thích cụ thể hơn về quy trình này !
B1 : Nghiên cứu thị trường, xu hướng tìm kiếm : tại sao bước 1 lại là bước này ? Cũng giống như bất kỳ công việc, ngành nghề kinh doanh nào, khi bạn muốn kinh doanh, bạn cần phải tìm hiểu về thị trường, khách hàng, ….. để xem ngành nghề kinh doanh đó có tiềm năng hay không. Website là kênh bán hàng trực tuyến, quảng bá thương hiệu và là kênh truyền thông về các thông tin, dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp nên trước khi thiết kế, bạn cũng cần phải nghiên cứu thị trường, ngoài ra còn phải nghiên cứu xu hướng tìm kiếm về sản phẩm của các khách hàng. Đây là khâu chuẩn bị đầu tiên và cực kỳ quan trọng!
B2 : Phân tích đối thủ cạnh tranh : Sau khi nghiên cứu về thị trường kinh doanh và xu hướng tìm kiếm của khách hàng, bạn cần phải tìm hiểu và phân tích các đối thủ cạnh tranh với bạn, phân tích các điểm mạnh về cơ cấu, tổ chức, dịch vụ…. Và cần hơn nữa là nghiên cứu về website của họ, website của họ có tốt không ? Có được tối ưu không ? Đang đứng Top trên Google với những từ ngữ nào ? Hệ thống backlink ra sao…. Chỉ có vậy bạn mới có thể nắm được ưu thế trước đối thủ cạnh tranh của bạn như người xưa đã nói ” biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng ” !
B3 : Tối ưu, lựa chọn từ khóa : sau hai bước ở trên, bạn đã hiểu về thị trường, xu hướng tìm kiếm của khách hàng và các ưu nhược điểm về website của đối thủ. Tới đây bạn cần lựa chọn một bộ từ khóa tiềm năng nhất cho riêng mình để làm nên thành công cho chiến dịch kinh doanh.
B4 : Xây dựng website, tối ưu cấu trúc : sau khi bạn lựa chọn và tối ưu được bộ từ khóa chiến lược cho riêng mình, bạn sẽ biết xây dựng website như thế nào cho hợp lý, tạo các danh mục nào, sắp xếp nội dung, từ khóa ra sao, điều hướng người dùng, google spider như thế nào là tốt nhất ….., lúc này bạn cần tối ưu cấu trúc thật tốt vì đây là nền móng của website, chiếm 1/3 vấn đề quyết định thành công của kế hoạch SEO.
B5 : Submit website lên các công cụ tìm kiếm và các website directory : xây dựng website và tối ưu cấu trúc website xong, bạn bắt đầu tiến hành công việc submit website lên các công cụ tìm kiếm và các website directory, việc này giúp bạn thông báo tới các bộ máy tìm kiếm rằng website của bạn bắt đầu đi vào hoạt động, tác động tới các spider và quá trình lập chỉ mục cho website. Các bạn lưu ý, bước này chỉ là ” submit website lên các công cụ tìm kiếm và các website directory ” chứ không phải là xây dựng backlink nhé, vì website của bạn chưa có nội dung nên nếu xây dựng backlink có thể khiến website bị đánh giá thấp và chịu án phạt của Google.
B6 : Xây dựng nội dung, tối ưu nội dung : các vấn đề về website đã ổn, giờ chúng ta bắt đầu build content cho website, không phải chỉ viết mà cần phải tối ưu được nội dung đó. Nội dung cần phải thiết thực, hữu ích với người truy cập khi truy cập vào website, điều hướng người dùng xem nhiều thông tin hơn, ở lại website lâu hơn hay khiến họ có thể chia sẻ với bạn bè các thông tin trên website qua Google Plus, Facebook, Yahoo…. Điều này cực kỳ quan trọng, giúp nâng cao độ uy tín của website đối với các bộ máy tìm kiếm và chiếm 1/3 vấn đề quyết định thành công của kế hoạch SEO.
B7 : Bắt đầu xây dựng backlink, SEO : sau 6 bước, chúng ta bắt đầu xây dựng hệ thống backlink cho các page mà chúng ta cần SEO từ khóa. Có rất nhiều các xây dựng hệ thống backlink như : post bài trên các forum, làm blog, xây dựng các website vệ tinh, trao đổi textlink với các website khác…. Nhưng các bạn nên chú ý tới vấn đề backlink chất lượng ( sẽ được đề cập trong 1 bài viết khác ) và liên tục kiểm tra thông báo trong google webmaster tools để tối ưu. Bước này cũng chiếm 1/3 vấn đề quyết định thành công của kế hoạch SEO.
B8 : Phân tích hiệu quả từ khóa, lên kế hoạch SEO mới : sau một thời gian làm SEO, chúng ta có những từ khóa lên Top, chúng ta bắt đầu dùng Google analytics để xem thống kê chi tiết về lượng khách truy cập, ghế thăm website, hành vi tìm kiếm của khách hàng, phân tích hiệu quả của các từ khóa chúng ta làm SEO, xem xét lại các từ khóa tiềm năng… Từ đó chúng ta lên kế hoạch và tối ưu cho 1 kế hoạch SEO tiếp theo.

Qua bài viết này, Olapo mong các bạn có thể nắm bắt được quy trình SEO chuẩn hóa để có thể triển khai các kế hoạch SEO hay kinh doanh trực tuyến qua website được hoàn hảo nhất, Olapo xin chúc các bạn thành công !
Nguồn : Olapo.com

infoq

ADs

Video of the day