(Dân trí) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cần sớm xây dựng, ban hành chính sách quản lý đối với các dịch vụ gọi điện, nhắn tin miễn phí trên mạng Internet (OTT – Over The Top), như Viber, WhatsApp và Zalo…
Trong cuộc họp về tình hình giá cước điện thoại quốc tế chiều về và giá cước chuyển vùng quốc tế của thuê bao nước ngoài đến Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh đến việc cần phải tăng cường công tác quản lý giá cước điện thoại quốc tế chiều về và giá cước chuyển vùng quốc tế của thuê bao nước ngoài đến Việt Nam. Thủ tướng chỉ đạo Bộ TT&TT ban hành các quy định, chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông kinh doanh các dịch vụ quốc tế chiều về với giá cước phù hợp với giá cước của quốc tế nhằm tăng doanh thu, đảm bảo lợi ích của Việt Nam.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ TT&TT tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định trong kinh doanh dịch vụ quốc tế chiều về, có biện pháp thích hợp hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp; phối hợp với Bộ Công an phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về trái với quy định của pháp luật.
Nội dung chỉ đạo quan trọng thứ 3 được Thủ tướng nêu trong cuộc họp là Bộ TT&TT cần sớm xây dựng, ban hành chính sách quản lý đối với các dịch vụ liên lạc miễn phí trên mạng Internet (dịch vụ OTT).
Trong gần 2 năm qua, dịch vụ OTT gồm các dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí Viber, WhatsApp, Line của các công ty nước ngoài và cả dịch vụ Zalo của công ty VNG đã ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Việc các dịch vụ OTT đang dần thay thế dịch vụ nhắn tin truyền thống được cho là là nguyên nhân khiến các nhà mạng thất thu hàng nghìn tỷ đồng.
Trên thế giới, theo ước tính của hãng nghiên cứu thị trường Ovum, sự gia tăng của các ứng dụng nhắn tin miễn phí đã khiến các nhà mạng bị mất đến 23 tỷ USD doanh thu trong năm 2012, và dự đoán con số này sẽ tăng lên 54 tỷ USD trong năm 2016. Tại Việt Nam, con số “thiệt hại” của các nhà mạng không được thống kê chi tiết từ những tổ chức thứ ba mà chỉ qua báo cáo từ các đại diện của các ông lớn VinaPhone, MobiFone và Viettel.
Tại hội nghị OTT diễn ra tại Hà Nội gần đây, đề xuất từ nhà mạng MobiFone cho rằng Bộ TT&TT nên chặn các dịch vụ OTT khi chưa có chính sách quản lý. Bởi theo nhà mạng này, mỗi năm MobiFone thất thu xấp xỉ 1.000 tỷ đồng do OTT. Trong khi đó, đại diện VNPT cũng lên tiếng cho rằng OTT đã làm thiệt hại từ 9-10% doanh thu của tập đoàn. Còn về phía Viettel, trong Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2013 do Bộ TT&TT tổ chức, nhà mạng quân đội cũng kiến nghị Bộ xem xét việc quản lý các dịch vụ OTT vì những cuộc gọi diện, nhắn tin miễn phí đã làm giảm doanh thu của Viettel đến hàng nghìn tỷ đồng/năm.
Tuy nhiên, Bộ TT&TT cho rằng các ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí là xu hướng của cả thế giới và không thể đi ngược lại xu hướng đó. Đại diện của Bộ TT&TT cũng đã từng nói thế giới đã chấp nhận xu hướng này thì Việt Nam không có lý gì để đi ngược lại.
Về phía các nhà cung cấp dịch vụ OTT, như VNG, công ty phát triển dịch vụ Zalo, đã ngỏ ý muốn hợp tác cùng với các nhà mạng nhằm cung cấp các dịch vụ gia tăng để sau đó chia sẻ lợi nhuận.
Khôi Linh
Sẽ có chính sách quản lý các dịch vụ nhắn tin miễn phí Viber, WhatsApp
(Dân trí) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cần sớm xây dựng, ban hành chính sách quản lý đối với các dịch vụ gọi điện, nhắn tin miễn phí trên mạng Internet (OTT – Over The Top), như Viber, WhatsApp và Zalo…
Trong cuộc họp về tình hình giá cước điện thoại quốc tế chiều về và giá cước chuyển vùng quốc tế của thuê bao nước ngoài đến Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh đến việc cần phải tăng cường công tác quản lý giá cước điện thoại quốc tế chiều về và giá cước chuyển vùng quốc tế của thuê bao nước ngoài đến Việt Nam. Thủ tướng chỉ đạo Bộ TT&TT ban hành các quy định, chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông kinh doanh các dịch vụ quốc tế chiều về với giá cước phù hợp với giá cước của quốc tế nhằm tăng doanh thu, đảm bảo lợi ích của Việt Nam.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ TT&TT tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định trong kinh doanh dịch vụ quốc tế chiều về, có biện pháp thích hợp hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp; phối hợp với Bộ Công an phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về trái với quy định của pháp luật.
Nội dung chỉ đạo quan trọng thứ 3 được Thủ tướng nêu trong cuộc họp là Bộ TT&TT cần sớm xây dựng, ban hành chính sách quản lý đối với các dịch vụ liên lạc miễn phí trên mạng Internet (dịch vụ OTT).
Trong gần 2 năm qua, dịch vụ OTT gồm các dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí Viber, WhatsApp, Line của các công ty nước ngoài và cả dịch vụ Zalo của công ty VNG đã ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Việc các dịch vụ OTT đang dần thay thế dịch vụ nhắn tin truyền thống được cho là là nguyên nhân khiến các nhà mạng thất thu hàng nghìn tỷ đồng.
Trên thế giới, theo ước tính của hãng nghiên cứu thị trường Ovum, sự gia tăng của các ứng dụng nhắn tin miễn phí đã khiến các nhà mạng bị mất đến 23 tỷ USD doanh thu trong năm 2012, và dự đoán con số này sẽ tăng lên 54 tỷ USD trong năm 2016. Tại Việt Nam, con số “thiệt hại” của các nhà mạng không được thống kê chi tiết từ những tổ chức thứ ba mà chỉ qua báo cáo từ các đại diện của các ông lớn VinaPhone, MobiFone và Viettel.
Tại hội nghị OTT diễn ra tại Hà Nội gần đây, đề xuất từ nhà mạng MobiFone cho rằng Bộ TT&TT nên chặn các dịch vụ OTT khi chưa có chính sách quản lý. Bởi theo nhà mạng này, mỗi năm MobiFone thất thu xấp xỉ 1.000 tỷ đồng do OTT. Trong khi đó, đại diện VNPT cũng lên tiếng cho rằng OTT đã làm thiệt hại từ 9-10% doanh thu của tập đoàn. Còn về phía Viettel, trong Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2013 do Bộ TT&TT tổ chức, nhà mạng quân đội cũng kiến nghị Bộ xem xét việc quản lý các dịch vụ OTT vì những cuộc gọi diện, nhắn tin miễn phí đã làm giảm doanh thu của Viettel đến hàng nghìn tỷ đồng/năm.
Tuy nhiên, Bộ TT&TT cho rằng các ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí là xu hướng của cả thế giới và không thể đi ngược lại xu hướng đó. Đại diện của Bộ TT&TT cũng đã từng nói thế giới đã chấp nhận xu hướng này thì Việt Nam không có lý gì để đi ngược lại.
Về phía các nhà cung cấp dịch vụ OTT, như VNG, công ty phát triển dịch vụ Zalo, đã ngỏ ý muốn hợp tác cùng với các nhà mạng nhằm cung cấp các dịch vụ gia tăng để sau đó chia sẻ lợi nhuận.
Khôi Linh