The New Stuff

Showing posts with label trong-nuoc. Show all posts
Showing posts with label trong-nuoc. Show all posts
Thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam đang bước sang giai đoạn bùng nổ với sự tham gia của hơn 100 tổ chức tín dụng, trong đó có 48 ngân hàng thương mại và 53 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Làm thế nào để tồn tại trong một môi trường đang ngày càng cạnh tranh gay gắt?

Câu chuyện thương hiệu và sự khác biệt

Nghiên cứu của các chuyên gia tài chính trên thế giới đã chỉ ra rằng, phát triển ngân hàng bán lẻ là xu thế tất yếu đối với ngành ngân hàng. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Những năm gần đây, nhiều ngân hàng Việt Nam đã tích cực chuyển hướng kinh doanh, chú trọng đầu tư thu hút khách hàng cá nhân. Theo đó, một ngân hàng bán lẻ thành công cần phải khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa câu chuyện thương hiệu và sự khác biệt. Đó không chỉ là sự khác biệt trong chất lượng dịch vụ, sản phẩm mà còn là sự sáng tạo trong cách làm thương hiệu nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ không giống với các ngân hàng khác.
Nhờ nỗ lực đổi mới và đột phá trong chiến lược ngân hàng bán lẻ, năm 2013, OceanBank đã được đánh giá là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần thành công trong lĩnh vực này. Đầu năm 2013, một bộ nhận diện thương hiệu mới được OceanBank đầu tư hàng triệu USD đã ra đời. Đồng thời, chiến lược chuyển hướng sang lĩnh vực bán lẻ cũng đã được Ngân hàng đẩy mạnh từ cuối năm 2012.
“OceanBank quan niệm sản phẩm dịch vụ bán lẻ tốt nhất là những sản phẩm đơn giản nhất, giúp khách hàng dễ dàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp và hiệu quả cao. Chúng tôi muốn OceanBank được biết đến như một ngân hàng của sự đơn giản vượt xa mong đợi và việc thay đổi toàn diện 4P là nhằm mục tiêu này”, ông Trần Thanh Quang, Phó Tổng Giám đốc phụ trách marketing và bán lẻ của OceanBank, cho biết.
Cụ thể, OceanBank tiến hành đổi mới toàn diện theo tiêu chuẩn 4P đồng bộ trên toàn hệ thống: Product (sản phẩm vượt trội), Place (kênh phân phối rộng khắp và nhanh chóng); Process (quy trình đơn giản) và People (nhân sự chuyên nghiệp, thân thiện, tận tâm).
Đầu tiên phải kể đến sản phẩm. OceanBank đã tạo được sự khác biệt khi phát triển thành công nhiều sản phẩm như Tiết kiệm gửi góp yêu thương cho con, Tiết kiệm gửi góp mua nhà tích lũy an cư, Vay công chức siêu tốc, Thẻ tỉ phú ATM miễn phí 1 tỉ đồng trong 10 năm, Tài khoản số đẹp tự chọn Lộc Phát Tài…
Một ngân hàng bán lẻ thành công cần phải khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa câu chuyện thương hiệu và sự khác biệt.
Các chương trình hỗ trợ khách hàng của OceanBank trong năm 2013 cũng tạo tiếng vang trên thị trường. Chương trình “Phá giá lãi suất” chỉ còn 5,91%/năm của OceanBank khi ra mắt vào tháng 9.2013 đã gây sự chú ý và thiết lập một mặt bằng mới về lãi suất cho vay thấp. Gói sản phẩm “Niềm tin” hỗ trợ mua nhà và quản lý dòng tiền cho người mua nhà theo tiến độ hoàn thiện dự án cũng được cả người mua lẫn người bán chào đón.
Hầu hết các chương trình của OceanBank đều đánh trúng vào nỗi băn khoăn chung của thị trường nên đã nhận được phản hồi tích cực. Chỉ sau hơn một năm thực hiện chiến lược bán lẻ mới, OceanBank từ chỗ gần như là gương mặt hoàn toàn mới trong mảng bán lẻ đã thu hút được 500.000 khách hàng và trở thành thương hiệu ngân hàng bán lẻ đổi mới và năng động qua hàng loạt giải thưởng đạt được. Trong đó có giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2013” do Global Banking & Finance Review trao tặng và giải thưởng “Ngân hàng có sản phẩm dịch vụ sáng tạo nhất Việt Nam 2013” của ASEAN Banker Forum.

Chiến lược đơn giản hóa

Sự khác biệt của OceanBank được xây dựng trên toàn hệ thống với mục tiêu đem lại sự đơn giản nhất cho khách hàng. Ông Quang, OceanBank, cho biết: “Tâm lý của khách hàng là luôn cần các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đơn giản, từ đăng ký nhanh gọn đến sử dụng dễ dàng. Muốn làm được điều đó cần phải có quy trình đồng nhất, mà điều này thì đến nay vẫn chưa có nhiều ngân hàng làm được”.
Nắm bắt mong muốn đó của khách hàng, tháng 4.2013, OceanBank cho ra đời “Siêu thị ngân hàng bán lẻ trực tuyến” đầu tiên tại Việt Nam tại địa chỉ BankStore.vn. Trên nền tảng này, khách hàng có thể chủ động đăng ký sản phẩm, dịch vụ trực tuyến mọi lúc mọi nơi.
Trên kênh SMS, toàn bộ hơn 40 sản phẩm của OceanBank đều được đăng ký chỉ trong 5 giây với cú pháp đơn giản: OB + Mã sản phẩm. Các quy trình của OceanBank cũng được cải tiến như quy trình duyệt vay được rút ngắn xuống còn 4-8 tiếng; thời gian chuyển tiền qua Mobile Apps của OceanBank đến các ngân hàng khác trong hệ thống SmartLink/Banknet được rút xuống còn 5 giây chỉ bằng cách lướt ngón tay trên màn hình cảm ứng.
Một điểm nhấn nữa của OceanBank là lần đầu tiên đưa mô hình X-ATM đến Việt Nam. Đây là hệ thống ngân hàng thu nhỏ gồm một cây ATM đa chức năng và nhân viên OceanBank trực tiếp phục vụ khách hàng. Tại X-ATM, khách hàng của OceanBank có thể gửi tiền trực tiếp, thực hiện các thao tác thanh toán trực tuyến và các dịch vụ ngân hàng điện tử.
Nhờ đón đầu xu thế mới và kịp thay đổi để phù hợp với những biến động của kinh tế thị trường, OceanBank đã và đang từng bước khẳng định vị thế trong ngành ngân hàng bán lẻ. Theo đại diện OceanBank, đem đến cho khách hàng trải nghiệm “tốt hơn, đơn giản hơn và rẻ hơn” sẽ tiếp tục là mục tiêu phấn đấu của ngân hàng này trong thời gian tới.

Khác biệt hóa: Xu thế mới của ngân hàng bán lẻ

Thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam đang bước sang giai đoạn bùng nổ với sự tham gia của hơn 100 tổ chức tín dụng, trong đó có 48 ngân hàng thương mại và 53 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Làm thế nào để tồn tại trong một môi trường đang ngày càng cạnh tranh gay gắt?

Câu chuyện thương hiệu và sự khác biệt

Nghiên cứu của các chuyên gia tài chính trên thế giới đã chỉ ra rằng, phát triển ngân hàng bán lẻ là xu thế tất yếu đối với ngành ngân hàng. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Những năm gần đây, nhiều ngân hàng Việt Nam đã tích cực chuyển hướng kinh doanh, chú trọng đầu tư thu hút khách hàng cá nhân. Theo đó, một ngân hàng bán lẻ thành công cần phải khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa câu chuyện thương hiệu và sự khác biệt. Đó không chỉ là sự khác biệt trong chất lượng dịch vụ, sản phẩm mà còn là sự sáng tạo trong cách làm thương hiệu nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ không giống với các ngân hàng khác.
Nhờ nỗ lực đổi mới và đột phá trong chiến lược ngân hàng bán lẻ, năm 2013, OceanBank đã được đánh giá là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần thành công trong lĩnh vực này. Đầu năm 2013, một bộ nhận diện thương hiệu mới được OceanBank đầu tư hàng triệu USD đã ra đời. Đồng thời, chiến lược chuyển hướng sang lĩnh vực bán lẻ cũng đã được Ngân hàng đẩy mạnh từ cuối năm 2012.
“OceanBank quan niệm sản phẩm dịch vụ bán lẻ tốt nhất là những sản phẩm đơn giản nhất, giúp khách hàng dễ dàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp và hiệu quả cao. Chúng tôi muốn OceanBank được biết đến như một ngân hàng của sự đơn giản vượt xa mong đợi và việc thay đổi toàn diện 4P là nhằm mục tiêu này”, ông Trần Thanh Quang, Phó Tổng Giám đốc phụ trách marketing và bán lẻ của OceanBank, cho biết.
Cụ thể, OceanBank tiến hành đổi mới toàn diện theo tiêu chuẩn 4P đồng bộ trên toàn hệ thống: Product (sản phẩm vượt trội), Place (kênh phân phối rộng khắp và nhanh chóng); Process (quy trình đơn giản) và People (nhân sự chuyên nghiệp, thân thiện, tận tâm).
Đầu tiên phải kể đến sản phẩm. OceanBank đã tạo được sự khác biệt khi phát triển thành công nhiều sản phẩm như Tiết kiệm gửi góp yêu thương cho con, Tiết kiệm gửi góp mua nhà tích lũy an cư, Vay công chức siêu tốc, Thẻ tỉ phú ATM miễn phí 1 tỉ đồng trong 10 năm, Tài khoản số đẹp tự chọn Lộc Phát Tài…
Một ngân hàng bán lẻ thành công cần phải khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa câu chuyện thương hiệu và sự khác biệt.
Các chương trình hỗ trợ khách hàng của OceanBank trong năm 2013 cũng tạo tiếng vang trên thị trường. Chương trình “Phá giá lãi suất” chỉ còn 5,91%/năm của OceanBank khi ra mắt vào tháng 9.2013 đã gây sự chú ý và thiết lập một mặt bằng mới về lãi suất cho vay thấp. Gói sản phẩm “Niềm tin” hỗ trợ mua nhà và quản lý dòng tiền cho người mua nhà theo tiến độ hoàn thiện dự án cũng được cả người mua lẫn người bán chào đón.
Hầu hết các chương trình của OceanBank đều đánh trúng vào nỗi băn khoăn chung của thị trường nên đã nhận được phản hồi tích cực. Chỉ sau hơn một năm thực hiện chiến lược bán lẻ mới, OceanBank từ chỗ gần như là gương mặt hoàn toàn mới trong mảng bán lẻ đã thu hút được 500.000 khách hàng và trở thành thương hiệu ngân hàng bán lẻ đổi mới và năng động qua hàng loạt giải thưởng đạt được. Trong đó có giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2013” do Global Banking & Finance Review trao tặng và giải thưởng “Ngân hàng có sản phẩm dịch vụ sáng tạo nhất Việt Nam 2013” của ASEAN Banker Forum.

Chiến lược đơn giản hóa

Sự khác biệt của OceanBank được xây dựng trên toàn hệ thống với mục tiêu đem lại sự đơn giản nhất cho khách hàng. Ông Quang, OceanBank, cho biết: “Tâm lý của khách hàng là luôn cần các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đơn giản, từ đăng ký nhanh gọn đến sử dụng dễ dàng. Muốn làm được điều đó cần phải có quy trình đồng nhất, mà điều này thì đến nay vẫn chưa có nhiều ngân hàng làm được”.
Nắm bắt mong muốn đó của khách hàng, tháng 4.2013, OceanBank cho ra đời “Siêu thị ngân hàng bán lẻ trực tuyến” đầu tiên tại Việt Nam tại địa chỉ BankStore.vn. Trên nền tảng này, khách hàng có thể chủ động đăng ký sản phẩm, dịch vụ trực tuyến mọi lúc mọi nơi.
Trên kênh SMS, toàn bộ hơn 40 sản phẩm của OceanBank đều được đăng ký chỉ trong 5 giây với cú pháp đơn giản: OB + Mã sản phẩm. Các quy trình của OceanBank cũng được cải tiến như quy trình duyệt vay được rút ngắn xuống còn 4-8 tiếng; thời gian chuyển tiền qua Mobile Apps của OceanBank đến các ngân hàng khác trong hệ thống SmartLink/Banknet được rút xuống còn 5 giây chỉ bằng cách lướt ngón tay trên màn hình cảm ứng.
Một điểm nhấn nữa của OceanBank là lần đầu tiên đưa mô hình X-ATM đến Việt Nam. Đây là hệ thống ngân hàng thu nhỏ gồm một cây ATM đa chức năng và nhân viên OceanBank trực tiếp phục vụ khách hàng. Tại X-ATM, khách hàng của OceanBank có thể gửi tiền trực tiếp, thực hiện các thao tác thanh toán trực tuyến và các dịch vụ ngân hàng điện tử.
Nhờ đón đầu xu thế mới và kịp thay đổi để phù hợp với những biến động của kinh tế thị trường, OceanBank đã và đang từng bước khẳng định vị thế trong ngành ngân hàng bán lẻ. Theo đại diện OceanBank, đem đến cho khách hàng trải nghiệm “tốt hơn, đơn giản hơn và rẻ hơn” sẽ tiếp tục là mục tiêu phấn đấu của ngân hàng này trong thời gian tới.

Kết thúc mùa mua sắm cao điểm cuối cùng của năm 2013 cũng là lúc các hãng bán lẻ suy nghĩ về những chiến lược tốt nhất để có thể tiếp tục “xông pha” với một năm “ngựa hoang” đầy thử thách.
Có thể thấy, sự tương tác nhanh chóng của người tiêu dùng với các kênh mua sắm đa dạng đã khiến công việc mua sắm không còn đơn thuần là việc mua và bán nữa mà đã phát triển thành phạm trù văn hóa và đứng đằng sau là cả một nền công nghiệp khổng lồ.
Dưới đây là 5 xu hướng chính của ngành bán lẻ dự kiến sẽ bùng nổ trong năm 2014 theo trang Insider Retail trích nhận định của Peter Firth - Giám đốc công ty nghiên cứu thị trường TNS Global.

1. Năm của chất lượng

Người tiêu dùng ngày càng hiểu rõ hơn về nhu cầu của họ. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin giúp họ dễ dàng tìm được đâu là nơi mang đến cho họ những giá trị tốt nhất mà không cần quá quan trọng về vấn đề giá cả.
Thay vào đó, thứ mà người tiêu dùng tìm kiếm trong năm 2014 sẽ là chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng. Chính vì vậy, các chuyên gia nghiên cứu của Insider Retail cho rằng năm 2014 sẽ là năm “giá trị của những giá trị”.
Thực tế cho thấy, bất chấp tình hình kinh tế suy thoái, người tiêu dùng vẫn sẵn sàng mở hầu bao cho các mặt hàng xa xỉ. Đơn cử như tại Ấn Độ, số liệu thống kê của Văn phòng thương mại và công nghiệp Ấn Độ (ASSOCHAM) cho thấy, thị trường các mặt hàng cao cấp tại quốc gia này trong năm 2013 đã đạt 8,5 tỷ USD với mức tăng trưởng 25-30%.
Trả lời phỏng vấn của báo giới, ông D S Rawat, Tổng Thư ký ASSOCHAM, nhấn mạnh: “Đồ trang sức sang trọng, điện tử, xe hơi… đã có một năm khởi sắc ngoài mong đợi. Xem ra, các mặt hàng xa xỉ không hề bị ảnh hưởng bởi tình hình suy thoái kinh tế. Dự kiến năm 2014 sẽ tiếp tục làm một năm “ăn nên làm ra” đối với phân khúc này”.
Trong khi đó, theo một khảo sát trực tuyến của hãng Niesel thì có tới 56% số người Việt Nam được hỏi cho biết sẽ sẵn sàng chi bộn tiền cho hàng hiệu, chỉ sau Trung Quốc đứng đầu với 74% và Ấn Độ đứng thứ hai với 59%.
Niesel đánh giá điều này chịu ảnh hưởng lớn từ do tâm lý thích sử dụng và chịu chi cho hàng hiệu của người Châu Á nói chung đều nhằm thể hiện vị thế của mình trong mắt người đối diện và trong xã hội.

2. “Cá nhân hóa” sản phẩm

Người tiêu dùng ngày nay không còn muốn lựa chọn những sản phẩm đại trà, mà muốn những sản phẩm độc đáo, mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân của người sử dụng.
Nắm bắt được tâm lý này, các công ty đang cho ra đời ngày càng nhiều những sản phẩm mang dấu ấn cá nhân như việc chạm khắc tên lên sản phẩm hay lựa chọn những kiểu dáng thiết kế ấn tượng… Hiện các thương hiệu như Nike, Coca-Cola và Motorola đang thực hiện khá tốt xu hướng này.
Dự kiến, đây sẽ xu hướng nở rộ trong năm 2014, mang tới cơ hội lớn cho các doanh nghiệp vùa và nhỏ trong việc thâm nhập thị trường mà những “đại gia” bán lẻ đang để trống.

3. Mang đến những trải nghiệm mua sắm thú vị cho khách hàng

Trong khi các hãng bán lẻ đang chạy đua trong việc tạo ra sự khác biệt cho cả các cửa hàng trên phố lẫn các gian hàng trực tuyến, việc mang lại những trải nghiệm mua sắm thú vị cho khách hàng cũng là một kế hoạch dài hơi quan trọng không kém.
Có thể thấy, ranh giới giữa mua sắm và giải trí của người tiêu dùng đang ngày càng mờ nhạt dần. Người tiêu dùng đã không còn thỏa mãn với mô hình máy bán hàng của thập kỷ trước, mà họ muốn được giải trí, được cung cấp thông tin khi lướt web, được tiếp cận với những nhân viên bán hàng năng động, nhiệt tình, vui tính và sau đó mới đưa ra quyết định mua.
Việc thỏa mãn được những nhu cầu giải trí này của người mua sẽ là chiếc chìa khóa mang đến cho các hãng bán lẻ nhận rất nhiều khách hàng trung thành.

4. Xóa bỏ ranh giới giữa các thiết bị điện tử để thu thập thông tin khách hàng toàn diện hơn

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng mua sắm trực tuyến, việc nắm bắt hành trình mua sắm của người tiêu dùng đang ngày càng trở nên gian nan hơn với các nhà bán lẻ khi những “thượng đế” có thể chọn con đường riêng, cùng kênh mua sắm và địa điểm riêng.
Vì vậy, để phân tích được hành trình mua sắm của khách hàng, trong năm 2014, các hãng bán lẻ sẽ ưu tiên xóa bỏ ranh giới giữa các thiết bị để thu thập thông tin khách hàng một cách toàn diện hơn bằng cách tiến hành đồng bộ thông tin từ điện thoại, máy tính bàn và máy tính bảng.
Thực tế, trong một ngày, người tiêu dùng có thể tiếp xúc với một sản phẩm thông qua nhiều thiết bị điện tử như xem bằng điện thoại di động, đăng ký mua bằng laptop và “like” sản phẩm đó trên Facebook bằng máy tính bàn.
Do đó, các hãng bán lẻ không nên bỏ qua bất kỳ khoảng trống nào trong việc tiếp cận khách hàng, từ đó giúp họ biết được kênh bán hàng nào hiệu quả, cá biệt hóa các trải nghiệm mua sắm và nâng cao vị thế của họ.

5. Kết thân với các phương tiện truyền thông

Sự bùng nổ của mạng xã hội những năm gần đây đã trở thành một nhân tố khá quan trọng ảnh hưởng tới cả việc người ta mua gì và bán gì.
Thông qua các trang mạng xã hội như Pinterest, Facebook hay Tweeter các nhà bán lẻ có thể đánh giá cận cảnh sát thời gian thực về sản phẩm nào đang được người tiêu dùng quan tâm. Đây là một khả năng mà ngay cả các nghiên cứu thị trường truyền thống cũng khó có thể làm được.
Từ việc đo được độ nóng của các sản phẩm thông qua các cộng đồng mua sắm trực tuyến, các hãng bán lẻ có thể cân nhắc và sử dụng những thông tin này để có quyết định trữ hàng hợp lý.
Ngoài ra, các nhà bán lẻ cũng có thể sử dụng các công nghệ mới nhằm tăng cường khả năng tương tác với khách hàng như iBeacon của Apple - công nghệ theo dõi bán lẻ mới cho người dùng. Công nghệ này có thể giúp người mua tìm một sản phẩm trên giá hàng hoặc có thể nói cho họ khi nào yêu cầu của họ sẵn sàng để chọn sản phẩm hoặc thông báo cho họ những sản phẩm mà họ bước tới xem.

5 xu hướng hàng đầu của ngành bán lẻ

Kết thúc mùa mua sắm cao điểm cuối cùng của năm 2013 cũng là lúc các hãng bán lẻ suy nghĩ về những chiến lược tốt nhất để có thể tiếp tục “xông pha” với một năm “ngựa hoang” đầy thử thách.
Có thể thấy, sự tương tác nhanh chóng của người tiêu dùng với các kênh mua sắm đa dạng đã khiến công việc mua sắm không còn đơn thuần là việc mua và bán nữa mà đã phát triển thành phạm trù văn hóa và đứng đằng sau là cả một nền công nghiệp khổng lồ.
Dưới đây là 5 xu hướng chính của ngành bán lẻ dự kiến sẽ bùng nổ trong năm 2014 theo trang Insider Retail trích nhận định của Peter Firth - Giám đốc công ty nghiên cứu thị trường TNS Global.

1. Năm của chất lượng

Người tiêu dùng ngày càng hiểu rõ hơn về nhu cầu của họ. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin giúp họ dễ dàng tìm được đâu là nơi mang đến cho họ những giá trị tốt nhất mà không cần quá quan trọng về vấn đề giá cả.
Thay vào đó, thứ mà người tiêu dùng tìm kiếm trong năm 2014 sẽ là chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng. Chính vì vậy, các chuyên gia nghiên cứu của Insider Retail cho rằng năm 2014 sẽ là năm “giá trị của những giá trị”.
Thực tế cho thấy, bất chấp tình hình kinh tế suy thoái, người tiêu dùng vẫn sẵn sàng mở hầu bao cho các mặt hàng xa xỉ. Đơn cử như tại Ấn Độ, số liệu thống kê của Văn phòng thương mại và công nghiệp Ấn Độ (ASSOCHAM) cho thấy, thị trường các mặt hàng cao cấp tại quốc gia này trong năm 2013 đã đạt 8,5 tỷ USD với mức tăng trưởng 25-30%.
Trả lời phỏng vấn của báo giới, ông D S Rawat, Tổng Thư ký ASSOCHAM, nhấn mạnh: “Đồ trang sức sang trọng, điện tử, xe hơi… đã có một năm khởi sắc ngoài mong đợi. Xem ra, các mặt hàng xa xỉ không hề bị ảnh hưởng bởi tình hình suy thoái kinh tế. Dự kiến năm 2014 sẽ tiếp tục làm một năm “ăn nên làm ra” đối với phân khúc này”.
Trong khi đó, theo một khảo sát trực tuyến của hãng Niesel thì có tới 56% số người Việt Nam được hỏi cho biết sẽ sẵn sàng chi bộn tiền cho hàng hiệu, chỉ sau Trung Quốc đứng đầu với 74% và Ấn Độ đứng thứ hai với 59%.
Niesel đánh giá điều này chịu ảnh hưởng lớn từ do tâm lý thích sử dụng và chịu chi cho hàng hiệu của người Châu Á nói chung đều nhằm thể hiện vị thế của mình trong mắt người đối diện và trong xã hội.

2. “Cá nhân hóa” sản phẩm

Người tiêu dùng ngày nay không còn muốn lựa chọn những sản phẩm đại trà, mà muốn những sản phẩm độc đáo, mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân của người sử dụng.
Nắm bắt được tâm lý này, các công ty đang cho ra đời ngày càng nhiều những sản phẩm mang dấu ấn cá nhân như việc chạm khắc tên lên sản phẩm hay lựa chọn những kiểu dáng thiết kế ấn tượng… Hiện các thương hiệu như Nike, Coca-Cola và Motorola đang thực hiện khá tốt xu hướng này.
Dự kiến, đây sẽ xu hướng nở rộ trong năm 2014, mang tới cơ hội lớn cho các doanh nghiệp vùa và nhỏ trong việc thâm nhập thị trường mà những “đại gia” bán lẻ đang để trống.

3. Mang đến những trải nghiệm mua sắm thú vị cho khách hàng

Trong khi các hãng bán lẻ đang chạy đua trong việc tạo ra sự khác biệt cho cả các cửa hàng trên phố lẫn các gian hàng trực tuyến, việc mang lại những trải nghiệm mua sắm thú vị cho khách hàng cũng là một kế hoạch dài hơi quan trọng không kém.
Có thể thấy, ranh giới giữa mua sắm và giải trí của người tiêu dùng đang ngày càng mờ nhạt dần. Người tiêu dùng đã không còn thỏa mãn với mô hình máy bán hàng của thập kỷ trước, mà họ muốn được giải trí, được cung cấp thông tin khi lướt web, được tiếp cận với những nhân viên bán hàng năng động, nhiệt tình, vui tính và sau đó mới đưa ra quyết định mua.
Việc thỏa mãn được những nhu cầu giải trí này của người mua sẽ là chiếc chìa khóa mang đến cho các hãng bán lẻ nhận rất nhiều khách hàng trung thành.

4. Xóa bỏ ranh giới giữa các thiết bị điện tử để thu thập thông tin khách hàng toàn diện hơn

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng mua sắm trực tuyến, việc nắm bắt hành trình mua sắm của người tiêu dùng đang ngày càng trở nên gian nan hơn với các nhà bán lẻ khi những “thượng đế” có thể chọn con đường riêng, cùng kênh mua sắm và địa điểm riêng.
Vì vậy, để phân tích được hành trình mua sắm của khách hàng, trong năm 2014, các hãng bán lẻ sẽ ưu tiên xóa bỏ ranh giới giữa các thiết bị để thu thập thông tin khách hàng một cách toàn diện hơn bằng cách tiến hành đồng bộ thông tin từ điện thoại, máy tính bàn và máy tính bảng.
Thực tế, trong một ngày, người tiêu dùng có thể tiếp xúc với một sản phẩm thông qua nhiều thiết bị điện tử như xem bằng điện thoại di động, đăng ký mua bằng laptop và “like” sản phẩm đó trên Facebook bằng máy tính bàn.
Do đó, các hãng bán lẻ không nên bỏ qua bất kỳ khoảng trống nào trong việc tiếp cận khách hàng, từ đó giúp họ biết được kênh bán hàng nào hiệu quả, cá biệt hóa các trải nghiệm mua sắm và nâng cao vị thế của họ.

5. Kết thân với các phương tiện truyền thông

Sự bùng nổ của mạng xã hội những năm gần đây đã trở thành một nhân tố khá quan trọng ảnh hưởng tới cả việc người ta mua gì và bán gì.
Thông qua các trang mạng xã hội như Pinterest, Facebook hay Tweeter các nhà bán lẻ có thể đánh giá cận cảnh sát thời gian thực về sản phẩm nào đang được người tiêu dùng quan tâm. Đây là một khả năng mà ngay cả các nghiên cứu thị trường truyền thống cũng khó có thể làm được.
Từ việc đo được độ nóng của các sản phẩm thông qua các cộng đồng mua sắm trực tuyến, các hãng bán lẻ có thể cân nhắc và sử dụng những thông tin này để có quyết định trữ hàng hợp lý.
Ngoài ra, các nhà bán lẻ cũng có thể sử dụng các công nghệ mới nhằm tăng cường khả năng tương tác với khách hàng như iBeacon của Apple - công nghệ theo dõi bán lẻ mới cho người dùng. Công nghệ này có thể giúp người mua tìm một sản phẩm trên giá hàng hoặc có thể nói cho họ khi nào yêu cầu của họ sẵn sàng để chọn sản phẩm hoặc thông báo cho họ những sản phẩm mà họ bước tới xem.

Bạn có đủ "chuẩn men" để "sến" với Heineken?

Còn vài ngày nữa là đến Valentine, trong khi vài quý ông quý anh đã tất bật đặt bàn ăn tối và lên kế hoạch đâu vào đấy cho một bữa tối thứ Sáu lãng mạn, thì cũng đang có vài người chưa làm gì cả.

Những người này bận bịu với công việc, bận tụ họp nhậu nhẹt với chiến hữu, bận xem trận cầu đinh…vô số việc có thể làm họ quên đi ngày quan trọng để thể hiện tình cảm với người phụ nữ của mình.

Nếu bạn cũng như vậy? đừng lo, Heineken có cách.

Hãng bia danh tiếng đã chạy một chiến dịch social media theo ý tưởng của agency Wieden + Kennedy ở New York. Trong tuần này, người dùng có thể tweet tại @Heineken_US để được nhận một hashtag#DateInABox – tượng trưng cho vật thật là một cái két màu đỏ, lấp lánh bên trong có đựng một cuộc hẹn đã được sắp xếp trước cho hai người, đủ để làm nên một buổi tối Valentine lãng mạn đáng mơ ước. Tuy nhiên, điều kiện để có mã mở két là: người nam phải share công khai, cho TẤT CẢ bạn bè của anh ta một tấm hình của cái két đỏ lấp lánh ấy - #DateInABox trên Instagram của mình.


Nếu như bạn chẳng thấy điều này có gì khó khăn, có thể là vì bạn là phụ nữ. Theo Heineken, các quý bà vốn dĩ thích chia sẻ, thậm chí khoe chuyện tình cảm của mình trên mạng xã hội. ĐIều này ngược lại với cánh mày râu, họ sợ đăng những tấm hình lãng mạn vì có thể bọn chiến hữu sẽ xem mình là yếu đuối và "sến”.

Vậy, bạn nghĩ "chuẩn men” như bạn thì không nên "sến”?. Heineken đưa ra lời thách thức ngọt ngào với cánh mày râu trên toàn thế giới: Bạn đầu hàng và Thứ Sáu này ở nhà một mình, hay chấp nhận hi sinh hình ảnh nam tính cứng cỏi trên mạng xã hội để nhận lấy phần quà tuyệt vời không chỉ cho bạn mà còn cho nửa kia?



Bạn nghĩ sao về insight và cách tiếp cận của Heineken?

HEINEKEN: “chuẩn men” cũng phải biết sến!

Bạn có đủ "chuẩn men" để "sến" với Heineken?

Còn vài ngày nữa là đến Valentine, trong khi vài quý ông quý anh đã tất bật đặt bàn ăn tối và lên kế hoạch đâu vào đấy cho một bữa tối thứ Sáu lãng mạn, thì cũng đang có vài người chưa làm gì cả.

Những người này bận bịu với công việc, bận tụ họp nhậu nhẹt với chiến hữu, bận xem trận cầu đinh…vô số việc có thể làm họ quên đi ngày quan trọng để thể hiện tình cảm với người phụ nữ của mình.

Nếu bạn cũng như vậy? đừng lo, Heineken có cách.

Hãng bia danh tiếng đã chạy một chiến dịch social media theo ý tưởng của agency Wieden + Kennedy ở New York. Trong tuần này, người dùng có thể tweet tại @Heineken_US để được nhận một hashtag#DateInABox – tượng trưng cho vật thật là một cái két màu đỏ, lấp lánh bên trong có đựng một cuộc hẹn đã được sắp xếp trước cho hai người, đủ để làm nên một buổi tối Valentine lãng mạn đáng mơ ước. Tuy nhiên, điều kiện để có mã mở két là: người nam phải share công khai, cho TẤT CẢ bạn bè của anh ta một tấm hình của cái két đỏ lấp lánh ấy - #DateInABox trên Instagram của mình.


Nếu như bạn chẳng thấy điều này có gì khó khăn, có thể là vì bạn là phụ nữ. Theo Heineken, các quý bà vốn dĩ thích chia sẻ, thậm chí khoe chuyện tình cảm của mình trên mạng xã hội. ĐIều này ngược lại với cánh mày râu, họ sợ đăng những tấm hình lãng mạn vì có thể bọn chiến hữu sẽ xem mình là yếu đuối và "sến”.

Vậy, bạn nghĩ "chuẩn men” như bạn thì không nên "sến”?. Heineken đưa ra lời thách thức ngọt ngào với cánh mày râu trên toàn thế giới: Bạn đầu hàng và Thứ Sáu này ở nhà một mình, hay chấp nhận hi sinh hình ảnh nam tính cứng cỏi trên mạng xã hội để nhận lấy phần quà tuyệt vời không chỉ cho bạn mà còn cho nửa kia?



Bạn nghĩ sao về insight và cách tiếp cận của Heineken?

Satya Nadella là người có nhiều năm kinh nghiệm, thấu hiểu nội tình của tập đoàn. Trong khi đó, việc giữ Bill Gates ở vị trí cố vấn công nghệ sẽ gia tăng ảnh hưởng cho vị CEO đang bị nghi ngờ về khả năng lãnh đạo công ty.
Song song với việc bổ nhiệm tân Tổng giám đốc điều hành Satya Nadella, Microsoft có sự thay đổi nhân sự cấp cao khác khi Bill Gates trở thành cố vấn công nghệ, nhường ghế Chủ tịch cho John Thompson. Công việc mới của Gates sẽ là hỗ trợ Nadella trong việc định hướng công nghệ và sản phẩm, đồng thời giúp ông có nhiều thời gian hơn cho công ty mình tạo ra.
Trang Indiatimes cho rằng động thái này rất hay khi vừa gia tăng được quyền lực cho CEO, vừa giúp Nadella phát huy khả năng của mình. Trước đó, nhiều người trong giới lo ngại vị CEO mới khó đảm đương trọng trách vì không hề có kinh nghiệm điều hành một công ty độc lập nào. Bước đi này có vẻ sẽ phân chia vai trò lãnh đạo tập đoàn phần mềm số một thế giới: Nadella lo mảng kinh doanh, kiếm tiền cho Microsoft còn Bill Gates sẽ có liên quan tới các sản phẩm của hãng, trong đó có hệ điều hành cho di động Windows Phone, mảng còn yếu của Microsoft.
Bill Gates và Satya Nadella sẽ bổ trợ cho nhau trên cương vị mới của cả 2. Ảnh: Reuters
Lựa chọn Satya Nadella, Giám đốc mảng Doanh nghiệp và Điện toán đám mây của Microsoft, là bước đi an toàn được ban lãnh đạo tập đoàn đưa ra. Với 22 năm kinh nghiệm, thấu hiểu rõ mọi nội tình của tập đoàn, Nadella là lựa chọn thích hợp hơn nhiều so với các ứng viên từ bên ngoài (đều là lãnh đạo các tập đoàn công nghệ lớn).  Khi Steve Ballmer tuyên bố nghỉ hưu,  Microsoft từng muốn tìm người ngoài về làm sếp với hy vọng thổi luồng gió mới cho việc kinh doanh.
"Microsoft là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi phát triển cùng với công nghệ và tôi hết sức vinh dự khi được chọn làm người lãnh đạo. Cơ hội trước mắt còn rất nhiều nhưng chúng tôi phải tập trung rõ ràng, hành động nhanh hơn và tiếp tục thay đổi bản thân", Nadella phát biểu. Ông cũng khẳng định một phần quan trọng trong vị trí mới của mình là thúc đẩy khả năng mang đến những sản phẩm có tính cách mạng cho người tiêu dùng.
Ông từng là người đứng đầu bộ phận Doanh nghiệp và Điện toán đám mây, đơn vị mang về doanh thu hàng năm khoảng 19 tỷ USD cho Microsoft. Mỗi năm, việc kinh doanh toàn tập đoàn đạt khoảng 78 tỷ USD. Tình thế ngày càng khó khăn khi Apple và Google không ngừng phát triển, nổi lên và trở thành nhưng đối thủ có lợi thế về sức trẻ, tính cách tân trong làng công nghệ thế giới.
"Ngành công nghệ không coi trọng truyền thống mà chỉ hướng vào cách tân. Đây là thời khắc trọng yếu của ngành cũng như Microsoft."
Với quyết định mang tính an toàn cao, các nhà đầu tư tại Nasdaq tỏ ra hài lòng khi nhìn thấy tên của Nadella được công bố. Giá cổ phiếu tập đoàn sau đó đã tăng lên. Tin vui này có thể là dấu hiệu tích cực dành cho cá nhân vị CEO, nhưng không thể phủ nhận việc ông được thừa kế một doanh nghiệp đang phải đấu tranh để tái sinh trong kỷ nguyên khách hàng. Microsoft vẫn rất mạnh về phần mềm, nhưng xét về điện toán di động và ứng dụng doanh nghiệp, hãng đang bị đối thủ bỏ lại xa.
Chiến lược phát triển công ty vẫn chưa được tiết lộ, tuy nhiên trong lá thư đầu tiên gửi đến nhân viên của mình, tân CEO nói: "Ngành công nghệ không coi trọng truyền thống mà chỉ hướng vào cách tân. Đây là thời khắc trọng yếu của ngành cũng như Microsoft... Công nghệ phát triển thì cũng ta cũng vậy và phải vượt lên trên nữa".
Merv Adrian, Phó chủ tịch mảng nghiên cứu của công ty Gartner đánh giá Nadella có kỹ năng và chuyên nghiệp để chiến thắng được các thử thách. "Tôi cho rằng Nadella là một lựa chọn rất tốt. Ông ấy có thành tích tuyệt vời, là một trong những giám đốc tốt nhất của Microsoft xét về hiệu quả làm việc". Adrian cho rằng quyết định trao vai trò mới cho Bill Gates cũng có mục đích rõ ràng. "Bill là một người rất có tầm nhìn", ông nói.
Chuyên gia phân tích Matthew Hedberg của RBC cũng cho rằng Nadella và Bill Gates là quyết định phân bổ nhân sự hợp lý. "Để Gates làm cố vấn công nghệ sẽ giúp ông có nhiều thời gian hỗ trợ Nadella trong các quyết định về sản phẩm". Một số chuyên gia lại có hướng nhìn khác khi quan ngại về con đường của Microsoft, tập đoàn cần chiếc lược mới để chèo lái đến thay đổi, tăng trưởng. Microsoft vẫn chưa có chiến thắng trên "mặt trận" máy tính tảng, hệ điều hành Windows 8 vẫn chưa phổ biến.

Tân CEO Nadella - nước đi an toàn của Microsoft

Satya Nadella là người có nhiều năm kinh nghiệm, thấu hiểu nội tình của tập đoàn. Trong khi đó, việc giữ Bill Gates ở vị trí cố vấn công nghệ sẽ gia tăng ảnh hưởng cho vị CEO đang bị nghi ngờ về khả năng lãnh đạo công ty.
Song song với việc bổ nhiệm tân Tổng giám đốc điều hành Satya Nadella, Microsoft có sự thay đổi nhân sự cấp cao khác khi Bill Gates trở thành cố vấn công nghệ, nhường ghế Chủ tịch cho John Thompson. Công việc mới của Gates sẽ là hỗ trợ Nadella trong việc định hướng công nghệ và sản phẩm, đồng thời giúp ông có nhiều thời gian hơn cho công ty mình tạo ra.
Trang Indiatimes cho rằng động thái này rất hay khi vừa gia tăng được quyền lực cho CEO, vừa giúp Nadella phát huy khả năng của mình. Trước đó, nhiều người trong giới lo ngại vị CEO mới khó đảm đương trọng trách vì không hề có kinh nghiệm điều hành một công ty độc lập nào. Bước đi này có vẻ sẽ phân chia vai trò lãnh đạo tập đoàn phần mềm số một thế giới: Nadella lo mảng kinh doanh, kiếm tiền cho Microsoft còn Bill Gates sẽ có liên quan tới các sản phẩm của hãng, trong đó có hệ điều hành cho di động Windows Phone, mảng còn yếu của Microsoft.
Bill Gates và Satya Nadella sẽ bổ trợ cho nhau trên cương vị mới của cả 2. Ảnh: Reuters
Lựa chọn Satya Nadella, Giám đốc mảng Doanh nghiệp và Điện toán đám mây của Microsoft, là bước đi an toàn được ban lãnh đạo tập đoàn đưa ra. Với 22 năm kinh nghiệm, thấu hiểu rõ mọi nội tình của tập đoàn, Nadella là lựa chọn thích hợp hơn nhiều so với các ứng viên từ bên ngoài (đều là lãnh đạo các tập đoàn công nghệ lớn).  Khi Steve Ballmer tuyên bố nghỉ hưu,  Microsoft từng muốn tìm người ngoài về làm sếp với hy vọng thổi luồng gió mới cho việc kinh doanh.
"Microsoft là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi phát triển cùng với công nghệ và tôi hết sức vinh dự khi được chọn làm người lãnh đạo. Cơ hội trước mắt còn rất nhiều nhưng chúng tôi phải tập trung rõ ràng, hành động nhanh hơn và tiếp tục thay đổi bản thân", Nadella phát biểu. Ông cũng khẳng định một phần quan trọng trong vị trí mới của mình là thúc đẩy khả năng mang đến những sản phẩm có tính cách mạng cho người tiêu dùng.
Ông từng là người đứng đầu bộ phận Doanh nghiệp và Điện toán đám mây, đơn vị mang về doanh thu hàng năm khoảng 19 tỷ USD cho Microsoft. Mỗi năm, việc kinh doanh toàn tập đoàn đạt khoảng 78 tỷ USD. Tình thế ngày càng khó khăn khi Apple và Google không ngừng phát triển, nổi lên và trở thành nhưng đối thủ có lợi thế về sức trẻ, tính cách tân trong làng công nghệ thế giới.
"Ngành công nghệ không coi trọng truyền thống mà chỉ hướng vào cách tân. Đây là thời khắc trọng yếu của ngành cũng như Microsoft."
Với quyết định mang tính an toàn cao, các nhà đầu tư tại Nasdaq tỏ ra hài lòng khi nhìn thấy tên của Nadella được công bố. Giá cổ phiếu tập đoàn sau đó đã tăng lên. Tin vui này có thể là dấu hiệu tích cực dành cho cá nhân vị CEO, nhưng không thể phủ nhận việc ông được thừa kế một doanh nghiệp đang phải đấu tranh để tái sinh trong kỷ nguyên khách hàng. Microsoft vẫn rất mạnh về phần mềm, nhưng xét về điện toán di động và ứng dụng doanh nghiệp, hãng đang bị đối thủ bỏ lại xa.
Chiến lược phát triển công ty vẫn chưa được tiết lộ, tuy nhiên trong lá thư đầu tiên gửi đến nhân viên của mình, tân CEO nói: "Ngành công nghệ không coi trọng truyền thống mà chỉ hướng vào cách tân. Đây là thời khắc trọng yếu của ngành cũng như Microsoft... Công nghệ phát triển thì cũng ta cũng vậy và phải vượt lên trên nữa".
Merv Adrian, Phó chủ tịch mảng nghiên cứu của công ty Gartner đánh giá Nadella có kỹ năng và chuyên nghiệp để chiến thắng được các thử thách. "Tôi cho rằng Nadella là một lựa chọn rất tốt. Ông ấy có thành tích tuyệt vời, là một trong những giám đốc tốt nhất của Microsoft xét về hiệu quả làm việc". Adrian cho rằng quyết định trao vai trò mới cho Bill Gates cũng có mục đích rõ ràng. "Bill là một người rất có tầm nhìn", ông nói.
Chuyên gia phân tích Matthew Hedberg của RBC cũng cho rằng Nadella và Bill Gates là quyết định phân bổ nhân sự hợp lý. "Để Gates làm cố vấn công nghệ sẽ giúp ông có nhiều thời gian hỗ trợ Nadella trong các quyết định về sản phẩm". Một số chuyên gia lại có hướng nhìn khác khi quan ngại về con đường của Microsoft, tập đoàn cần chiếc lược mới để chèo lái đến thay đổi, tăng trưởng. Microsoft vẫn chưa có chiến thắng trên "mặt trận" máy tính tảng, hệ điều hành Windows 8 vẫn chưa phổ biến.


infoq

ADs

Video of the day