The New Stuff

4 lý do bạn nên thích nghe câu trả lời “Không”

Bạn có hay bị từ chối không? Nếu điều này không thường xuyên xảy ra, có thể bạn đang bị tụt hậu.

Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu


Andrea Waltz, đồng tác giả của cuốn sách Go for No! cho rằng: "Bạn có thể đạt được gần như bất cứ thứ gì mình muốn nếu bạn sẵn sàng nghe từ “không” đủ thường xuyên. 

Bà cho biết: “Hầu hết mọi người đều sống trong thế giới chỉ biết đến câu trả lời “Có”. Họ làm tất cả mọi thứ trong khả năng của mình để có được câu trả lời “có” và tránh câu trả lời “không”. Điều đó sẽ dẫn đến một cuộc sống buồn tẻ, và bạn chỉ có quanh quẩn trong vùng an toàn của mình”. Bà nói thêm: " Nếu bạn không nghe câu trả lời “không” nghĩa là bạn đang không cho bản thân một cơ hội để thành công. Bạn đang ở một phía và  những người nói “có” đang ở một phía khác, và những người nói “không” là những bậc đá đưa bạn tới với những người nói “có”.

Không phải lúc nào ta cũng vui vẻ nghe tiếng “không” nhưng nếu đặt những suy nghĩ này lên hàng đầu  có thể giúp bạn học cách (hay ít nhất là chịu) yêu thích việc bị từ chối:

1. Bạn nên ăn mừng sau khi nhận tất cả những câu trả lời “không”

Nếu câu trả lời “có” khiến bạn vui và câu trả lời “không” làm bạn buồn, thì bạn phải lên cái mà Waltz gọi là "tàu lượn siêu tốc cảm xúc có/không”. Bà cho biết: "Khi bạn có thái độ tích cực với câu trả lời “không”, bạn sẽ thấy được giá trị của nó, ăn mừng nó và thấy vui vẻ”. Bà thừa nhận, đối với hầu hết mọi người thì coi câu trả lời “không” là một lý do để ăn mừng là một việc khó khăn, nhưng ít nhất nó cũng trung hòa về mặt cảm xúc. Bà cho rằng: "Đừng nên có tâm trạng lên xuống thất thường cả ngày. Sự thất thường đó sẽ khiến các chủ doanh nghiệp đau đầu và cạn kiệt về mặt cảm xúc”.

Thực tế, Waltz  gợi ý bạn nên đặt ra các mục tiêu mình nên tích lũy bao nhiêu câu trả lời “không” hay “có”. Theo bà: "Điều đó sẽ xóa đi sự kỳ thị mọi người tự áp đặt lên bản thân họ và khiến quá trình đó vui vẻ, ít căng thẳng hơn. Mọi người nói với tôi rằng thật khó để đạt tới các mục tiêu này. Họ chờ đợi một câu trả lời “không” nhưng lại nhận được câu trả lời “có” và điều đó thật khó xử”.

2. “Không” không có nghĩa là “không bao giờ”
Waltz cho biết: "Không nghĩa là chưa. Điều quan trọng là tiếp tục duy trì các mối liên hệ sau khi nhận câu trả lời “không” như thể bạn chưa nhận được câu trả lời nào. Chúng tôi gợi ý bạn không nên để những cơ hội này chết đi, nghĩa là kiên trì trong giới hạn hợp lý”.

Làm thế nào để biết khi nào thì bạn kiên trì ở mức hợp lý? Waltz cho biết đó chỉ là một cuộc gọi nêu ý kiến thôi nhưng họ không thấy cuộc gọi lại và họ cho rằng đó là một sự từ chối. Họ sợ trông mình quá huênh hoang hoặc hùng hổ và để tránh bị nhìn nhận như vậy, họ sẽ không quay lại dù chỉ một lần chứ đừng nói lần thứ hai hay ba. Nhưng việc tiếp tục theo đuổi, nếu bạn không nhận được phản hồi  là rất quan trọng. Quan trọng là đừng đưa ra các quyết định cho mọi người về những gì họ sẵn sàng làm hoặc chi ra. 

3. Một câu trả lời “không” tốt còn hơn là một câu trả lời “có” tồi

Một số người không thích nghe câu trả lời “không” vì họ sợ sẽ làm người đó cảm thấy không thoải mái khi nói ra điều đó. Nhưng nếu bạn hiểu rằng một câu trả lời không không phải là một tin tức tồi, bạn nói rõ với khách hàng tiềm năng hoặc các mối liên hệ khác rằng bạn sẵn sàng nghe cả hai câu trả lời. Và bạn chắc chắn không muốn nghe câu trả lời “có” nếu đó không phải là một thương vụ tốt đối với họ. Waltz cho biết: "Bạn nên luôn nghĩ tới những lợi ích tốt nhất dành cho khách hàng trong đầu”.

4. Mọi câu trả lời “không” đều là cơ hội để học tập

Waltz cho rằng: “"Không” là một câu trả lời hoàn toàn có thể chấp nhận được, nhưng không nhất thiết là cuộc trò chuyện phải dừng lại ở đây. “Tôi đang muốn biết: Tại sao câu trả lời lại là “không”? Quan trọng là bạn phải tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này càng nhanh và càng ngẫu nhiên càng tốt về những gì mình cần phải làm với câu trả lời “không””.

Bà cho biết, đôi khi câu trả lời “không” lại xuất phát từ một sự hiểu lầm mà bạn cần phải làm rõ, ví dụ khách hàng có thể nghĩ rằng món hàng  đắt hơn giá thực tế. Có những lúc câu trả lời “không” là một sự kết thúc nhưng bạn có thể học được điều gì đó, chẳng hạn như bạn cần phải điều chỉnh sản phẩm, giá cả hay nơi trưng bày sản phẩm hoặc hướng tới một đối tượng khách hàng khác. Quan trọng là phải thu được thông tin. Trong mỗi câu trả lời “không” ẩn chứa thông tin cần thiết để tiến lên phía trước.

(Dịch từ Inc)

infoq

ADs

Video of the day