The New Stuff

Showing posts with label tin-tuc. Show all posts
Showing posts with label tin-tuc. Show all posts
Năm 2014 sắp qua đi với biết bao cảm xúc. Đoạn clip "Year In Search" của Google cho thấy xu hướng tìm kiếm và sâu xa hơn là những suy nghĩ, cảm xúc của toàn thế giới về những sự kiện đã xảy ra trên toàn cầu trong năm qua.
Để nhìn lại những đem đen cũng như những tia sáng rực rỡ của hy vọng. Google đã đem đến một video tuyệt vời, đơn giản chỉ để tổng hợp những gì thế giới quan tâm trong năm 2014, nhưng ở đó đã bao hàm cả những giọt nước mắt, mồ hôi, máu, cả những nụ cười và những nguồn cảm hứng vô tận. Và chúng ta cùng nhau nhận ra rằng "Hạnh phúc luôn có thể tìm thấy ngay cả trong thời kỳ tăm tối nhất, miễn là có người nhớ để thắp sáng lên".

Year In Search - Thế giới 2014 đầy cảm xúc qua những từ khóa tìm kiếm trên Google

Năm 2014 sắp qua đi với biết bao cảm xúc. Đoạn clip "Year In Search" của Google cho thấy xu hướng tìm kiếm và sâu xa hơn là những suy nghĩ, cảm xúc của toàn thế giới về những sự kiện đã xảy ra trên toàn cầu trong năm qua.
Để nhìn lại những đem đen cũng như những tia sáng rực rỡ của hy vọng. Google đã đem đến một video tuyệt vời, đơn giản chỉ để tổng hợp những gì thế giới quan tâm trong năm 2014, nhưng ở đó đã bao hàm cả những giọt nước mắt, mồ hôi, máu, cả những nụ cười và những nguồn cảm hứng vô tận. Và chúng ta cùng nhau nhận ra rằng "Hạnh phúc luôn có thể tìm thấy ngay cả trong thời kỳ tăm tối nhất, miễn là có người nhớ để thắp sáng lên".


Tiếp thị truyền miệng là một trong những cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất để phát triển kinh doanh.
Gần đây, Janet Attard - nhà sáng lập trang web “Business Know-How” dành cho doanh nghiệp nhỏ, tác giả cuốn sách Business Know-How: An Operational Guide For Home-Based and Micro-Sized Businesses with Limited Budgets (tạm dịch: Cẩm nang dành cho hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp nhỏ có ngân sách hạn chế) đã đưa ra một số lời khuyên giúp các doanh nghiệp khai thác tốt hơn kênh tiếp thị này.

1. Cung cấp những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao

Khách hàng sẽ sẵn sàng khen ngợi doanh nghiệp hoặc ca ngợi sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp nếu họ thật sự cảm thấy hài lòng. Muốn vậy, những gì được doanh nghiệp bán ra và cách doanh nghiệp bán phải đáp ứng hoặc vượt hơn những mong đợi của khách hàng vốn được hình thành từ việc xem các chương trình quảng cáo, nghe các bài thuyết trình bán hàng của doanh nghiệp hay các tiêu chuẩn của ngành.
Nên nhớ rằng tiếp thị truyền miệng sẽ có tác dụng theo hai hướng khác nhau. Nếu khách hàng không hài lòng với doanh nghiệp, họ sẽ sẵn sàng than phiền, kể lể về những trải nghiệm tiêu cực của họ cho nhiều người khác biết.

2. Cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời

Ở đây, bí quyết rất đơn giản là hãy đối xử với khách hàng như đối xử với chính bản thân. Hãy mỉm cười khi nói chuyện với khách hàng, lịch sự với khách hàng và sẵn sàng trả lời các câu hỏi của họ. Luôn bố trí người trả lời các thắc mắc của khách hàng, không nên để khách hàng phải chờ đợi lâu.

Nếu phải sử dụng máy trả lời tự động thì nên báo cho khách hàng biết cuộc gọi của họ sẽ được trả lời trong bao lâu, sau đó gọi lại cho họ theo đúng lời hứa. Với những doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ, hãy thực hiện yêu cầu của khách hàng đúng theo thời gian và chi phí đã cam kết. Nên cập nhật thường xuyên cho khách hàng những thay đổi hoặc những thông tin khác có liên quan đến quyền lợi của khách hàng.

3. Thân thiện với khách hàng

Nên tỏ ra quan tâm, chào hỏi khách hàng khi họ đến giao dịch với doanh nghiệp. Một câu chào và những lời hỏi thăm dù chẳng mất bao nhiêu sức lực nhưng sẽ làm cho khách hàng cảm thấy được trân trọng và cảm nhận được sự gần gũi, thân thiện.

4. Trả lời câu hỏi của khách hàng bằng ngôn ngữ đơn giản và gần gũi với thực tế

Nếu doanh nghiệp bán những sản phẩm mang tính kỹ thuật cao thì hãy tỏ ra kiên nhẫn nếu khách hàng chưa hiểu hết được những tính năng của sản phẩm. Hãy vận dụng cách nói đơn giản, tránh dùng nhiều thuật ngữ chuyên môn để giúp khách hàng hiểu rõ được vấn đề.

5. Cảm ơn khách hàng

Bất cứ ai cũng thích được cảm ơn, do đó nên tranh thủ sớm nói lời cảm ơn đến những khách hàng mới hay khách hàng thường xuyên. Ngoài ra, có thể trao cho họ những tấm thiệp cảm ơn có dòng chữ viết của chính nhân viên giao dịch kèm số điện thoại để khách hàng tiện giao dịch.

6. Gọi điện cho khách hàng ngay sau khi họ đặt hàng

Gọi điện để khẳng định đơn hàng đang được thực hiện theo đúng cam kết. Nếu có sự chậm trễ hay trục trặc trong việc giao hàng thì cần phải báo ngay cho khách hàng, giải thích rõ lý do và nếu cần, đưa ra các giải pháp khắc phục khác nhau để khách hàng chọn lựa.

7.Không nên tranh luận với khách hàng khi họ phàn nàn về sản phẩm hay dịch vụ

Cho dù ý kiến của khách hàng không phản ánh đúng bản chất của trục trặc, trước tiên vẫn nên nói lời xin lỗi, sau đó tiếp cận và giải quyết ngay vấn đề cho khách hàng, nếu cần thiết thì hoàn lại tiền cho họ. Khi giải quyết nhanh và hiệu quả các vấn đề của khách hàng, doanh nghiệp sẽ biến họ từ những khách hàng giận dữ thành những người hâm mộ, ủng hộ mình.

8. Luôn lịch sự với khách hàng

Dù khách hàng có giận dữ hay thô lỗ đến mấy thì cũng không nên mỉa mai, “ăn miếng trả miếng” với họ.

9. Giữ liên lạc thường xuyên với khách hàng bằng thư điện tử

Đây là biện pháp giúp khách hàng luôn nhớ đến doanh nghiệp và mua hàng thường xuyên. Nếu doanh nghiệp cung cấp các thông tin thú vị, các chương trình khuyến mãi hay các tài liệu mà khách hàng quan tâm, họ cũng sẽ sẵn sàng chia sẻ các thông tin này với những người khác.

10. Xuất hiện thường xuyên trước khách hàng mục tiêu

Nên tham gia các hiệp hội, các sự kiện xây dựng quan hệ mà khách hàng của doanh nghiệp đang tham gia, tìm hiểu những vấn đề, thách thức của họ. Sau đó, nếu có thể, hãy chia sẻ với khách hàng những bí quyết cần thiết giúp họ giải quyết các vấn đề của mình.

11. Tích cực tham gia truyền thông xã hội

Hãy thiết lập các trang web riêng cho doanh nghiệp trên Facebook, Twitter, Google+ và LinkedIn, nên đăng ký vào Pinterest và SlideShare. Điều quan trọng là chọn được kênh truyền thông xã hội để dễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Khuyến khích khách hàng tham gia vào các trang web này, bày tỏ sự yêu thích (like) với các bản tin (post) của doanh nghiệp hay đăng ký theo dõi các bản tin (follow) và chia sẻ (share) các bản tin với các thành viên khác.

12. Thêm chức năng chia sẻ (share) vào trang web hay thư điện tử của doanh nghiệp

Đó là cách tạo điều kiện thuận lợi hơn để khách hàng chia sẻ các thông tin, các chương trình quảng cáo của doanh nghiệp cho những người thân của họ.

13. Diễn thuyết ở các hội nghị, hội thảo với những nội dung hữu ích mà khách hàng quan tâm

Điều quan trọng là thông tin phải mang tính thực tiễn cao cùng các bí quyết giải quyết những vấn đề mà đa số khách hàng đang gặp phải.

14. Xin phép khách hàng trích dẫn các lời nhận xét, bình luận của họ lên trang web hay các tài liệu tiếp thị

Đây chính là những bằng chứng có sức thuyết phục rất cao, giúp doanh nghiệp thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng triển vọng.

15 Sử dụng các nội dung PR để tuyên truyền đến khách hàng

Nếu doanh nghiệp được đăng bài trên một tờ báo, giành được một giải thưởng, được mời tham gia một diễn đàn… thì nên chia sẻ những thông tin này với khách hàng. Bên cạnh những cách làm trên, Janet Attard khuyên doanh nghiệp nên tham gia vào các hoạt động từ thiện hay xây dựng cộng đồng để xây dựng hình ảnh nhân bản và chuyên nghiệp trong con mắt khách hàng.
Để khách hàng luôn nhớ về doanh nghiệp, nên in tên, logo, số điện thoại, địa chỉ email, địa chỉ trang web rõ ràng và đầy đủ lên các giấy tờ thư tín và các tài liệu tiếp thị. Nên để sẵn tài liệu tiếp thị, danh thiếp tại văn phòng của khách hàng để nhờ họ giới thiệu doanh nghiệp với ai có quan tâm.
Cuối cùng, đừng quên cảm ơn những ai đã nhiệt tình giới thiệu doanh nghiệp với những người khác.




Nâng cao hiệu quả của tiếp thị truyền miệng

Tiếp thị truyền miệng là một trong những cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất để phát triển kinh doanh.
Gần đây, Janet Attard - nhà sáng lập trang web “Business Know-How” dành cho doanh nghiệp nhỏ, tác giả cuốn sách Business Know-How: An Operational Guide For Home-Based and Micro-Sized Businesses with Limited Budgets (tạm dịch: Cẩm nang dành cho hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp nhỏ có ngân sách hạn chế) đã đưa ra một số lời khuyên giúp các doanh nghiệp khai thác tốt hơn kênh tiếp thị này.

1. Cung cấp những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao

Khách hàng sẽ sẵn sàng khen ngợi doanh nghiệp hoặc ca ngợi sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp nếu họ thật sự cảm thấy hài lòng. Muốn vậy, những gì được doanh nghiệp bán ra và cách doanh nghiệp bán phải đáp ứng hoặc vượt hơn những mong đợi của khách hàng vốn được hình thành từ việc xem các chương trình quảng cáo, nghe các bài thuyết trình bán hàng của doanh nghiệp hay các tiêu chuẩn của ngành.
Nên nhớ rằng tiếp thị truyền miệng sẽ có tác dụng theo hai hướng khác nhau. Nếu khách hàng không hài lòng với doanh nghiệp, họ sẽ sẵn sàng than phiền, kể lể về những trải nghiệm tiêu cực của họ cho nhiều người khác biết.

2. Cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời

Ở đây, bí quyết rất đơn giản là hãy đối xử với khách hàng như đối xử với chính bản thân. Hãy mỉm cười khi nói chuyện với khách hàng, lịch sự với khách hàng và sẵn sàng trả lời các câu hỏi của họ. Luôn bố trí người trả lời các thắc mắc của khách hàng, không nên để khách hàng phải chờ đợi lâu.

Nếu phải sử dụng máy trả lời tự động thì nên báo cho khách hàng biết cuộc gọi của họ sẽ được trả lời trong bao lâu, sau đó gọi lại cho họ theo đúng lời hứa. Với những doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ, hãy thực hiện yêu cầu của khách hàng đúng theo thời gian và chi phí đã cam kết. Nên cập nhật thường xuyên cho khách hàng những thay đổi hoặc những thông tin khác có liên quan đến quyền lợi của khách hàng.

3. Thân thiện với khách hàng

Nên tỏ ra quan tâm, chào hỏi khách hàng khi họ đến giao dịch với doanh nghiệp. Một câu chào và những lời hỏi thăm dù chẳng mất bao nhiêu sức lực nhưng sẽ làm cho khách hàng cảm thấy được trân trọng và cảm nhận được sự gần gũi, thân thiện.

4. Trả lời câu hỏi của khách hàng bằng ngôn ngữ đơn giản và gần gũi với thực tế

Nếu doanh nghiệp bán những sản phẩm mang tính kỹ thuật cao thì hãy tỏ ra kiên nhẫn nếu khách hàng chưa hiểu hết được những tính năng của sản phẩm. Hãy vận dụng cách nói đơn giản, tránh dùng nhiều thuật ngữ chuyên môn để giúp khách hàng hiểu rõ được vấn đề.

5. Cảm ơn khách hàng

Bất cứ ai cũng thích được cảm ơn, do đó nên tranh thủ sớm nói lời cảm ơn đến những khách hàng mới hay khách hàng thường xuyên. Ngoài ra, có thể trao cho họ những tấm thiệp cảm ơn có dòng chữ viết của chính nhân viên giao dịch kèm số điện thoại để khách hàng tiện giao dịch.

6. Gọi điện cho khách hàng ngay sau khi họ đặt hàng

Gọi điện để khẳng định đơn hàng đang được thực hiện theo đúng cam kết. Nếu có sự chậm trễ hay trục trặc trong việc giao hàng thì cần phải báo ngay cho khách hàng, giải thích rõ lý do và nếu cần, đưa ra các giải pháp khắc phục khác nhau để khách hàng chọn lựa.

7.Không nên tranh luận với khách hàng khi họ phàn nàn về sản phẩm hay dịch vụ

Cho dù ý kiến của khách hàng không phản ánh đúng bản chất của trục trặc, trước tiên vẫn nên nói lời xin lỗi, sau đó tiếp cận và giải quyết ngay vấn đề cho khách hàng, nếu cần thiết thì hoàn lại tiền cho họ. Khi giải quyết nhanh và hiệu quả các vấn đề của khách hàng, doanh nghiệp sẽ biến họ từ những khách hàng giận dữ thành những người hâm mộ, ủng hộ mình.

8. Luôn lịch sự với khách hàng

Dù khách hàng có giận dữ hay thô lỗ đến mấy thì cũng không nên mỉa mai, “ăn miếng trả miếng” với họ.

9. Giữ liên lạc thường xuyên với khách hàng bằng thư điện tử

Đây là biện pháp giúp khách hàng luôn nhớ đến doanh nghiệp và mua hàng thường xuyên. Nếu doanh nghiệp cung cấp các thông tin thú vị, các chương trình khuyến mãi hay các tài liệu mà khách hàng quan tâm, họ cũng sẽ sẵn sàng chia sẻ các thông tin này với những người khác.

10. Xuất hiện thường xuyên trước khách hàng mục tiêu

Nên tham gia các hiệp hội, các sự kiện xây dựng quan hệ mà khách hàng của doanh nghiệp đang tham gia, tìm hiểu những vấn đề, thách thức của họ. Sau đó, nếu có thể, hãy chia sẻ với khách hàng những bí quyết cần thiết giúp họ giải quyết các vấn đề của mình.

11. Tích cực tham gia truyền thông xã hội

Hãy thiết lập các trang web riêng cho doanh nghiệp trên Facebook, Twitter, Google+ và LinkedIn, nên đăng ký vào Pinterest và SlideShare. Điều quan trọng là chọn được kênh truyền thông xã hội để dễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Khuyến khích khách hàng tham gia vào các trang web này, bày tỏ sự yêu thích (like) với các bản tin (post) của doanh nghiệp hay đăng ký theo dõi các bản tin (follow) và chia sẻ (share) các bản tin với các thành viên khác.

12. Thêm chức năng chia sẻ (share) vào trang web hay thư điện tử của doanh nghiệp

Đó là cách tạo điều kiện thuận lợi hơn để khách hàng chia sẻ các thông tin, các chương trình quảng cáo của doanh nghiệp cho những người thân của họ.

13. Diễn thuyết ở các hội nghị, hội thảo với những nội dung hữu ích mà khách hàng quan tâm

Điều quan trọng là thông tin phải mang tính thực tiễn cao cùng các bí quyết giải quyết những vấn đề mà đa số khách hàng đang gặp phải.

14. Xin phép khách hàng trích dẫn các lời nhận xét, bình luận của họ lên trang web hay các tài liệu tiếp thị

Đây chính là những bằng chứng có sức thuyết phục rất cao, giúp doanh nghiệp thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng triển vọng.

15 Sử dụng các nội dung PR để tuyên truyền đến khách hàng

Nếu doanh nghiệp được đăng bài trên một tờ báo, giành được một giải thưởng, được mời tham gia một diễn đàn… thì nên chia sẻ những thông tin này với khách hàng. Bên cạnh những cách làm trên, Janet Attard khuyên doanh nghiệp nên tham gia vào các hoạt động từ thiện hay xây dựng cộng đồng để xây dựng hình ảnh nhân bản và chuyên nghiệp trong con mắt khách hàng.
Để khách hàng luôn nhớ về doanh nghiệp, nên in tên, logo, số điện thoại, địa chỉ email, địa chỉ trang web rõ ràng và đầy đủ lên các giấy tờ thư tín và các tài liệu tiếp thị. Nên để sẵn tài liệu tiếp thị, danh thiếp tại văn phòng của khách hàng để nhờ họ giới thiệu doanh nghiệp với ai có quan tâm.
Cuối cùng, đừng quên cảm ơn những ai đã nhiệt tình giới thiệu doanh nghiệp với những người khác.





Suốt thời gian qua, liên tục các câu hỏi chúng tôi thường nhận được từ bạn đọc là:
“Marketing và quảng cáo có khác nhau không? Em nghe nói còn có PR và digital nữa?”


“Em học trong trường và đọc rất nhiều sách của Phillip Kotler, Al Ries và Jack Rout – thấy nói marketing rất rộng – từ sản phẩm đến phân phối, vậy làm marketing chính xác là làm gì?”

“Em được nhận vào làm Marketing Executive của một công ty, em muốn phát triển lên thành Brand Manager thì cần phải học hỏi gì nữa?”

“Em được nhận vào một agency nhưng em chưa rõ agency là làm gì? Em thấy làm bên Brand có vẻ tốt hơn?”

Hay chỉ đơn giản là:

“Làm marketing chính xác là làm gì, và để làm tốt thì phải “học marketing” như thế nào? Và em có nên theo marketing không?”
Trong lớp học và trong nhiều sách textbook căn bản, chúng ta được nghe đến 4P của marketing: Product, Price, Place & Promotion. Chỉ riêng mỗi “P” cũng đã là một lĩnh vực mênh mông – nên rốt cuộc là mỗi chúng ta, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường – có thể đóng góp gì và nên bắt đầu ở đâu?
Khi nhắc đến marketing, thì với tư cách là một người tiêu dùng – chúng ta thường nghĩ đến những ấn phẩm quảng cáo (nhiều nhất có lẽ là TVC quảng cáo) của các nhãn hàng như Omo, Pepsi, Coca Cola, … Chúng ta xem những đoạn quảng cáo đó từ lúc còn bé tý (và thật sự trẻ em hầu hết đều rất thích xem quảng cáo), xuýt xoa rằng sao đoạn phim chỉ chiếu trong một thời gian ngắn 30s mà lại có thể truyền tải nhiều ý nghĩa như vậy. Chúng ta lớn lên với mong muốn “mình cũng muốn làm ra 1 mẫu quảng cáo như vậy” và ta nghĩ rằng ta thích marketing.


Lớn lên một chút, nhất là khi vào đại học – ta được biết Omo, Pepsi, Coca, Kinh Đô … chỉ là những nhãn hàng (brand) của một tập đoàn – và một tập đoàn có rất nhiều nhãn hàng. Ta ồ lên thích thú khi biết rằng Omo, Viso, Surf, Dove, Pond’s, Vaseline … đều là của Unilever, và Pepsi, Sting, 7-up, Twister … cùng thuộc về Pepsi Co. Ta đọc sách marketing, và thấy rằng ngoài những mẫu TVC, những mẫu Print-Ads thì còn có những chiến lược về thương hiệu, sản phẩm, phân phối và giá cả. Ta say mê những quyển sách như “22 quy luật bất biến của marketing” (Al Ries & Jack Rout), “Khác biệt hay là chết” (Jack Rout), “Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi” (Al Ries & Laura Ries). Ta thấy thế giới marketing thật rộng và thật đẹp. Và ta tự nhủ rằng Unilever, Pepsi là những điểm đến lý tưởng, và ta sẽ được làm những mẫu quảng cáo tuyệt vời mà ta đã và đang xem trên TV.
Nhưng sắp tốt nghiệp đại học, ta lại nghe về một phân ngành khác của marketing gọi là “agency” – hay còn gọi là những công ty “cung cấp dịch vụ tiếp thị và quảng cáo”, và chính những công ty này mới là người trực tiếp làm ra những đoạn TVC, những mẫu Print-Ads (quảng cáo báo) mà chúng ta từng xuýt xoa, còn các tập đoàn như Unilever, Pepsi chỉ làm những khâu “đầu-cuối”: đưa ra yêu cầu và lựa chọn giải pháp từ agency. Và khi thử ứng tuyển vào những công ty agency này, thì họ lại không yêu cầu nhiều về những tư tưởng/chiến lược mà ta hằng ấp ủ – thay vào đó lại hỏi về những kỹ năng rất... tỉ mỉ: tiếng Anh, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng thuyết trình, định hướng nghề nghiệp...
Cảm giác như họ chẳng hề trân trọng chút kiến thức marketing nào chúng ta đã được dạy và tự học trong suốt khoảng thời gian đại học?


Để trả lời câu hỏi trên thì chúng ta cần phải trả lời một câu hỏi trước đó:
“Bạn sẽ làm marketing tại loại công ty nào?”
Hầu hết các bạn thích marketing đều có thể kể tên nhiều tập đoàn lớn với ngân sách quảng cáo khổng lồ như Unilever, Pepsi, Coca Cola … và các vị trí “rất kêu” như Brand Manager, Chief Marketing Officer – nhưng các bạn chưa hề biết hết tất cả các vị trí trong ngành marketing, đặc biệt là các vị trí đầu tiên để bắt đầu nấc thang nghề nghiệp.


Có rất nhiều cách phân loại theo tố chất, vị trí nhưng chúng tôi sẽ chọn cách phân loại cơ bản nhất: theo chức năng của từng loại hình công ty.


Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về 5 loại công ty và chức năng của các công ty trong thế giới marketing trong bài viết tiếp theo.

Marketing Career (Phần 1): Lối đi nào cho ta?

Suốt thời gian qua, liên tục các câu hỏi chúng tôi thường nhận được từ bạn đọc là:
“Marketing và quảng cáo có khác nhau không? Em nghe nói còn có PR và digital nữa?”


“Em học trong trường và đọc rất nhiều sách của Phillip Kotler, Al Ries và Jack Rout – thấy nói marketing rất rộng – từ sản phẩm đến phân phối, vậy làm marketing chính xác là làm gì?”

“Em được nhận vào làm Marketing Executive của một công ty, em muốn phát triển lên thành Brand Manager thì cần phải học hỏi gì nữa?”

“Em được nhận vào một agency nhưng em chưa rõ agency là làm gì? Em thấy làm bên Brand có vẻ tốt hơn?”

Hay chỉ đơn giản là:

“Làm marketing chính xác là làm gì, và để làm tốt thì phải “học marketing” như thế nào? Và em có nên theo marketing không?”
Trong lớp học và trong nhiều sách textbook căn bản, chúng ta được nghe đến 4P của marketing: Product, Price, Place & Promotion. Chỉ riêng mỗi “P” cũng đã là một lĩnh vực mênh mông – nên rốt cuộc là mỗi chúng ta, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường – có thể đóng góp gì và nên bắt đầu ở đâu?
Khi nhắc đến marketing, thì với tư cách là một người tiêu dùng – chúng ta thường nghĩ đến những ấn phẩm quảng cáo (nhiều nhất có lẽ là TVC quảng cáo) của các nhãn hàng như Omo, Pepsi, Coca Cola, … Chúng ta xem những đoạn quảng cáo đó từ lúc còn bé tý (và thật sự trẻ em hầu hết đều rất thích xem quảng cáo), xuýt xoa rằng sao đoạn phim chỉ chiếu trong một thời gian ngắn 30s mà lại có thể truyền tải nhiều ý nghĩa như vậy. Chúng ta lớn lên với mong muốn “mình cũng muốn làm ra 1 mẫu quảng cáo như vậy” và ta nghĩ rằng ta thích marketing.


Lớn lên một chút, nhất là khi vào đại học – ta được biết Omo, Pepsi, Coca, Kinh Đô … chỉ là những nhãn hàng (brand) của một tập đoàn – và một tập đoàn có rất nhiều nhãn hàng. Ta ồ lên thích thú khi biết rằng Omo, Viso, Surf, Dove, Pond’s, Vaseline … đều là của Unilever, và Pepsi, Sting, 7-up, Twister … cùng thuộc về Pepsi Co. Ta đọc sách marketing, và thấy rằng ngoài những mẫu TVC, những mẫu Print-Ads thì còn có những chiến lược về thương hiệu, sản phẩm, phân phối và giá cả. Ta say mê những quyển sách như “22 quy luật bất biến của marketing” (Al Ries & Jack Rout), “Khác biệt hay là chết” (Jack Rout), “Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi” (Al Ries & Laura Ries). Ta thấy thế giới marketing thật rộng và thật đẹp. Và ta tự nhủ rằng Unilever, Pepsi là những điểm đến lý tưởng, và ta sẽ được làm những mẫu quảng cáo tuyệt vời mà ta đã và đang xem trên TV.
Nhưng sắp tốt nghiệp đại học, ta lại nghe về một phân ngành khác của marketing gọi là “agency” – hay còn gọi là những công ty “cung cấp dịch vụ tiếp thị và quảng cáo”, và chính những công ty này mới là người trực tiếp làm ra những đoạn TVC, những mẫu Print-Ads (quảng cáo báo) mà chúng ta từng xuýt xoa, còn các tập đoàn như Unilever, Pepsi chỉ làm những khâu “đầu-cuối”: đưa ra yêu cầu và lựa chọn giải pháp từ agency. Và khi thử ứng tuyển vào những công ty agency này, thì họ lại không yêu cầu nhiều về những tư tưởng/chiến lược mà ta hằng ấp ủ – thay vào đó lại hỏi về những kỹ năng rất... tỉ mỉ: tiếng Anh, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng thuyết trình, định hướng nghề nghiệp...
Cảm giác như họ chẳng hề trân trọng chút kiến thức marketing nào chúng ta đã được dạy và tự học trong suốt khoảng thời gian đại học?


Để trả lời câu hỏi trên thì chúng ta cần phải trả lời một câu hỏi trước đó:
“Bạn sẽ làm marketing tại loại công ty nào?”
Hầu hết các bạn thích marketing đều có thể kể tên nhiều tập đoàn lớn với ngân sách quảng cáo khổng lồ như Unilever, Pepsi, Coca Cola … và các vị trí “rất kêu” như Brand Manager, Chief Marketing Officer – nhưng các bạn chưa hề biết hết tất cả các vị trí trong ngành marketing, đặc biệt là các vị trí đầu tiên để bắt đầu nấc thang nghề nghiệp.


Có rất nhiều cách phân loại theo tố chất, vị trí nhưng chúng tôi sẽ chọn cách phân loại cơ bản nhất: theo chức năng của từng loại hình công ty.


Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về 5 loại công ty và chức năng của các công ty trong thế giới marketing trong bài viết tiếp theo.

Trong thời đại số ngày nay, việc phải tiếp xúc với rất nhiều các biểu tượng công nghệ, đó đã không còn là điều gì xa lạ nữa nhưng ít ai có thể biến đến những sự thật thú vị đằng sau biểu tượng công nghệ như Bluetooth, USB, nút Play… và hơn thế nữa là như thế nào.
Trong khuôn khổ bài viết này, những thông tin thú vị về một số biểu tượng cực kì phổ biến trong giao diện người dùng máy tính nói riêng hoặc các thiết bị điện tử nói chung sẽ được hé lộ.
1. Biểu tượng Power (nguồn)
Biểu tượng power
Trở lại thời điểm khi Thế chiến thứ II diễn ra, các kĩ sư lúc bấy giờ thường sử dụng hệ nhị phân để đánh dấu nút nguồn của máy móc với số 1 nghĩa là “mở” và ngược lại số 0 đồng nghĩa với “tắt”. Năm 1973, dựa vào ý tưởng này Hội đồng điện tử thế giới đã quyết định lấy hình ảnh cách điệu hóa số 0 và số 1 lồng vào nhau để chỉ trạng thái standby của một thiết bị nào đó. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau, một tổ chức có tiếng trong lĩnh vực điện tử mang tên IEEE đã thay đổi định nghĩa của biểu tượng trên cho rộng hơn và biểu tượng như các bạn đang thấy ám chỉ nút nguồn, nút kích hoạt của một thiết bị điện tử.
2. Biểu tượng kết nối Ethernet
Biểu tượng network
Biểu tượng cổng kết nối Ethernet được thiết kế bởi một kĩ sư làm việc cho IBM có tên David Hill. Theo những chia sẻ của ông, biểu tượng này thực ra được cắt ra từ một sơ đồ mô phỏng các kết nối mạng địa phương khả dụng thời bấy giờ. Trong đó, mỗi khối vuông ám chỉ một máy tính hoặc một trạm kết nối.
3. Biểu tượng Bluetooth
Biểu tượng Bluetooth
Nhắc đến nguồn gốc cái tên Bluetooth, chắc hẳn các bạn còn nhớ câu chuyện về vị vua Viking của người Đan Mạch có tên Harald Bluetooth, người nổi tiếng có khả năng gắn kết mọi người đồng thời góp công lớn vào công cuộc thống nhất Đan Mạch và Na Uy.
Bên cạnh lịch sử tên gọi, biểu tượng Bluetooth cũng gắn liền với vị vua nêu trên. Theo đó, logo Bluetooth quen thuộc của ngày hôm nay chính là cách viết cách điệu một số kí tự trong tên của vị vua Harald theo cách viết của người Bắc Âu thời đó.
4. Biểu tượng tạm dừng (pause)
Biểu tượng pause
Thực tế thì biểu tượng tạm dừng chẳng có chút nào liên quan đến công nghệ, theo đó, đây là một kí hiệu trong âm nhạc để chỉ sự ngắt giọng hoặc tạm dừng.
5. Biểu tượng chơi nhạc (play)
Biểu tượng play
Là một biểu tượng khá quen thuộc thế nhưng đáng tiếc hình ảnh của nút Play với hình tròn bao quanh một hình tam giác lại không có một nguồn gốc cụ thể nào cả. Biểu tượng này được cho là lần đầu tiên xuất hiện trên những chiếc băng cối (reel-to-reel) vào giữa những năm 60 của thế kỉ trước. Bên cạnh hình ảnh mà các bạn đang thấy, biểu tượng này còn có một số biến thể cũng khá quen thuộc như hai tam giác đè lên nhau chỉ tác vụ tua đi hoặc tua lại.
6. Biểu tượng USB
Biểu tượng USB
Được ra đời cùng thời với công nghệ USB 1.0, biểu tượng quen thuộc này được thiết kế mô phỏng theo chiếc đinh ba của vị thần biển trong thần thoại La Mã Neptune. Tuy nhiên thay vì sử dụng đỉnh nhọn ở cả ba nhánh của biểu tượng, nhà thiết kế đã thay hai nhánh còn lại từ tam giác sang thành hình tròn và vuông để ám chỉ sự đồng bộ hóa với tất cả các thiết bị khi sử dụng chuẩn USB.
7. Biểu tượng trạng thái standby
Biểu tượng standby
Sau khi tổ chức IEEE thay đổi biểu tượng “standby” như đã đề cập đến bên trên, tổ chức này đã đi đến kết luận chọn biểu tượng hình mặt trăng để ám chỉ việc thiết bị đang ở trong trạng thái standby. Hiện nay, biểu tượng mặt trăng được sử dụng khá rộng rãi trên các thiết bị điện tử ở Mỹ và Châu Âu, tuy nhiên, ở các nước khác thì độ phổ biến của nó chưa thật sự cao.
8. Biểu tượng chuẩn giao tiếp FireWire
Biểu tượng firewire
Vào năm 1995, một nhóm nhỏ tại Apple chịu trách nhiệm phát triển FireWire bắt đầu bắt tay vào việc thiết kế biểu tượng cho công nghệ hoàn toàn mới mà họ đang phát triển. Mục đích ra đời ban đầu là để thay thế cổng giao tiếp SCSI, FireWire hứa hẹn sẽ mang lại một phương thức kết nối tốc độ cao hơn rất nhiều cho các thiết bị âm thanh và hình ảnh số. Được biết, vì lí do này các nhà thiết kế đã nghĩ ra một biểu tượng gồm ba nhánh tượng trưng cho ba yếu tố dữ liệu, âm thanh và hình ảnh. Ban đầu, biểu tượng này có màu trắng tuy nhiên về sau nó được chuyển sang màu vàng và hiện nay chưa ai biết lí do cho sự chuyển đổi màu sắc này là gì.
9. Biểu tượng @
Biểu tượng @
Năm 1971, một nhà lập trình có tên Raymond Tomlinson đã quyết định chèn một biểu tượng nào đó vào giữa những địa chỉ mạng máy tính để phân biệt phần biểu thị tên người dùng và các yếu tố còn lại, từ đó @ chính thức trở thành một yếu tố vô cùng quen thuộc trong thế giới Internet.
Tuy nhiên, trước khi @ được sử dụng với mục đích này, nó cũng được in lên một số bàn phím phục vụ mục đích kế toán trong những năm 1885 với ý nghĩa tương đương “với tỉ lệ là…”. Lùi lại sâu hơn nữa trong quá khứ, nhiều nghiên cứu cho rằng @ thậm chí có tuổi đời từ thế kỉ thứ 6 khi một thầy tu sử dụng nó như một cách để thay thế cho từ “ad” (trong tiếng Latinh có nghĩa là “ở đâu”, “về đâu”) bởi từ này quá dễ bị nhầm lẫn với A.D (viết tắt của Anno Domini, nghĩa là Công Nguyên).
10. Biểu tượng nút Command trên máy tính Apple
Biểu tượng command
Khi làm việc để chuyển đổi các thực đơn lệnh xuống bàn phím, Hertzfeld, thành viên đội phát triển chiếc máy Mac đầu tiên cùng các cộng sự đã quyết định sẽ thêm vào một phím chức năng đặc biệt. Ý tưởng này thật đơn giản: khi được kết hợp với một số phím khác nhất định, nút “Apple” này sẽ thực hiện một lệnh tương ứng nào đó (lúc đó nút lệnh này không có biểu tượng như hiện tại mà mang logo của Apple).
Khi kế hoạch được đệ trình cho cố CEO Steve Jobs, ông ngay lập tức cảm thấy không vừa lòng và phản ứng lại: “Đã có quá nhiều biểu tượng Apple hiện diện rồi, thật quá kì cục!”. Sau đó, nhà thiết kế Susan Kare đã thử lục tìm trong từ điển biểu tượng thiết kế quốc tế để tìm cảm hứng và dừng lại ở một biểu tượng khá lạ ám chỉ một điểm thu hút khách du lịch trong khu cắm trại ở Thụy Điển. Về sau, nó được sửa đổi và trở thành nút lệnh Command.
11. Biểu tượng con trỏ chờ trên máy tính Apple
Biểu tượng OSX
Lần đầu tiên xuất hiện trong hệ điều hành OSX để ám chỉ tình trạng hệ thống không phản hồi. Nhiều người cho rằng chiếc “bánh xe” này là một phiên bản thay thế phát triển thay cho con trỏ đợi hình chiếc đồng hồ trong các phiên bản đầu tiên nhất của Mac OS. Đến nay, nguồn gốc và ý tưởng nhen nhóm ra thiết kế này vẫn chưa được Apple công bố.

Nguồn gốc của các biểu tượng công nghệ

Trong thời đại số ngày nay, việc phải tiếp xúc với rất nhiều các biểu tượng công nghệ, đó đã không còn là điều gì xa lạ nữa nhưng ít ai có thể biến đến những sự thật thú vị đằng sau biểu tượng công nghệ như Bluetooth, USB, nút Play… và hơn thế nữa là như thế nào.
Trong khuôn khổ bài viết này, những thông tin thú vị về một số biểu tượng cực kì phổ biến trong giao diện người dùng máy tính nói riêng hoặc các thiết bị điện tử nói chung sẽ được hé lộ.
1. Biểu tượng Power (nguồn)
Biểu tượng power
Trở lại thời điểm khi Thế chiến thứ II diễn ra, các kĩ sư lúc bấy giờ thường sử dụng hệ nhị phân để đánh dấu nút nguồn của máy móc với số 1 nghĩa là “mở” và ngược lại số 0 đồng nghĩa với “tắt”. Năm 1973, dựa vào ý tưởng này Hội đồng điện tử thế giới đã quyết định lấy hình ảnh cách điệu hóa số 0 và số 1 lồng vào nhau để chỉ trạng thái standby của một thiết bị nào đó. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau, một tổ chức có tiếng trong lĩnh vực điện tử mang tên IEEE đã thay đổi định nghĩa của biểu tượng trên cho rộng hơn và biểu tượng như các bạn đang thấy ám chỉ nút nguồn, nút kích hoạt của một thiết bị điện tử.
2. Biểu tượng kết nối Ethernet
Biểu tượng network
Biểu tượng cổng kết nối Ethernet được thiết kế bởi một kĩ sư làm việc cho IBM có tên David Hill. Theo những chia sẻ của ông, biểu tượng này thực ra được cắt ra từ một sơ đồ mô phỏng các kết nối mạng địa phương khả dụng thời bấy giờ. Trong đó, mỗi khối vuông ám chỉ một máy tính hoặc một trạm kết nối.
3. Biểu tượng Bluetooth
Biểu tượng Bluetooth
Nhắc đến nguồn gốc cái tên Bluetooth, chắc hẳn các bạn còn nhớ câu chuyện về vị vua Viking của người Đan Mạch có tên Harald Bluetooth, người nổi tiếng có khả năng gắn kết mọi người đồng thời góp công lớn vào công cuộc thống nhất Đan Mạch và Na Uy.
Bên cạnh lịch sử tên gọi, biểu tượng Bluetooth cũng gắn liền với vị vua nêu trên. Theo đó, logo Bluetooth quen thuộc của ngày hôm nay chính là cách viết cách điệu một số kí tự trong tên của vị vua Harald theo cách viết của người Bắc Âu thời đó.
4. Biểu tượng tạm dừng (pause)
Biểu tượng pause
Thực tế thì biểu tượng tạm dừng chẳng có chút nào liên quan đến công nghệ, theo đó, đây là một kí hiệu trong âm nhạc để chỉ sự ngắt giọng hoặc tạm dừng.
5. Biểu tượng chơi nhạc (play)
Biểu tượng play
Là một biểu tượng khá quen thuộc thế nhưng đáng tiếc hình ảnh của nút Play với hình tròn bao quanh một hình tam giác lại không có một nguồn gốc cụ thể nào cả. Biểu tượng này được cho là lần đầu tiên xuất hiện trên những chiếc băng cối (reel-to-reel) vào giữa những năm 60 của thế kỉ trước. Bên cạnh hình ảnh mà các bạn đang thấy, biểu tượng này còn có một số biến thể cũng khá quen thuộc như hai tam giác đè lên nhau chỉ tác vụ tua đi hoặc tua lại.
6. Biểu tượng USB
Biểu tượng USB
Được ra đời cùng thời với công nghệ USB 1.0, biểu tượng quen thuộc này được thiết kế mô phỏng theo chiếc đinh ba của vị thần biển trong thần thoại La Mã Neptune. Tuy nhiên thay vì sử dụng đỉnh nhọn ở cả ba nhánh của biểu tượng, nhà thiết kế đã thay hai nhánh còn lại từ tam giác sang thành hình tròn và vuông để ám chỉ sự đồng bộ hóa với tất cả các thiết bị khi sử dụng chuẩn USB.
7. Biểu tượng trạng thái standby
Biểu tượng standby
Sau khi tổ chức IEEE thay đổi biểu tượng “standby” như đã đề cập đến bên trên, tổ chức này đã đi đến kết luận chọn biểu tượng hình mặt trăng để ám chỉ việc thiết bị đang ở trong trạng thái standby. Hiện nay, biểu tượng mặt trăng được sử dụng khá rộng rãi trên các thiết bị điện tử ở Mỹ và Châu Âu, tuy nhiên, ở các nước khác thì độ phổ biến của nó chưa thật sự cao.
8. Biểu tượng chuẩn giao tiếp FireWire
Biểu tượng firewire
Vào năm 1995, một nhóm nhỏ tại Apple chịu trách nhiệm phát triển FireWire bắt đầu bắt tay vào việc thiết kế biểu tượng cho công nghệ hoàn toàn mới mà họ đang phát triển. Mục đích ra đời ban đầu là để thay thế cổng giao tiếp SCSI, FireWire hứa hẹn sẽ mang lại một phương thức kết nối tốc độ cao hơn rất nhiều cho các thiết bị âm thanh và hình ảnh số. Được biết, vì lí do này các nhà thiết kế đã nghĩ ra một biểu tượng gồm ba nhánh tượng trưng cho ba yếu tố dữ liệu, âm thanh và hình ảnh. Ban đầu, biểu tượng này có màu trắng tuy nhiên về sau nó được chuyển sang màu vàng và hiện nay chưa ai biết lí do cho sự chuyển đổi màu sắc này là gì.
9. Biểu tượng @
Biểu tượng @
Năm 1971, một nhà lập trình có tên Raymond Tomlinson đã quyết định chèn một biểu tượng nào đó vào giữa những địa chỉ mạng máy tính để phân biệt phần biểu thị tên người dùng và các yếu tố còn lại, từ đó @ chính thức trở thành một yếu tố vô cùng quen thuộc trong thế giới Internet.
Tuy nhiên, trước khi @ được sử dụng với mục đích này, nó cũng được in lên một số bàn phím phục vụ mục đích kế toán trong những năm 1885 với ý nghĩa tương đương “với tỉ lệ là…”. Lùi lại sâu hơn nữa trong quá khứ, nhiều nghiên cứu cho rằng @ thậm chí có tuổi đời từ thế kỉ thứ 6 khi một thầy tu sử dụng nó như một cách để thay thế cho từ “ad” (trong tiếng Latinh có nghĩa là “ở đâu”, “về đâu”) bởi từ này quá dễ bị nhầm lẫn với A.D (viết tắt của Anno Domini, nghĩa là Công Nguyên).
10. Biểu tượng nút Command trên máy tính Apple
Biểu tượng command
Khi làm việc để chuyển đổi các thực đơn lệnh xuống bàn phím, Hertzfeld, thành viên đội phát triển chiếc máy Mac đầu tiên cùng các cộng sự đã quyết định sẽ thêm vào một phím chức năng đặc biệt. Ý tưởng này thật đơn giản: khi được kết hợp với một số phím khác nhất định, nút “Apple” này sẽ thực hiện một lệnh tương ứng nào đó (lúc đó nút lệnh này không có biểu tượng như hiện tại mà mang logo của Apple).
Khi kế hoạch được đệ trình cho cố CEO Steve Jobs, ông ngay lập tức cảm thấy không vừa lòng và phản ứng lại: “Đã có quá nhiều biểu tượng Apple hiện diện rồi, thật quá kì cục!”. Sau đó, nhà thiết kế Susan Kare đã thử lục tìm trong từ điển biểu tượng thiết kế quốc tế để tìm cảm hứng và dừng lại ở một biểu tượng khá lạ ám chỉ một điểm thu hút khách du lịch trong khu cắm trại ở Thụy Điển. Về sau, nó được sửa đổi và trở thành nút lệnh Command.
11. Biểu tượng con trỏ chờ trên máy tính Apple
Biểu tượng OSX
Lần đầu tiên xuất hiện trong hệ điều hành OSX để ám chỉ tình trạng hệ thống không phản hồi. Nhiều người cho rằng chiếc “bánh xe” này là một phiên bản thay thế phát triển thay cho con trỏ đợi hình chiếc đồng hồ trong các phiên bản đầu tiên nhất của Mac OS. Đến nay, nguồn gốc và ý tưởng nhen nhóm ra thiết kế này vẫn chưa được Apple công bố.

Một thực trạng khá nhức nhối hiện nay đang khiến các nhà quản trị Facebook đau đầu đó chính là sức hút của Facebook với người dùng ngày càng suy giảm.
Theo kết quả từ hai cuộc khảo sát gần đây nhất tại Mỹ thì người dùng Facebook đang có xu hướng giảm lòng trung thành với mạng xã hội lớn nhất thế giới này. Liệu có phải một “ngày tàn” của Facebook đang tới gần ?
Adam Ludwin, nhà phát triển ứng dụng Album ảnh cho Mạng xã hội Albumatic, vừa công bố kết quả khảo sát của ông trên trang Business Insider. Theo đó “Đa số thanh thiếu niên tham gia cuộc khảo sát đều cho ý kiến rằng họ cảm thấy khó chịu khi ứng dụng Albumatic phụ thuộc quá nhiều vào Facebook. Và giống nhiều thanh thiếu niên khác, số người được khảo sát cũng nói rằng họ đang thực sự chán ngấy với Facebook.” Ông Ludwin nói.
is-facebook-down
Nhiều người dùng Facebook không còn “mặn mà” vì nhiều lý do khác nhau.
Một blog mang tên “Xu hướng công nghệ của học sinh phổ thông”, của Josh Miller, Giám đốc điều hành mạng xã hội Branch, cho rằng giới trẻ và học sinh phổ thông hiện nay đang hứng thú với các ứng dụng như Snapchat hay Instagram hơn là Facebook. Ông Miller cho biết ngay cả ứng dụng gây tiếng vang một thời của Facebook là Facebook Chat cũng không còn sức cuốn hút, bởi theo như cô em gái 15 tuổi của anh ta thì, “Khi anh bật chương trình Facebook chat, những người anh không muốn gặp chính là những người nhảy vào đối thoại đầu tiên”.
Nhiều người dùng Facebook bắt đầu quan tâm đến vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, sau khi họ phơi bày quá nhiều về đời sống hằng ngày của mình trên các trang mạng xã hội. Ngay cả Facebook cũng thừa nhận rằng mạng xã hội lớn nhất thế giới này đang gặp khó khăn trong việc thu hút giới trẻ. Báo cáo thường niên của công ty vừa được công bố hôm 1.1.2013 nhận định rằng, một số người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ, đã bắt đầu chuyển sang sử dụng các mạng xã hội khác có tính năng tương tự để thay thế cho Facebook, chẳng hạn như Instagram.

Giới trẻ “chán” Facebook, vì sao?
Việc giới trẻ không còn mặn mà với Facebook rõ ràng là một tín hiệu đáng lo đối với mạng xã hội này, bởi sự lựa chọn của nhóm tuổi này là yếu tố quan trọng, quyết định xu hướng của thị trường, như chính trường hợp của Facebook vài năm trước đây, Business Insider dẫn lời các chuyên gia.
Đây không phải là lần đầu tiên các chuyên gia lên tiếng cảnh báo về sự suy thoái của Facebook. Hồi tháng 9.2012, Ken Sena, nhà phân tích của Phố Wall, lần đầu tiên lên tiếng chỉ trích giá cổ phiếu của Facebook phản ánh “sự lạc quan quá mức” so với triển vọng của mạng xã hội này trên thực tế.
Một số chuyên gia nhận định rằng, điều khiến cho mạng xã hội có 1 tỉ thành viên trở nên kém hấp dẫn đối với giới trẻ không phải xuất phát từ tâm lý “mau chán” của lứa tuổi này, mà vì Facebook đã không còn phục vụ người sử dụng tốt như trước đây.
“Đã có lúc việc đăng ảnh cá nhân và khoe với bạn bè trên Facebook là mốt thời thượng. Thế nhưng giờ đây người ta đang tìm kiếm một không gian ấm cúng hơn để chia sẻ với số ít bạn bè, như Snapchat. Nói cách khác, họ đang tìm kiếm sự riêng tư, thứ mà mạng xã hội khổng lồ như Facebook không thể mang lại”, trang tin công nghệ The Verge dẫn lời một chuyên gia giấu tên.

Người trưởng thành cũng “chán” Facebook?
Trung tâm khảo sát Pew của Mỹ hôm 7.2 cũng đã công bố kết quả một cuộc khảo sát, cho rằng đa số những người dùng Facebook ở Mỹ đã “ngán” và tạm ngừng sử dụng trang mạng xã hội này trong nhiều tuần.
Facebook 18+ Việt Nam
Nội dung người lớn trên Facebook chỉ dành cho…”trẻ con”???

Pew tiến hành khảo sát trên 1.006 người trưởng thành ở Mỹ hồi tháng 12.2012, có 61% trong số người tham gia khảo sát cho biết, họ tạm thời ngưng dùng Facebook trong vài tuần vì quá “chán nản” với nhiều lý do khác nhau, như những thông tin rác quảng cáo, nói xấu nhau, lừa đảo, tố cáo nhau…, theo hãng tin AP.
Bên cạnh đó, 7% số người tham gia khảo sát cho rằng, họ đã ngưng sử dụng Facebook, 20% cho rằng họ quá bận rộn và mệt mỏi với cuộc sống thường nhật nên không theo dõi những thông tin cập nhật trên tài khoản Facebook của mình.
Đã có lúc việc đăng ảnh cá nhân và khoe với bạn bè trên Facebook là mốt thời thượng. Thế nhưng giờ đây người ta đang tìm kiếm một không gian ấm cúng hơn để chia sẻ với số ít bạn bè. Ông Lee Rainie, Giám đốc Chương trình Cuộc sống Mỹ và Internet của Pew, cho biết nhiều người dùng Facebook bắt đầu quan tâm đến vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, sau khi họ phơi bày quá nhiều về đời sống hằng ngày của mình trên các trang mạng xã hội.

Facebook sẽ suy tàn?
Dĩ nhiên công ty Facebook không hề khoanh tay đứng nhìn trước thực trạng này. Hồi năm ngoái, đích thân người sáng lập Mark Zuckerberg đã tuyên bố rằng mạng xã hội này đang đi theo những chiến lược phát triển mới, như đầu tư vào mảng di động và công cụ tìm kiếm.
Cũng cần phải lưu ý rằng Instagram, ứng dụng chia sẻ hình ảnh đã có 100 triệu người sử dụng và được xem như một sự lựa chọn của giới trẻ để “thay thế” Facebook, đã thuộc về Facebook từ tháng 4.2012 với hợp đồng thâu tóm trị giá 1 tỉ USD tiền mặt và cổ phiếu.
Khảo sát của Pew nêu trên cho thấy mặc dù dân Mỹ “chán” Facebook, số lượng người truy cập vào Facebook ngày càng tăng.

Dù sao đi nữa thì số lượng người dùng Facebook vẫn đang ngày càng tăng lên và đặc biệt ở Việt Nam, giới trẻ vẫn đang online và sử dụng Facebook hằng ngày. Có lẽ một phần do có ít mạng xã hội Tiếng Việt thực sự hữu ích cho người dùng và tính năng tốt như Facebook, mặt khác những người sử dụng mạng xã hội cho mục đích kinh doanh “uy tính” và giao tiếp với khách hàng thực thụ chưa có nhiều. Số lượng người dùng mạng xã hội chuyên nghiệp Linkedin ở Việt Nam cũng còn khá hạn chế.

Giới trẻ đang ngày càng chán Facebook ?

Một thực trạng khá nhức nhối hiện nay đang khiến các nhà quản trị Facebook đau đầu đó chính là sức hút của Facebook với người dùng ngày càng suy giảm.
Theo kết quả từ hai cuộc khảo sát gần đây nhất tại Mỹ thì người dùng Facebook đang có xu hướng giảm lòng trung thành với mạng xã hội lớn nhất thế giới này. Liệu có phải một “ngày tàn” của Facebook đang tới gần ?
Adam Ludwin, nhà phát triển ứng dụng Album ảnh cho Mạng xã hội Albumatic, vừa công bố kết quả khảo sát của ông trên trang Business Insider. Theo đó “Đa số thanh thiếu niên tham gia cuộc khảo sát đều cho ý kiến rằng họ cảm thấy khó chịu khi ứng dụng Albumatic phụ thuộc quá nhiều vào Facebook. Và giống nhiều thanh thiếu niên khác, số người được khảo sát cũng nói rằng họ đang thực sự chán ngấy với Facebook.” Ông Ludwin nói.
is-facebook-down
Nhiều người dùng Facebook không còn “mặn mà” vì nhiều lý do khác nhau.
Một blog mang tên “Xu hướng công nghệ của học sinh phổ thông”, của Josh Miller, Giám đốc điều hành mạng xã hội Branch, cho rằng giới trẻ và học sinh phổ thông hiện nay đang hứng thú với các ứng dụng như Snapchat hay Instagram hơn là Facebook. Ông Miller cho biết ngay cả ứng dụng gây tiếng vang một thời của Facebook là Facebook Chat cũng không còn sức cuốn hút, bởi theo như cô em gái 15 tuổi của anh ta thì, “Khi anh bật chương trình Facebook chat, những người anh không muốn gặp chính là những người nhảy vào đối thoại đầu tiên”.
Nhiều người dùng Facebook bắt đầu quan tâm đến vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, sau khi họ phơi bày quá nhiều về đời sống hằng ngày của mình trên các trang mạng xã hội. Ngay cả Facebook cũng thừa nhận rằng mạng xã hội lớn nhất thế giới này đang gặp khó khăn trong việc thu hút giới trẻ. Báo cáo thường niên của công ty vừa được công bố hôm 1.1.2013 nhận định rằng, một số người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ, đã bắt đầu chuyển sang sử dụng các mạng xã hội khác có tính năng tương tự để thay thế cho Facebook, chẳng hạn như Instagram.

Giới trẻ “chán” Facebook, vì sao?
Việc giới trẻ không còn mặn mà với Facebook rõ ràng là một tín hiệu đáng lo đối với mạng xã hội này, bởi sự lựa chọn của nhóm tuổi này là yếu tố quan trọng, quyết định xu hướng của thị trường, như chính trường hợp của Facebook vài năm trước đây, Business Insider dẫn lời các chuyên gia.
Đây không phải là lần đầu tiên các chuyên gia lên tiếng cảnh báo về sự suy thoái của Facebook. Hồi tháng 9.2012, Ken Sena, nhà phân tích của Phố Wall, lần đầu tiên lên tiếng chỉ trích giá cổ phiếu của Facebook phản ánh “sự lạc quan quá mức” so với triển vọng của mạng xã hội này trên thực tế.
Một số chuyên gia nhận định rằng, điều khiến cho mạng xã hội có 1 tỉ thành viên trở nên kém hấp dẫn đối với giới trẻ không phải xuất phát từ tâm lý “mau chán” của lứa tuổi này, mà vì Facebook đã không còn phục vụ người sử dụng tốt như trước đây.
“Đã có lúc việc đăng ảnh cá nhân và khoe với bạn bè trên Facebook là mốt thời thượng. Thế nhưng giờ đây người ta đang tìm kiếm một không gian ấm cúng hơn để chia sẻ với số ít bạn bè, như Snapchat. Nói cách khác, họ đang tìm kiếm sự riêng tư, thứ mà mạng xã hội khổng lồ như Facebook không thể mang lại”, trang tin công nghệ The Verge dẫn lời một chuyên gia giấu tên.

Người trưởng thành cũng “chán” Facebook?
Trung tâm khảo sát Pew của Mỹ hôm 7.2 cũng đã công bố kết quả một cuộc khảo sát, cho rằng đa số những người dùng Facebook ở Mỹ đã “ngán” và tạm ngừng sử dụng trang mạng xã hội này trong nhiều tuần.
Facebook 18+ Việt Nam
Nội dung người lớn trên Facebook chỉ dành cho…”trẻ con”???

Pew tiến hành khảo sát trên 1.006 người trưởng thành ở Mỹ hồi tháng 12.2012, có 61% trong số người tham gia khảo sát cho biết, họ tạm thời ngưng dùng Facebook trong vài tuần vì quá “chán nản” với nhiều lý do khác nhau, như những thông tin rác quảng cáo, nói xấu nhau, lừa đảo, tố cáo nhau…, theo hãng tin AP.
Bên cạnh đó, 7% số người tham gia khảo sát cho rằng, họ đã ngưng sử dụng Facebook, 20% cho rằng họ quá bận rộn và mệt mỏi với cuộc sống thường nhật nên không theo dõi những thông tin cập nhật trên tài khoản Facebook của mình.
Đã có lúc việc đăng ảnh cá nhân và khoe với bạn bè trên Facebook là mốt thời thượng. Thế nhưng giờ đây người ta đang tìm kiếm một không gian ấm cúng hơn để chia sẻ với số ít bạn bè. Ông Lee Rainie, Giám đốc Chương trình Cuộc sống Mỹ và Internet của Pew, cho biết nhiều người dùng Facebook bắt đầu quan tâm đến vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, sau khi họ phơi bày quá nhiều về đời sống hằng ngày của mình trên các trang mạng xã hội.

Facebook sẽ suy tàn?
Dĩ nhiên công ty Facebook không hề khoanh tay đứng nhìn trước thực trạng này. Hồi năm ngoái, đích thân người sáng lập Mark Zuckerberg đã tuyên bố rằng mạng xã hội này đang đi theo những chiến lược phát triển mới, như đầu tư vào mảng di động và công cụ tìm kiếm.
Cũng cần phải lưu ý rằng Instagram, ứng dụng chia sẻ hình ảnh đã có 100 triệu người sử dụng và được xem như một sự lựa chọn của giới trẻ để “thay thế” Facebook, đã thuộc về Facebook từ tháng 4.2012 với hợp đồng thâu tóm trị giá 1 tỉ USD tiền mặt và cổ phiếu.
Khảo sát của Pew nêu trên cho thấy mặc dù dân Mỹ “chán” Facebook, số lượng người truy cập vào Facebook ngày càng tăng.

Dù sao đi nữa thì số lượng người dùng Facebook vẫn đang ngày càng tăng lên và đặc biệt ở Việt Nam, giới trẻ vẫn đang online và sử dụng Facebook hằng ngày. Có lẽ một phần do có ít mạng xã hội Tiếng Việt thực sự hữu ích cho người dùng và tính năng tốt như Facebook, mặt khác những người sử dụng mạng xã hội cho mục đích kinh doanh “uy tính” và giao tiếp với khách hàng thực thụ chưa có nhiều. Số lượng người dùng mạng xã hội chuyên nghiệp Linkedin ở Việt Nam cũng còn khá hạn chế.

GigaOM: Jo đã so sánh Big Data với sự phổ biến của điệu nhảy Gangnam, mà tôi vừa mới kiểm tra vào sáng nay là 1,6 tỷ lượt xem, tức là 1/4 dân số thế giới. Vậy liệu rằng Big Data có tiếp tục
gia tăng theo cấp số nhân trong năm tới để trở thành một từ "thời thượng" không? Và bằng cách nào?
Jo Maitland: Vâng, sẽ chẳng có gì là ngạc nhiên khi Big Data sẽ tiếp tục phát triển và theo nhiều dự đoán thì đến cuối thập kỷ này lượng Big Data sẽ lớn gấp 50 lần so với bây giờ, được sản sinh ra từ mobile, GPS, mạng xã hội. Nhưng sự tăng nhanh về số lượng đem lại một thử thách trong việc sử dụng chúng một cách hiệu quả.
George Gilbert: Tổng lượng dữ liệu sản sinh ra mỗi ngày là βbyte nhưng trong thực tế thì chúng ta chưa có cách nào để xử lý chúng. Để giải quyết vấn đề này cần đến dung lượng của CPU và mạng xã hội lớn hơn, trong chi phí cho phép giống như chúng ta đã xoay sở trong những thập kỉ vừa qua, với Bandwidth, Bollonet đòi hỏi hàng tháng để có thể xử lý được. Có thể nói, những ứng dụng dữ liệu trung tâm trong nhiều năm qua là Bollonet, AM Storage và mọi thứ đang dần thay đổi.

Xây dựng những ứng dụng chuyên môn sâu cho Big Data

GigaOM: Chúng ta đang bàn về những ứng dụng Big Data có giá thành hợp lý, và dù là còn khá sớm nhưng hai người nghĩ thế nào về cơ hội cho những start-ups trong lĩnh vực ứng dụng chuyên sâu cho Big Data, ví dụ như trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe hay những nhà đầu tư khác trong việc chuyển Big Data từ diện rộng sang chuyên sâu.
Jo Maitland: Tôi cũng nghĩ rằng vẫn còn khá sớm đối với thị trường này, khi mà những bộ phận doanh nghiệp truyền thống vẫn còn ngỡ ngàng khi nghe đến nó. Trong một buổi hội thảo về công nghệ, tôi có đặt ra câu hỏi là “Ai đã biết về Hadoop” và thật ngạc nhiên là có quá nhiều cánh tay giơ lên.Từ góc nhìn về hạ tầng kĩ thuật, tôi nghĩ rằng Hadoop giúp chúng ta nhận ra tiềm năng nền tảng của Big Data, ngày càng nhiều những sản phẩm của họ được bán ra thị trường. Làm cách nào để tận dụng được nguồn Big Data rộng lớn là một trong những điều thú vị trong nhiều năm tới.

George Gilbert: Đúng vậy. Và những doanh nghiệp truyền thống như Greenplum đang đưa nhiều ứng dụng của Hadoop vào những sản phẩm của mình, để rút ngắn thời gian hay sử dụng map producing để đưa ra những giải pháp thay thế tối ưu.
Jo Maitland: Đó là chức năng của những ứng dụng này. Ngày càng nổi lên nhiều những công ty nhắm vào thị trường ứng dụng chuyên sâu, ví dụ như dự đoán hành vi người tiêu dùng trước khi họ thực sự hành động, hay như trong dịch vụ y tế, nó giúp ta biết được khi nào một người đang chuẩn bị bệnh và mọi thứ đã sẵn sàng trước khi người đó đặt chân đến bệnh viện. Chúng ta đang dần thấy được sự chuyên sâu theo chiều dọc của Big Data. Những ngành công nghiệp truyền thống cần phải nhận thấy được tầm quan trọng của công nghệ và áp dụng nó.
GigaOM: Một công ty khác có thể kể đến là The Utility, đó không phải là một công ty về IT nhưng đang chuyển mình theo hướng đó. Chúng ta vừa nói về một con số rất lớn, hàng terabyte Big Data và bây giờ Utility đang có một nhà kho dữ liệu (data warehouse). Mọi người bắt đầu đặt câu hỏi rằng liệu có thể dùng dữ liệu để hiệu quả hóa việc sử dụng năng lượng? Ta có thể hợp tác với những công ty thiết bị như công ty sản xuất máy điều nhiệt chẳng hạn, để tạo ra một loại máy điều nhiệt thông minh?
George Gilbert: Dịch vụ dữ liệu chuyên sâu phụ thuộc rất nhiều vào lĩnh vực, nó là kết hợp của dịch vụ chuyên nghiệp gắn với đặc trưng riêng của khách hàng (thường là những công ty) và đòi hỏi rất nhiều dữ liệu từ nhiều nguồn trong và ngoài. Đặc trưng của những công ty truyền thống đã gặp trở ngại khi chuyển từ dịch vụ đơn thuần sang kết hợp với những phân tích tương lai. Đó không chỉ đơn giản là lắp một chiếc máy điều nhiệt thông minh mà là khi ta lắp đặt tất cả những thiết bị tiêu thụ năng lượng khác và ta có được những phân tích để xây dựng được một căn nhà bức xạ nhiệt, nhờ đó ta biết được cần bao lâu để sưởi ấm ngôi nhà đó đến một nhiệt độ nhất định dựa vào nhiệt độ ngoài trời vào một thời điểm nào đó. Và tôi nghĩ sẽ rất khó khăn với những công ty ứng dụng hiện tại khi chuyển hướng sang những ứng dụng này bởi vì chúng không nằm trong đặc trưng của họ, rất chuyên biệt và mang tính tương lai.

Jo Maitland: Tôi lại nghĩ là những công ty ấy hiểu rất rõ và đang sử dụng công nghệ để tập trung hóa dữ liệu bằng việc sử dụng nền tảng Big Data như Hadoop. Tôi đang quan tâm đến việc Big Data đã và đang ảnh hưởng đến các doanh nghiệp như thế nào và bằng cách nào nó tạo ra những dịch vụ khách hàng tốt hơn?
George Gilbert: Nhiều công cụ dự đoán có thể ứng dụng vào dịch vụ tài chính hay chăm sóc khách hàng, nhưng chúng cần phải được chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực. Nói cách khác, những công nghệ tưởng chừng là chung chung này đòi hỏi khá nhiều công sức để khiến nó phù hợp với từng ngành nghề cụ thể. Ví dụ như trong giao dịch, chúng ta xử lý quá trình từ nhận đơn hàng đến khi thanh toán, nghĩa là khi một đơn hàng được đặt, ta phải phân loại, chuyển hóa đơn rồi nhận thanh toán. Dù đó là một công ty hóa chất phải làm việc với những công thức phức tạp hay một nhà phân phối thì thì quá trình đó cũng không có gì là quá khác biệt. Nhưng với những công ty ứng dụng chuyên sâu và phân tích dự đoán, như Oracle hay SAP, thì lại hoàn toàn khác, vì như tôi đã nói trước đó, bản chất của chúng nửa là công ty ứng dụng, nửa lại là công ty tư vấn.
GigaOM: Big Data giúp tiết kiệm chi phí rất nhiều bằng cách tối ưu hóa marketing, ngăn chặn việc mất khách hay làm thế nào để thu hút khách hàng. Một số công ty khoa học đã ứng dụng cleantech và tính bền vững vào những sản phẩm của họ như Apple, cho ra đời bộ điều chỉnh nhiệt gia dụng Nest Thermostat, có thể tự động bật hay tắt tùy vào hành động của bạn, nơi bạn đang đứng, độ ẩm ngoài trời. Tôi muốn hỏi một câu hỏi nhỏ rằng khi nói về việc khai phá dữ liệu truyền thống, tức là ta có một lượng dữ liệu và đưa ra những phân tích dựa trên đó, nhưng nếu nói riêng về một số lĩnh vực như an ninh chẳng hạn, nó cần những phân tích tức thời. Và điểu gì sẽ xảy ra nếu những phân tích đó phải diễn ra ngay lập tức?

Jo Maitland: Hadoop đang trong quá trình cải thiện khả năng phân tích dữ liệu tức thời. Hiện tại, họ đã đi được nửa chặng đường, cho phép những tính toán diễn ra nhanh hơn, hàng phút, hàng giờ hay hàng ngày để có được kết quả. Và tôi nghĩ đó sẽ là một dịch vụ tuyệt vời. Mọi người muốn có câu trả lời nhanh chóng, nhưng chúng ta có thể đưa ra câu trả lời trong một tiếng chứ không nhất thiết phải là trong vài giây. Trong một số trường hợp như ngành tài chính hay an ninh chính phủ đòi hỏi câu trả lời ngay tức thời nhưng trong những lĩnh vực khác thì một tiếng là có thể chấp nhận được. Nghĩa là nó chỉ cần thiết đối với một số ngành chứ không phải toàn bộ.
George Gilbert: Điều tôi muốn bổ sung là có một sự thỏa hiệp giữa lượng dữ liệu cần cho những phân tích và sự nhanh chóng của nó. Và tôi nghĩ chúng ta sẽ có những ứng dụng Big Data đáp ứng được cả hai đòi hỏi đó.

Dịch vụ Nhà kho dữ liệu (Data Warehouse): Amazon có thể đe dọa những đối thủ nặng ký?

GigaOM: Vào cuối tháng 11 năm ngoái, Amazon tổ chức buổi hội thảo về điện toán đám mây (Data Computing). Oracle, IBM - những công ty lớn truyền thống theo kiểu client - server về nhà kho dữ liệu lớn - sẽ phải làm gì và tại sao chúng ta nên chuyển nhà kho dữ liệu sang đám mây bởi rõ ràng chúng đòi hỏi chi phí ít hơn. Khi có thể tìm ra câu trả lời online thì sẽ chẳng cần đến những giải pháp offline nữa vì nếu ta có dữ liệu trong đám mây thì rõ ràng câu trả lời sẽ ở đó. Hai người đánh giá thế nào về Amazon trong lĩnh vực này?
Jo Maitland: Những thứ Amazon đưa ra nhắm thẳng vào vấn đề giá cả, chi phí được giảm đi rõ rệt khi ta chuyển dữ liệu vào đám mây. Nhưng thử thách là phải có công nghệ phức tạp để có thể chuyển dữ liệu giữa những hệ thống khác nhau. Đã phải tốn gần hai thập kỷ chúng ta mới hoàn toàn tin tưởng vào công nghệ hiện có. So với những gì ta đã và đang làm thì nghe có vẻ thật đơn giản nhưng vẫn cần nhiều thời gian để việc chuyển dữ liệu vào đám mây trở nên thực sự dễ dàng. Đó là một trong những rào cản hiện tại.
George Gilbert: Sự đe dọa về giá cả có thể là vấn đề nghiêm trọng về lâu dài, ít nhất là đối với những công ty truyền thống như IBM, Oracle, Microsoft bởi mô hình giá của họ dựa vào những ứng dụng client – server truyền thống. Những công ty này đứng trước sự khó xử, liệu họ có nên đưa ra mức giá thấp hơn để có nhiều khách hàng mới và những ứng dụng mới, cung cấp những dịch vụ phân tích dữ liệu hay nếu họ làm vậy tức là họ giảm giá những dịch vụ trọng tâm với cơ sở dữ liệu cho những khách hàng truyền thống.
Jo Maitland: Và có vẻ như Amware đang chứng minh được những gì đang xảy ra bằng việc đưa ra những ứng dụng mới để hoạt động trong đám mây với mức giá rẻ hơn và cùng lúc đó họ cũng tập trung vào việc kinh doanh chính dựa trên những ứng dụng client - server. EMC và VMweb cũng đưa ra Cloud Foundry chạy trong mô hình đám mây. Dù vẫn còn khá sớm nhưng có thể nói đó là những bước chuyển dần đến tương lai.

Những ứng viên IPO hứa hẹn

GigaOm: Vẫn còn là một thị trường mới mẻ, nhưng hai người có dự đoán nào cho những ứng viên IPO?
Jo Maitland: Tôi nghĩ mọi người đang trông chờ vào Caldera của Hadoop. Plunk cũng vừa được tung ra thị trường vào năm ngoái nhưng đó là một ứng dụng Big Data rất chuyên biệt trong những phân tích hệ thống thông minh IT.
George Gilbert: Một điều cần phải nghĩ đến khi nói về IPOs là chúng ta đang thấy họ chuyển mình. Phần mềm miễn phí nhưng ta phải trả phí cho dịch vụ và ngày càng nhiều những phần mềm hay mã nguồn mở cạnh tranh với những phần mềm hỗ trợ mã nguồn mở. Một cách để sử dụng nguồn tiền hiệu quả hơn thường gắn liền với thiết bị như Oracle đang áp dụng.

Dự đoán năm tới: khủng hoảng cho những startups NoSQL. Marklogic ra thị trường và thử thách cho Oracle?

GigaOM: Một câu hỏi khác mà tôi khá quan tâm là, ngoại trừ những công ty dịch vụ như IPO, hai người có nghĩ rằng những công ty khác sẽ bị thôn tính bởi những công ty IT lớn hơn.
Jo Maitland: Tôi cũng nghĩ vậy, trong thực tế thì họ đã đưa ra những lời đề nghị đó, những công ty mà chúng ta biết như Hadoop chẳng hạn. Họ đang rất thoải mái với nguồn tài chính vững chắc và tự tin mở rộng thị trường.
GigaOM: Thế còn những dự đoán bất ngờ cho năm nay?
Jo Maitland: Chúng ta đã nói nhiều về những startups và bây giờ tôi có thể đưa ra dự đoán cho những công ty lớn. Những công ty NoSQL đã khá đông đúc và đến năm 2013 những startups trong lĩnh vực này sẽ gặp khủng hoảng, đơn giản vì thị trường không thể ủng hộ hết các công ty dù là không gian Big Data vẫn khá lớn. Khủng hoảng có thể nghiêm trọng và tôi nghĩ rằng sớm muộn gì chúng ta sẽ thấy những công ty trong năm nay bị cuốn trôi sang một bên. Và dự đoán của tôi có thể với Marklogic, là một Dark Core thực sự trong không gian Nosql mà năm ngoái được quản lý bởi Gary Bloom, và sẽ không có gì là ngạc nhiên nếu họ cố gắng vượt mặt Caldera và ra thị trường vào năm nay.
George Gilbert: Dự đoán của tôi là Oracle sẽ phải đối mặt với sức ép để đưa ra giá cả hợp lý cho thị thường. Họ đưa Cloudera-based Big Data appliance ra thị trường vào tháng một với mức giá là $450,000 cộng với $54,000 cho việc bảo trì ổ cứng và $36,000 để bảo trì hệ thống. Dù mức giá đó là thấp hơn so với dự đoán của các chuyên gia, vẫn là khá đắt đỏ.

Big Data - Thị trường tiềm năng

GigaOM: Jo đã so sánh Big Data với sự phổ biến của điệu nhảy Gangnam, mà tôi vừa mới kiểm tra vào sáng nay là 1,6 tỷ lượt xem, tức là 1/4 dân số thế giới. Vậy liệu rằng Big Data có tiếp tục
gia tăng theo cấp số nhân trong năm tới để trở thành một từ "thời thượng" không? Và bằng cách nào?
Jo Maitland: Vâng, sẽ chẳng có gì là ngạc nhiên khi Big Data sẽ tiếp tục phát triển và theo nhiều dự đoán thì đến cuối thập kỷ này lượng Big Data sẽ lớn gấp 50 lần so với bây giờ, được sản sinh ra từ mobile, GPS, mạng xã hội. Nhưng sự tăng nhanh về số lượng đem lại một thử thách trong việc sử dụng chúng một cách hiệu quả.
George Gilbert: Tổng lượng dữ liệu sản sinh ra mỗi ngày là βbyte nhưng trong thực tế thì chúng ta chưa có cách nào để xử lý chúng. Để giải quyết vấn đề này cần đến dung lượng của CPU và mạng xã hội lớn hơn, trong chi phí cho phép giống như chúng ta đã xoay sở trong những thập kỉ vừa qua, với Bandwidth, Bollonet đòi hỏi hàng tháng để có thể xử lý được. Có thể nói, những ứng dụng dữ liệu trung tâm trong nhiều năm qua là Bollonet, AM Storage và mọi thứ đang dần thay đổi.

Xây dựng những ứng dụng chuyên môn sâu cho Big Data

GigaOM: Chúng ta đang bàn về những ứng dụng Big Data có giá thành hợp lý, và dù là còn khá sớm nhưng hai người nghĩ thế nào về cơ hội cho những start-ups trong lĩnh vực ứng dụng chuyên sâu cho Big Data, ví dụ như trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe hay những nhà đầu tư khác trong việc chuyển Big Data từ diện rộng sang chuyên sâu.
Jo Maitland: Tôi cũng nghĩ rằng vẫn còn khá sớm đối với thị trường này, khi mà những bộ phận doanh nghiệp truyền thống vẫn còn ngỡ ngàng khi nghe đến nó. Trong một buổi hội thảo về công nghệ, tôi có đặt ra câu hỏi là “Ai đã biết về Hadoop” và thật ngạc nhiên là có quá nhiều cánh tay giơ lên.Từ góc nhìn về hạ tầng kĩ thuật, tôi nghĩ rằng Hadoop giúp chúng ta nhận ra tiềm năng nền tảng của Big Data, ngày càng nhiều những sản phẩm của họ được bán ra thị trường. Làm cách nào để tận dụng được nguồn Big Data rộng lớn là một trong những điều thú vị trong nhiều năm tới.

George Gilbert: Đúng vậy. Và những doanh nghiệp truyền thống như Greenplum đang đưa nhiều ứng dụng của Hadoop vào những sản phẩm của mình, để rút ngắn thời gian hay sử dụng map producing để đưa ra những giải pháp thay thế tối ưu.
Jo Maitland: Đó là chức năng của những ứng dụng này. Ngày càng nổi lên nhiều những công ty nhắm vào thị trường ứng dụng chuyên sâu, ví dụ như dự đoán hành vi người tiêu dùng trước khi họ thực sự hành động, hay như trong dịch vụ y tế, nó giúp ta biết được khi nào một người đang chuẩn bị bệnh và mọi thứ đã sẵn sàng trước khi người đó đặt chân đến bệnh viện. Chúng ta đang dần thấy được sự chuyên sâu theo chiều dọc của Big Data. Những ngành công nghiệp truyền thống cần phải nhận thấy được tầm quan trọng của công nghệ và áp dụng nó.
GigaOM: Một công ty khác có thể kể đến là The Utility, đó không phải là một công ty về IT nhưng đang chuyển mình theo hướng đó. Chúng ta vừa nói về một con số rất lớn, hàng terabyte Big Data và bây giờ Utility đang có một nhà kho dữ liệu (data warehouse). Mọi người bắt đầu đặt câu hỏi rằng liệu có thể dùng dữ liệu để hiệu quả hóa việc sử dụng năng lượng? Ta có thể hợp tác với những công ty thiết bị như công ty sản xuất máy điều nhiệt chẳng hạn, để tạo ra một loại máy điều nhiệt thông minh?
George Gilbert: Dịch vụ dữ liệu chuyên sâu phụ thuộc rất nhiều vào lĩnh vực, nó là kết hợp của dịch vụ chuyên nghiệp gắn với đặc trưng riêng của khách hàng (thường là những công ty) và đòi hỏi rất nhiều dữ liệu từ nhiều nguồn trong và ngoài. Đặc trưng của những công ty truyền thống đã gặp trở ngại khi chuyển từ dịch vụ đơn thuần sang kết hợp với những phân tích tương lai. Đó không chỉ đơn giản là lắp một chiếc máy điều nhiệt thông minh mà là khi ta lắp đặt tất cả những thiết bị tiêu thụ năng lượng khác và ta có được những phân tích để xây dựng được một căn nhà bức xạ nhiệt, nhờ đó ta biết được cần bao lâu để sưởi ấm ngôi nhà đó đến một nhiệt độ nhất định dựa vào nhiệt độ ngoài trời vào một thời điểm nào đó. Và tôi nghĩ sẽ rất khó khăn với những công ty ứng dụng hiện tại khi chuyển hướng sang những ứng dụng này bởi vì chúng không nằm trong đặc trưng của họ, rất chuyên biệt và mang tính tương lai.

Jo Maitland: Tôi lại nghĩ là những công ty ấy hiểu rất rõ và đang sử dụng công nghệ để tập trung hóa dữ liệu bằng việc sử dụng nền tảng Big Data như Hadoop. Tôi đang quan tâm đến việc Big Data đã và đang ảnh hưởng đến các doanh nghiệp như thế nào và bằng cách nào nó tạo ra những dịch vụ khách hàng tốt hơn?
George Gilbert: Nhiều công cụ dự đoán có thể ứng dụng vào dịch vụ tài chính hay chăm sóc khách hàng, nhưng chúng cần phải được chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực. Nói cách khác, những công nghệ tưởng chừng là chung chung này đòi hỏi khá nhiều công sức để khiến nó phù hợp với từng ngành nghề cụ thể. Ví dụ như trong giao dịch, chúng ta xử lý quá trình từ nhận đơn hàng đến khi thanh toán, nghĩa là khi một đơn hàng được đặt, ta phải phân loại, chuyển hóa đơn rồi nhận thanh toán. Dù đó là một công ty hóa chất phải làm việc với những công thức phức tạp hay một nhà phân phối thì thì quá trình đó cũng không có gì là quá khác biệt. Nhưng với những công ty ứng dụng chuyên sâu và phân tích dự đoán, như Oracle hay SAP, thì lại hoàn toàn khác, vì như tôi đã nói trước đó, bản chất của chúng nửa là công ty ứng dụng, nửa lại là công ty tư vấn.
GigaOM: Big Data giúp tiết kiệm chi phí rất nhiều bằng cách tối ưu hóa marketing, ngăn chặn việc mất khách hay làm thế nào để thu hút khách hàng. Một số công ty khoa học đã ứng dụng cleantech và tính bền vững vào những sản phẩm của họ như Apple, cho ra đời bộ điều chỉnh nhiệt gia dụng Nest Thermostat, có thể tự động bật hay tắt tùy vào hành động của bạn, nơi bạn đang đứng, độ ẩm ngoài trời. Tôi muốn hỏi một câu hỏi nhỏ rằng khi nói về việc khai phá dữ liệu truyền thống, tức là ta có một lượng dữ liệu và đưa ra những phân tích dựa trên đó, nhưng nếu nói riêng về một số lĩnh vực như an ninh chẳng hạn, nó cần những phân tích tức thời. Và điểu gì sẽ xảy ra nếu những phân tích đó phải diễn ra ngay lập tức?

Jo Maitland: Hadoop đang trong quá trình cải thiện khả năng phân tích dữ liệu tức thời. Hiện tại, họ đã đi được nửa chặng đường, cho phép những tính toán diễn ra nhanh hơn, hàng phút, hàng giờ hay hàng ngày để có được kết quả. Và tôi nghĩ đó sẽ là một dịch vụ tuyệt vời. Mọi người muốn có câu trả lời nhanh chóng, nhưng chúng ta có thể đưa ra câu trả lời trong một tiếng chứ không nhất thiết phải là trong vài giây. Trong một số trường hợp như ngành tài chính hay an ninh chính phủ đòi hỏi câu trả lời ngay tức thời nhưng trong những lĩnh vực khác thì một tiếng là có thể chấp nhận được. Nghĩa là nó chỉ cần thiết đối với một số ngành chứ không phải toàn bộ.
George Gilbert: Điều tôi muốn bổ sung là có một sự thỏa hiệp giữa lượng dữ liệu cần cho những phân tích và sự nhanh chóng của nó. Và tôi nghĩ chúng ta sẽ có những ứng dụng Big Data đáp ứng được cả hai đòi hỏi đó.

Dịch vụ Nhà kho dữ liệu (Data Warehouse): Amazon có thể đe dọa những đối thủ nặng ký?

GigaOM: Vào cuối tháng 11 năm ngoái, Amazon tổ chức buổi hội thảo về điện toán đám mây (Data Computing). Oracle, IBM - những công ty lớn truyền thống theo kiểu client - server về nhà kho dữ liệu lớn - sẽ phải làm gì và tại sao chúng ta nên chuyển nhà kho dữ liệu sang đám mây bởi rõ ràng chúng đòi hỏi chi phí ít hơn. Khi có thể tìm ra câu trả lời online thì sẽ chẳng cần đến những giải pháp offline nữa vì nếu ta có dữ liệu trong đám mây thì rõ ràng câu trả lời sẽ ở đó. Hai người đánh giá thế nào về Amazon trong lĩnh vực này?
Jo Maitland: Những thứ Amazon đưa ra nhắm thẳng vào vấn đề giá cả, chi phí được giảm đi rõ rệt khi ta chuyển dữ liệu vào đám mây. Nhưng thử thách là phải có công nghệ phức tạp để có thể chuyển dữ liệu giữa những hệ thống khác nhau. Đã phải tốn gần hai thập kỷ chúng ta mới hoàn toàn tin tưởng vào công nghệ hiện có. So với những gì ta đã và đang làm thì nghe có vẻ thật đơn giản nhưng vẫn cần nhiều thời gian để việc chuyển dữ liệu vào đám mây trở nên thực sự dễ dàng. Đó là một trong những rào cản hiện tại.
George Gilbert: Sự đe dọa về giá cả có thể là vấn đề nghiêm trọng về lâu dài, ít nhất là đối với những công ty truyền thống như IBM, Oracle, Microsoft bởi mô hình giá của họ dựa vào những ứng dụng client – server truyền thống. Những công ty này đứng trước sự khó xử, liệu họ có nên đưa ra mức giá thấp hơn để có nhiều khách hàng mới và những ứng dụng mới, cung cấp những dịch vụ phân tích dữ liệu hay nếu họ làm vậy tức là họ giảm giá những dịch vụ trọng tâm với cơ sở dữ liệu cho những khách hàng truyền thống.
Jo Maitland: Và có vẻ như Amware đang chứng minh được những gì đang xảy ra bằng việc đưa ra những ứng dụng mới để hoạt động trong đám mây với mức giá rẻ hơn và cùng lúc đó họ cũng tập trung vào việc kinh doanh chính dựa trên những ứng dụng client - server. EMC và VMweb cũng đưa ra Cloud Foundry chạy trong mô hình đám mây. Dù vẫn còn khá sớm nhưng có thể nói đó là những bước chuyển dần đến tương lai.

Những ứng viên IPO hứa hẹn

GigaOm: Vẫn còn là một thị trường mới mẻ, nhưng hai người có dự đoán nào cho những ứng viên IPO?
Jo Maitland: Tôi nghĩ mọi người đang trông chờ vào Caldera của Hadoop. Plunk cũng vừa được tung ra thị trường vào năm ngoái nhưng đó là một ứng dụng Big Data rất chuyên biệt trong những phân tích hệ thống thông minh IT.
George Gilbert: Một điều cần phải nghĩ đến khi nói về IPOs là chúng ta đang thấy họ chuyển mình. Phần mềm miễn phí nhưng ta phải trả phí cho dịch vụ và ngày càng nhiều những phần mềm hay mã nguồn mở cạnh tranh với những phần mềm hỗ trợ mã nguồn mở. Một cách để sử dụng nguồn tiền hiệu quả hơn thường gắn liền với thiết bị như Oracle đang áp dụng.

Dự đoán năm tới: khủng hoảng cho những startups NoSQL. Marklogic ra thị trường và thử thách cho Oracle?

GigaOM: Một câu hỏi khác mà tôi khá quan tâm là, ngoại trừ những công ty dịch vụ như IPO, hai người có nghĩ rằng những công ty khác sẽ bị thôn tính bởi những công ty IT lớn hơn.
Jo Maitland: Tôi cũng nghĩ vậy, trong thực tế thì họ đã đưa ra những lời đề nghị đó, những công ty mà chúng ta biết như Hadoop chẳng hạn. Họ đang rất thoải mái với nguồn tài chính vững chắc và tự tin mở rộng thị trường.
GigaOM: Thế còn những dự đoán bất ngờ cho năm nay?
Jo Maitland: Chúng ta đã nói nhiều về những startups và bây giờ tôi có thể đưa ra dự đoán cho những công ty lớn. Những công ty NoSQL đã khá đông đúc và đến năm 2013 những startups trong lĩnh vực này sẽ gặp khủng hoảng, đơn giản vì thị trường không thể ủng hộ hết các công ty dù là không gian Big Data vẫn khá lớn. Khủng hoảng có thể nghiêm trọng và tôi nghĩ rằng sớm muộn gì chúng ta sẽ thấy những công ty trong năm nay bị cuốn trôi sang một bên. Và dự đoán của tôi có thể với Marklogic, là một Dark Core thực sự trong không gian Nosql mà năm ngoái được quản lý bởi Gary Bloom, và sẽ không có gì là ngạc nhiên nếu họ cố gắng vượt mặt Caldera và ra thị trường vào năm nay.
George Gilbert: Dự đoán của tôi là Oracle sẽ phải đối mặt với sức ép để đưa ra giá cả hợp lý cho thị thường. Họ đưa Cloudera-based Big Data appliance ra thị trường vào tháng một với mức giá là $450,000 cộng với $54,000 cho việc bảo trì ổ cứng và $36,000 để bảo trì hệ thống. Dù mức giá đó là thấp hơn so với dự đoán của các chuyên gia, vẫn là khá đắt đỏ.

Brian Tracy (sinh tại Vancouver, Canada vào ngày 5/1/1944) là một tác giả - diễn giả nổi tiếng viết phát triển bản thân, khả năng lãnh đạo, kỹ năng bán hàng... Ông hiện là Chủ tịch Công ty Brian Tracy International, một công ty chuyên cung cấp nhân lực có trụ sở chính tại Solana Beach (California), với chi nhánh trải khắp nước Mỹ và ba mươi mốt nước khác.
Nội dung dưới đây được dịch từ tài liệu của Brian Tracy.
Thành công là các mục tiêu, còn tất cả những cái khác chỉ là sự giải thích. Đây là khám phá lớn nhất trong suốt lịch sử loài người. Cuộc sống của bạn chỉ bắt đầu trở nên tuyệt vời khi bạn xác định rõ bạn muốn gì, lên kế hoạch để đạt được điều đó và thực hiện kế hoạch đó mỗi ngày.
Thành công là các mục tiêu, còn tất cả những cái khác chỉ là sự giải thích
Có 3 bước ngoặt trong đời tôi: Thứ nhất, tôi phát hiện ra tôi phải chịu trách nhiệm về cuộc đời mình, và về bất cứ điều gì xảy ra với tôi. Tôi học được rằng, cuộc sống này không phải là nơi để diễn tập cho điều gì đó. Nó là thực tiễn.

Bước ngoặt thứ hai đến khi tôi 24 tuổi, đó là phát hiện của tôi về những mục tiêu. Không thực sự biết mình đang làm gì, tôi ngồi xuống và liệt kê ra 10 điều tôi thực sự muốn hoàn thành trong tương lai gần. Tôi nhanh chóng làm mất danh sách đó. Nhưng 30 ngày sau, toàn bộ cuộc đời tôi đã thay đổi. Gần như mọi mục tiêu trong danh sách đó tôi đã đạt được hoặc đạt được phần nào đó.
Bước ngoặt thứ 3 trong đời là khi tôi khám phá ra rằng, “Bạn có thể học hỏi bất cứ điều gì bạn cần phải học, để hoàn thành mọi mục tiêu bạn đặt ra cho mình”.
Không ai thông minh hơn bạn và cũng không ai giỏi giang hơn bạn. Tất cả những kỹ năng kinh doanh, kỹ năng bán hàng và kỹ năng kiếm tiền đều có thể học được.
Mọi người đều giỏi trong bất cứ lĩnh vực nào mà họ đã từng không giỏi trước đây. Những người đứng đầu trong mọi lĩnh vực tại thời điểm nào đó đều đã từng không giỏi trong lĩnh vực ấy hoặc thậm chí còn không biết tới sự tồn tại của lĩnh vực đó. Và những gì mà hàng trăm, hàng ngàn người khác đã làm được thì bạn cũng có thể làm được.

Quá trình thiết lập mục tiêu

1. Xác định điều mình muốn

Hãy bắt đầu bằng cách lên ý tưởng. Hãy tưởng tượng rằng không có bất cứ giới hạn nào trong việc bạn có thể là ai, có thể có gì và có thể làm gì. Hãy tưởng tượng bạn có tất cả thời gian và tiền bạc, tất cả bạn bè và những mối quan hệ, tất cả sự giáo dục và kinh nghiệm cần thiết để đạt được các mục tiêu bạn đặt ra cho mình.
Hãy tưởng tượng bạn có thể vẩy một cây đũa thần và làm cho cuộc sống của mình hoàn hảo trong từng phần ở 4 lĩnh vực chủ chốt nhất của đời sống:
“Lý do hàng đầu cho sự thất bại chính là việc người ta không xây dựng những kế hoạch mới thay thế cho những kế hoạch không hiệu quả” - Napoleon Hill
1/ Thu nhập – Bạn muốn mình kiếm được bao nhiêu tiền trong năm nay, năm tới và 5 năm nữa?
2/ Gia đình – Bạn muốn kiến tạo cho mình và gia đình mình kiểu sống như thế nào?
3/ Sức khỏe – Bạn muốn sức khỏe của mình sẽ khác biệt như thế nào nếu nó hoàn hảo trên mọi phương diện?
4/ Tích lũy – Bạn muốn tiết kiệm và tích lũy được bao nhiêu tiền trong quá trình làm việc suốt đời?

Phương pháp 3 mục tiêu: Trong gần 30 giây, hãy viết ra 3 mục tiêu quan trọng nhất của đời bạn, ngay bây giờ. Hãy viết thật nhanh.
Dù câu trả lời của bạn với phương pháp liệt kê nhanh này là gì thì đó có thể là bức tranh chính xác về những điều bạn thực sự muốn trong đời.

2. Viết ra

Mục tiêu của bạn cần phải được viết ra. Chúng phải rõ ràng, cụ thể, chi tiết và có thể ước lượng được. Bạn phải viết ra những mục tiêu của mình như thể bạn đang xếp đặt thứ tự cho chúng để được sản xuất ở một nhà máy từ xa. Hãy miêu tả chúng thật rõ ràng và chi tiết.
Chỉ có 3% số người trưởng thành viết ra các mục tiêu, những người khác làm việc vì chúng.

3. Đặt ra thời hạn

Tiềm thức của bạn sử dụng các thời hạn như “hệ thống bắt buộc” để thúc giục bạn, một cách có ý thức và vô thức, khiến bạn đạt được mục tiêu theo kế hoạch.
Nếu mục tiêu của bạn khá lớn, hãy đặt ra các tiểu thời hạn. Nếu bạn muốn đạt được mục tiêu tự do tài chính, bạn có thể phải đặt mục tiêu từ 10 đến 20 năm, và rồi phá bỏ nó, theo từng năm, để bạn biết mình sẽ phải tiết kiệm và đầu tư hàng năm bao nhiêu tiền.
Nếu vì lý do nào đó bạn không đạt được mục tiêu theo như tiến độ, đơn giản là hãy đặt ra một thời hạn mới. Không có những mục tiêu vô lý, chỉ có những thời hạn vô lý.

4. Xác định những trở ngại phải vượt qua

Sẽ luôn có một nhân tố giới hạn hoặc hạn chế tốc độ để bạn đạt được mục tiêu của mình.
Nguyên tắc 80/20 áp dụng cho các hạn chế. Gần 80% lý do khiến bạn không đạt được mục tiêu nằm trong chính bản thân bạn. Chúng bao gồm việc thiếu một kỹ năng, một phẩm chất hay một bộ phận kiến thức nào đó. Chỉ có 20% lý do để bạn không hoàn thành mục tiêu đến từ bên ngoài. Hãy luôn bắt đầu với chính bạn.

5. Xác định những thứ cần có để đạt được mục tiêu

Hãy xác định những kỹ năng bạn cần xây dựng để trở thành 10% người đứng đầu trong lĩnh vực của mình.
Khám phá lớn nhất: Kỹ năng kém nhất nhưng cũng quan trọng nhất sẽ quyết định mức thu nhập cũng như thành công của bạn. Bạn có thể cải thiện bằng cách rèn luyện thêm về kỹ năng đã cản bước bạn này hơn bất cứ kỹ năng nào khác.
Câu hỏi trọng yếu: “Kỹ năng nào, nếu được xây dựng và thực hiện nó một cách hoàn hảo, sẽ tạo nên ảnh hưởng tích cực lớn lao nhất với cuộc đời bạn?”.
Kỹ năng nào, nếu bạn xây dựng và thực hiện nó liên tục và một cách hoàn hảo, sẽ giúp bạn đạt được tốt nhất mục tiêu quan trọng của mình? Bất kể đó là kỹ năng nào, hãy viết nó ra, lên kế hoạch và thực hiện nó mỗi ngày.

6. Xác định người sẽ giúp đỡ và sự hợp tác bạn cần để đạt được mục tiêu

Hãy lập danh sách tất cả những người trong cuộc đời bạn sẽ phải làm việc cùng hoặc liên quan tới để đạt được mục tiêu của mình. Hãy bắt đầu với những thành viên trong gia đình, những người mà bạn sẽ cần tới sự hỗ trợ và hợp tác của họ.

Lên danh sách sếp của bạn, đồng nghiệp và cấp dưới. Và nhất là, hãy xác định những khách hàng bạn sẽ cần tới sự hỗ trợ của họ để bán sản phẩm hay dịch vụ và kiếm được khoản tiền bạn muốn.
Sau khi đã xác định được những người chủ chốt này, hãy tự hỏi mình câu hỏi, “Họ được gì trong việc này?”. Hãy là người “cho đi” hơn là người “nhận lại”.
Để đạt được những mục tiêu lớn, bạn phải có sự trợ giúp và hợp tác của rất nhiều người. Những người thành công nhất là những người có thể gây dựng và duy trì được một mạng lưới lớn nhất những người có thể giúp đỡ mình và ngược lại.

7. Lên danh sách mọi thứ phải làm để đạt được mục tiêu

Hãy kết hợp những trở ngại bạn phải vượt qua, kiến thức và kỹ năng bạn cần xây dựng và những người bạn cần sự hợp tác lại với nhau. Khi nghĩ ra những vấn đề mới, hãy bổ sung vào danh sách cho tới khi hoàn thiện.
Khi bạn đưa ra được danh sách tất cả những việc cần làm để đạt được mục tiêu, bạn bắt đầu thấy rằng, mục tiêu này có tính khả thi hơn bạn nghĩ rất nhiều. “Hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân”. Bạn có thể xây dựng một bức tường lớn nhất thế giới chỉ với một viên gạch bắt đầu.

8. Tổ chức lại danh sách việc cần làm

Hãy tổ chức danh sách trên bằng cách sắp xếp các bước theo thứ tự và ưu tiên.
Thứ tự - những gì bạn phải làm trước để có thể làm tiếp những việc khác.
Ưu tiên – những gì là quan trọng hơn và những gì ít quan trọng hơn.
Nguyên tắc 80/20 cho rằng, 80% kết quả đến từ 20% hoạt động của bạn. Nguyên tắc 20/80 cũng nói rằng, 20% thời gian đầu tiên bạn dành cho việc lên kế hoạch và tổ chức thực hiện mục tiêu sẽ tương đương với 80% thời gian và nỗ lực để đạt được mục tiêu.
Việc lên kế hoạch là rất quan trọng.

9. Lên kế hoạch

- Lên kế hoạch mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi tháng từ trước.
- Lên kế hoạch từng tháng vào đầu mỗi tháng.
- Lên kế hoạch mỗi tuần vào ngày cuối tuần trước đó.
- Lên kế hoạch mỗi ngày vào buổi tối trước đó.

Kế hoạch càng cẩn thận và chi tiết bao nhiêu, bạn càng tốn ít thời gian để hoàn thành công việc bấy nhiêu.
Nguyên tắc là, mỗi phút dành cho việc lên kế hoạch sẽ tiết kiệm 10 phút cho khi thực hiện. Điều này có nghĩa, bạn sẽ thu lại kết quả 1000% lợi ích trong việc đầu tư thời gian vào việc lên kế hoạch cho mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi tháng của mình từ trước.

10. Chọn nhiệm vụ số 1 cho mỗi ngày

Hãy đặt ra các ưu tiên cho danh sách công việc của bạn, sử dụng nguyên tắc 80/20.
Hãy tự hỏi mình câu này: “Nếu tôi chỉ có thể làm một việc trong danh sách này, hoạt động nào là quan trọng nhất?”. Dù câu trả lời của bạn là gì, hãy cứ đánh số 1 vào cạnh công việc đó.
Tiếp đó, hãy hỏi mình câu này: “Nếu tôi chỉ có thể làm một việc khác trong danh sách này, nhiệm vụ nào sẽ đáng để mất thời gian nhất?”. Và viết tiếp số 2 vào cạnh công việc đó.
Hãy tiếp tục hỏi câu này, “Việc gì nữa đáng để tôi dành thời gian nhất trong danh sách này?”. Cho tới khi bạn có được 7 công việc ưu tiên hàng đầu, được sắp xếp theo thứ tự và ưu tiên.

Đây là một câu hỏi khác, “Nếu tôi có thể làm một việc gì đó suốt cả ngày, việc nào sẽ đóng góp nhiều giá trị nhất cho công việc của tôi và cho các mục tiêu của tôi?”.
Hãy tập trung và chú ý là những chìa khóa của thành công. Tập trung có nghĩa bạn biết chính xác mình muốn hoàn thành điều gì. Chú ý đòi hỏi bạn phải dành toàn tâm toàn ý vào những việc giúp bạn tiến gần hơn tới mục tiêu của mình.

11. Xây dựng thói quen kỷ luật

Khi bạn đã quyết định được nhiệm vụ quan trọng nhất với mình, hãy chỉ tập trung vào nó cho tới khi hoàn thành công việc này 100%.
Chọn công việc quan trọng nhất, sau đó tập trung toàn bộ tâm trí vào nó sẽ làm tăng gấp đôi hoặc gấp 3 chất lượng và số lượng sản phẩm.
Chỉ giải quyết một việc là kỹ năng quan trọng hơn cả trong những kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa, khi bắt đầu công việc, bạn sẽ tránh mọi sự phân tán và chỉ tập trung vào nó cho tới khi hoàn thành.
Khi bạn đã xây dựng được thói quen hoàn thành công việc, bạn sẽ kiếm được nhiều hơn gấp 2, gấp 3 hoặc thậm chí gấp 5 lần so với những người khác.

12. Luyện tập sự hình dung về các mục tiêu

Hãy tạo nên những bức tranh rõ ràng, sinh động, thú vị và đầy cảm xúc về những mục tiêu của bạn, như thể chúng đã là hiện thực.
Hãy nhìn về mục tiêu của bạn như thể nó đã đạt được. Hãy tưởng tượng như bạn đang tận hưởng các thành tựu của mục tiêu này. Trong khi hình dung, hãy dành vài phút để tạo nên cảm xúc sẽ đồng hành với các thành tựu đạt được trong mục tiêu của mình. Một bức tranh tinh thần gắn với cảm xúc sẽ có tác động to lớn lên tiềm thức và cả phần siêu ý thức trong bạn.
Khả năng hình dung có lẽ là công cụ mạnh mẽ nhất có sẵn ở bạn giúp bạn đạt được những mục tiêu nhanh hơn bạn nghĩ.
Khi bạn dùng cách kết hợp những mục tiêu rõ ràng với khả năng hình dung hóa, cảm xúc hóa, bạn sẽ kích hoạt tới phần siêu ý thức trong mình. Khi đó, phần siêu ý thức sẽ giải quyết mọi vấn đề trong quá trình bạn hướng tới mục tiêu.
Phần siêu ý thức cũng sẽ kích hoạt luật hấp dẫn và bắt đầu hút vào cuộc sống của bạn những con người, hoàn cảnh, ý tưởng và tài nguyên có thể giúp bạn đạt được mục tiêu của mình nhanh chóng hơn.

13. Bài tập thiết lập mục tiêu

Hãy lấy một tờ giấy trắng và viết lên đó từ “mục tiêu” ở đầu trang cùng với ngày tháng của hôm nay. Hãy bắt mình viết ra ít nhất 10 mục tiêu bạn muốn hoàn thành trong năm tới, hoặc trong một tương lai gần.
Hãy bắt đầu mỗi mục tiêu bằng chữ “tôi”. Chỉ khi bạn dùng chữ “tôi”, theo sau chữ “tôi” là một động từ chủ động, bạn sẽ hành động như một mệnh lệnh từ ý thức cho tới cả phần tiềm thức của bạn.
Hãy miêu tả các mục tiêu của bạn ở thời hiện tại, như thể chúng đã đạt được rồi. Cuối cùng, khi đã viết ra những mục tiêu rồi, bạn hãy viết chúng ở thể khẳng định. Thay vì nói “Tôi sẽ bỏ thuốc lá”, bạn sẽ nói, “Tôi là người không hút thuốc lá”.
Cách làm này kích hoạt tiềm thức và siêu thức trong bạn để thay đổi những hiện thực bên ngoài sao cho nó tương thích với những mệnh lệnh bên trong.

14. Quyết định về từng mục đích trọng yếu

Sau khi đã viết ra danh sách gồm 10 mục tiêu, bạn hãy hỏi mình câu này, “Nếu tôi có thể vẩy một chiếc đũa thần và hoàn thành bất cứ mục tiêu nào trong danh sách trong vòng 24 giờ, mục tiêu nào sẽ có tác động tích cực lớn nhất với cuộc đời tôi?”.
Dù câu trả lời của bạn là gì thì hãy cứ khoanh tròn vào mục tiêu đó. Sau đó, hãy chuyển mục tiêu này lên vị trí đầu tiên của tờ giấy trắng.
1. Hãy viết nó ra rõ ràng và chi tiết.
2. Đặt ra thời hạn và cả những tiểu thời hạn nếu cần.
3. Xác định những trở ngại cần vượt qua để đạt được mục tiêu và xác định mục tiêu quan trọng nhất, cả bên trong và bên ngoài.
4. Xác định những kiến thức và kỹ năng sẽ cần để đạt được mục tiêu, và kỹ năng quan trọng nhất để trở thành xuất sắc.
5. Xác định những người cần sự trợ giúp và hợp tác của họ, nghĩ về những điều bạn có thể làm để xứng đáng với sự hỗ trợ đó.
6. Lên danh sách tất cả những điều bạn cần để đạt được mục tiêu của mình. Thêm vào danh sách khi bạn nghĩ ra được những điều mới khác.
7. Tổ chức danh sách của bạn theo thứ tự và ưu tiên, theo những việc bạn phải làm trước và những gì quan trọng nhất.
8. Lập kế hoạch bằng cách tổ chức danh sách việc cần làm thành từng bước từ đầu đến cuối, sau đó tổ chức hành động theo kế hoạch, làm từng ngày một.
9. Lên kế hoạch từ trước về mục tiêu của bạn theo những hoạt động bạn phải thực hiện để đạt được nó, hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng.
10. Đặt ra những ưu tiên trong danh sách việc cần làm và xác định việc quan trọng nhất bạn có thể làm mỗi ngày để tiến nhanh hơn tới mục tiêu.

11. Thực hiện kỷ luật với bản thân để tập trung toàn tâm toàn ý vào công việc quan trọng nhất bạn có thể làm hôm nay cho tới khi nó hoàn thành 100%. Tập luyện sự tập trung đó dần dần với từng việc chính yếu.

Kết luận

Sự kiên trì chính là tính kỷ luật trong hành động. Mỗi lần bạn kiên nhẫn và vượt qua những thất bại và thất vọng tưởng như không tránh khỏi, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm và trở nên mạnh mẽ hơn. Bạn sẽ phát triển được cá tính mạnh mẽ và sâu sắc hơn. Bạn sẽ tăng thêm lòng tự trọng và tự tin vào bản thân. Mục tiêu của bạn rốt cuộc sẽ trở thành “không thể ngăn cản được”.
Hãy quyết định chính xác về điều bạn muốn, viết nó ra, lên kế hoạch và làm việc với nó mỗi ngày. Nếu bạn làm đi làm lại điều này cho tới lúc nó trở thành thói quen, bạn sẽ hoàn thiện được nhiều mục tiêu hơn trong những tuần và những tháng tiếp theo.
Hãy bắt đầu từ hôm nay.

Phương cách hoàn thành mục tiêu nhanh hơn

Brian Tracy (sinh tại Vancouver, Canada vào ngày 5/1/1944) là một tác giả - diễn giả nổi tiếng viết phát triển bản thân, khả năng lãnh đạo, kỹ năng bán hàng... Ông hiện là Chủ tịch Công ty Brian Tracy International, một công ty chuyên cung cấp nhân lực có trụ sở chính tại Solana Beach (California), với chi nhánh trải khắp nước Mỹ và ba mươi mốt nước khác.
Nội dung dưới đây được dịch từ tài liệu của Brian Tracy.
Thành công là các mục tiêu, còn tất cả những cái khác chỉ là sự giải thích. Đây là khám phá lớn nhất trong suốt lịch sử loài người. Cuộc sống của bạn chỉ bắt đầu trở nên tuyệt vời khi bạn xác định rõ bạn muốn gì, lên kế hoạch để đạt được điều đó và thực hiện kế hoạch đó mỗi ngày.
Thành công là các mục tiêu, còn tất cả những cái khác chỉ là sự giải thích
Có 3 bước ngoặt trong đời tôi: Thứ nhất, tôi phát hiện ra tôi phải chịu trách nhiệm về cuộc đời mình, và về bất cứ điều gì xảy ra với tôi. Tôi học được rằng, cuộc sống này không phải là nơi để diễn tập cho điều gì đó. Nó là thực tiễn.

Bước ngoặt thứ hai đến khi tôi 24 tuổi, đó là phát hiện của tôi về những mục tiêu. Không thực sự biết mình đang làm gì, tôi ngồi xuống và liệt kê ra 10 điều tôi thực sự muốn hoàn thành trong tương lai gần. Tôi nhanh chóng làm mất danh sách đó. Nhưng 30 ngày sau, toàn bộ cuộc đời tôi đã thay đổi. Gần như mọi mục tiêu trong danh sách đó tôi đã đạt được hoặc đạt được phần nào đó.
Bước ngoặt thứ 3 trong đời là khi tôi khám phá ra rằng, “Bạn có thể học hỏi bất cứ điều gì bạn cần phải học, để hoàn thành mọi mục tiêu bạn đặt ra cho mình”.
Không ai thông minh hơn bạn và cũng không ai giỏi giang hơn bạn. Tất cả những kỹ năng kinh doanh, kỹ năng bán hàng và kỹ năng kiếm tiền đều có thể học được.
Mọi người đều giỏi trong bất cứ lĩnh vực nào mà họ đã từng không giỏi trước đây. Những người đứng đầu trong mọi lĩnh vực tại thời điểm nào đó đều đã từng không giỏi trong lĩnh vực ấy hoặc thậm chí còn không biết tới sự tồn tại của lĩnh vực đó. Và những gì mà hàng trăm, hàng ngàn người khác đã làm được thì bạn cũng có thể làm được.

Quá trình thiết lập mục tiêu

1. Xác định điều mình muốn

Hãy bắt đầu bằng cách lên ý tưởng. Hãy tưởng tượng rằng không có bất cứ giới hạn nào trong việc bạn có thể là ai, có thể có gì và có thể làm gì. Hãy tưởng tượng bạn có tất cả thời gian và tiền bạc, tất cả bạn bè và những mối quan hệ, tất cả sự giáo dục và kinh nghiệm cần thiết để đạt được các mục tiêu bạn đặt ra cho mình.
Hãy tưởng tượng bạn có thể vẩy một cây đũa thần và làm cho cuộc sống của mình hoàn hảo trong từng phần ở 4 lĩnh vực chủ chốt nhất của đời sống:
“Lý do hàng đầu cho sự thất bại chính là việc người ta không xây dựng những kế hoạch mới thay thế cho những kế hoạch không hiệu quả” - Napoleon Hill
1/ Thu nhập – Bạn muốn mình kiếm được bao nhiêu tiền trong năm nay, năm tới và 5 năm nữa?
2/ Gia đình – Bạn muốn kiến tạo cho mình và gia đình mình kiểu sống như thế nào?
3/ Sức khỏe – Bạn muốn sức khỏe của mình sẽ khác biệt như thế nào nếu nó hoàn hảo trên mọi phương diện?
4/ Tích lũy – Bạn muốn tiết kiệm và tích lũy được bao nhiêu tiền trong quá trình làm việc suốt đời?

Phương pháp 3 mục tiêu: Trong gần 30 giây, hãy viết ra 3 mục tiêu quan trọng nhất của đời bạn, ngay bây giờ. Hãy viết thật nhanh.
Dù câu trả lời của bạn với phương pháp liệt kê nhanh này là gì thì đó có thể là bức tranh chính xác về những điều bạn thực sự muốn trong đời.

2. Viết ra

Mục tiêu của bạn cần phải được viết ra. Chúng phải rõ ràng, cụ thể, chi tiết và có thể ước lượng được. Bạn phải viết ra những mục tiêu của mình như thể bạn đang xếp đặt thứ tự cho chúng để được sản xuất ở một nhà máy từ xa. Hãy miêu tả chúng thật rõ ràng và chi tiết.
Chỉ có 3% số người trưởng thành viết ra các mục tiêu, những người khác làm việc vì chúng.

3. Đặt ra thời hạn

Tiềm thức của bạn sử dụng các thời hạn như “hệ thống bắt buộc” để thúc giục bạn, một cách có ý thức và vô thức, khiến bạn đạt được mục tiêu theo kế hoạch.
Nếu mục tiêu của bạn khá lớn, hãy đặt ra các tiểu thời hạn. Nếu bạn muốn đạt được mục tiêu tự do tài chính, bạn có thể phải đặt mục tiêu từ 10 đến 20 năm, và rồi phá bỏ nó, theo từng năm, để bạn biết mình sẽ phải tiết kiệm và đầu tư hàng năm bao nhiêu tiền.
Nếu vì lý do nào đó bạn không đạt được mục tiêu theo như tiến độ, đơn giản là hãy đặt ra một thời hạn mới. Không có những mục tiêu vô lý, chỉ có những thời hạn vô lý.

4. Xác định những trở ngại phải vượt qua

Sẽ luôn có một nhân tố giới hạn hoặc hạn chế tốc độ để bạn đạt được mục tiêu của mình.
Nguyên tắc 80/20 áp dụng cho các hạn chế. Gần 80% lý do khiến bạn không đạt được mục tiêu nằm trong chính bản thân bạn. Chúng bao gồm việc thiếu một kỹ năng, một phẩm chất hay một bộ phận kiến thức nào đó. Chỉ có 20% lý do để bạn không hoàn thành mục tiêu đến từ bên ngoài. Hãy luôn bắt đầu với chính bạn.

5. Xác định những thứ cần có để đạt được mục tiêu

Hãy xác định những kỹ năng bạn cần xây dựng để trở thành 10% người đứng đầu trong lĩnh vực của mình.
Khám phá lớn nhất: Kỹ năng kém nhất nhưng cũng quan trọng nhất sẽ quyết định mức thu nhập cũng như thành công của bạn. Bạn có thể cải thiện bằng cách rèn luyện thêm về kỹ năng đã cản bước bạn này hơn bất cứ kỹ năng nào khác.
Câu hỏi trọng yếu: “Kỹ năng nào, nếu được xây dựng và thực hiện nó một cách hoàn hảo, sẽ tạo nên ảnh hưởng tích cực lớn lao nhất với cuộc đời bạn?”.
Kỹ năng nào, nếu bạn xây dựng và thực hiện nó liên tục và một cách hoàn hảo, sẽ giúp bạn đạt được tốt nhất mục tiêu quan trọng của mình? Bất kể đó là kỹ năng nào, hãy viết nó ra, lên kế hoạch và thực hiện nó mỗi ngày.

6. Xác định người sẽ giúp đỡ và sự hợp tác bạn cần để đạt được mục tiêu

Hãy lập danh sách tất cả những người trong cuộc đời bạn sẽ phải làm việc cùng hoặc liên quan tới để đạt được mục tiêu của mình. Hãy bắt đầu với những thành viên trong gia đình, những người mà bạn sẽ cần tới sự hỗ trợ và hợp tác của họ.

Lên danh sách sếp của bạn, đồng nghiệp và cấp dưới. Và nhất là, hãy xác định những khách hàng bạn sẽ cần tới sự hỗ trợ của họ để bán sản phẩm hay dịch vụ và kiếm được khoản tiền bạn muốn.
Sau khi đã xác định được những người chủ chốt này, hãy tự hỏi mình câu hỏi, “Họ được gì trong việc này?”. Hãy là người “cho đi” hơn là người “nhận lại”.
Để đạt được những mục tiêu lớn, bạn phải có sự trợ giúp và hợp tác của rất nhiều người. Những người thành công nhất là những người có thể gây dựng và duy trì được một mạng lưới lớn nhất những người có thể giúp đỡ mình và ngược lại.

7. Lên danh sách mọi thứ phải làm để đạt được mục tiêu

Hãy kết hợp những trở ngại bạn phải vượt qua, kiến thức và kỹ năng bạn cần xây dựng và những người bạn cần sự hợp tác lại với nhau. Khi nghĩ ra những vấn đề mới, hãy bổ sung vào danh sách cho tới khi hoàn thiện.
Khi bạn đưa ra được danh sách tất cả những việc cần làm để đạt được mục tiêu, bạn bắt đầu thấy rằng, mục tiêu này có tính khả thi hơn bạn nghĩ rất nhiều. “Hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân”. Bạn có thể xây dựng một bức tường lớn nhất thế giới chỉ với một viên gạch bắt đầu.

8. Tổ chức lại danh sách việc cần làm

Hãy tổ chức danh sách trên bằng cách sắp xếp các bước theo thứ tự và ưu tiên.
Thứ tự - những gì bạn phải làm trước để có thể làm tiếp những việc khác.
Ưu tiên – những gì là quan trọng hơn và những gì ít quan trọng hơn.
Nguyên tắc 80/20 cho rằng, 80% kết quả đến từ 20% hoạt động của bạn. Nguyên tắc 20/80 cũng nói rằng, 20% thời gian đầu tiên bạn dành cho việc lên kế hoạch và tổ chức thực hiện mục tiêu sẽ tương đương với 80% thời gian và nỗ lực để đạt được mục tiêu.
Việc lên kế hoạch là rất quan trọng.

9. Lên kế hoạch

- Lên kế hoạch mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi tháng từ trước.
- Lên kế hoạch từng tháng vào đầu mỗi tháng.
- Lên kế hoạch mỗi tuần vào ngày cuối tuần trước đó.
- Lên kế hoạch mỗi ngày vào buổi tối trước đó.

Kế hoạch càng cẩn thận và chi tiết bao nhiêu, bạn càng tốn ít thời gian để hoàn thành công việc bấy nhiêu.
Nguyên tắc là, mỗi phút dành cho việc lên kế hoạch sẽ tiết kiệm 10 phút cho khi thực hiện. Điều này có nghĩa, bạn sẽ thu lại kết quả 1000% lợi ích trong việc đầu tư thời gian vào việc lên kế hoạch cho mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi tháng của mình từ trước.

10. Chọn nhiệm vụ số 1 cho mỗi ngày

Hãy đặt ra các ưu tiên cho danh sách công việc của bạn, sử dụng nguyên tắc 80/20.
Hãy tự hỏi mình câu này: “Nếu tôi chỉ có thể làm một việc trong danh sách này, hoạt động nào là quan trọng nhất?”. Dù câu trả lời của bạn là gì, hãy cứ đánh số 1 vào cạnh công việc đó.
Tiếp đó, hãy hỏi mình câu này: “Nếu tôi chỉ có thể làm một việc khác trong danh sách này, nhiệm vụ nào sẽ đáng để mất thời gian nhất?”. Và viết tiếp số 2 vào cạnh công việc đó.
Hãy tiếp tục hỏi câu này, “Việc gì nữa đáng để tôi dành thời gian nhất trong danh sách này?”. Cho tới khi bạn có được 7 công việc ưu tiên hàng đầu, được sắp xếp theo thứ tự và ưu tiên.

Đây là một câu hỏi khác, “Nếu tôi có thể làm một việc gì đó suốt cả ngày, việc nào sẽ đóng góp nhiều giá trị nhất cho công việc của tôi và cho các mục tiêu của tôi?”.
Hãy tập trung và chú ý là những chìa khóa của thành công. Tập trung có nghĩa bạn biết chính xác mình muốn hoàn thành điều gì. Chú ý đòi hỏi bạn phải dành toàn tâm toàn ý vào những việc giúp bạn tiến gần hơn tới mục tiêu của mình.

11. Xây dựng thói quen kỷ luật

Khi bạn đã quyết định được nhiệm vụ quan trọng nhất với mình, hãy chỉ tập trung vào nó cho tới khi hoàn thành công việc này 100%.
Chọn công việc quan trọng nhất, sau đó tập trung toàn bộ tâm trí vào nó sẽ làm tăng gấp đôi hoặc gấp 3 chất lượng và số lượng sản phẩm.
Chỉ giải quyết một việc là kỹ năng quan trọng hơn cả trong những kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa, khi bắt đầu công việc, bạn sẽ tránh mọi sự phân tán và chỉ tập trung vào nó cho tới khi hoàn thành.
Khi bạn đã xây dựng được thói quen hoàn thành công việc, bạn sẽ kiếm được nhiều hơn gấp 2, gấp 3 hoặc thậm chí gấp 5 lần so với những người khác.

12. Luyện tập sự hình dung về các mục tiêu

Hãy tạo nên những bức tranh rõ ràng, sinh động, thú vị và đầy cảm xúc về những mục tiêu của bạn, như thể chúng đã là hiện thực.
Hãy nhìn về mục tiêu của bạn như thể nó đã đạt được. Hãy tưởng tượng như bạn đang tận hưởng các thành tựu của mục tiêu này. Trong khi hình dung, hãy dành vài phút để tạo nên cảm xúc sẽ đồng hành với các thành tựu đạt được trong mục tiêu của mình. Một bức tranh tinh thần gắn với cảm xúc sẽ có tác động to lớn lên tiềm thức và cả phần siêu ý thức trong bạn.
Khả năng hình dung có lẽ là công cụ mạnh mẽ nhất có sẵn ở bạn giúp bạn đạt được những mục tiêu nhanh hơn bạn nghĩ.
Khi bạn dùng cách kết hợp những mục tiêu rõ ràng với khả năng hình dung hóa, cảm xúc hóa, bạn sẽ kích hoạt tới phần siêu ý thức trong mình. Khi đó, phần siêu ý thức sẽ giải quyết mọi vấn đề trong quá trình bạn hướng tới mục tiêu.
Phần siêu ý thức cũng sẽ kích hoạt luật hấp dẫn và bắt đầu hút vào cuộc sống của bạn những con người, hoàn cảnh, ý tưởng và tài nguyên có thể giúp bạn đạt được mục tiêu của mình nhanh chóng hơn.

13. Bài tập thiết lập mục tiêu

Hãy lấy một tờ giấy trắng và viết lên đó từ “mục tiêu” ở đầu trang cùng với ngày tháng của hôm nay. Hãy bắt mình viết ra ít nhất 10 mục tiêu bạn muốn hoàn thành trong năm tới, hoặc trong một tương lai gần.
Hãy bắt đầu mỗi mục tiêu bằng chữ “tôi”. Chỉ khi bạn dùng chữ “tôi”, theo sau chữ “tôi” là một động từ chủ động, bạn sẽ hành động như một mệnh lệnh từ ý thức cho tới cả phần tiềm thức của bạn.
Hãy miêu tả các mục tiêu của bạn ở thời hiện tại, như thể chúng đã đạt được rồi. Cuối cùng, khi đã viết ra những mục tiêu rồi, bạn hãy viết chúng ở thể khẳng định. Thay vì nói “Tôi sẽ bỏ thuốc lá”, bạn sẽ nói, “Tôi là người không hút thuốc lá”.
Cách làm này kích hoạt tiềm thức và siêu thức trong bạn để thay đổi những hiện thực bên ngoài sao cho nó tương thích với những mệnh lệnh bên trong.

14. Quyết định về từng mục đích trọng yếu

Sau khi đã viết ra danh sách gồm 10 mục tiêu, bạn hãy hỏi mình câu này, “Nếu tôi có thể vẩy một chiếc đũa thần và hoàn thành bất cứ mục tiêu nào trong danh sách trong vòng 24 giờ, mục tiêu nào sẽ có tác động tích cực lớn nhất với cuộc đời tôi?”.
Dù câu trả lời của bạn là gì thì hãy cứ khoanh tròn vào mục tiêu đó. Sau đó, hãy chuyển mục tiêu này lên vị trí đầu tiên của tờ giấy trắng.
1. Hãy viết nó ra rõ ràng và chi tiết.
2. Đặt ra thời hạn và cả những tiểu thời hạn nếu cần.
3. Xác định những trở ngại cần vượt qua để đạt được mục tiêu và xác định mục tiêu quan trọng nhất, cả bên trong và bên ngoài.
4. Xác định những kiến thức và kỹ năng sẽ cần để đạt được mục tiêu, và kỹ năng quan trọng nhất để trở thành xuất sắc.
5. Xác định những người cần sự trợ giúp và hợp tác của họ, nghĩ về những điều bạn có thể làm để xứng đáng với sự hỗ trợ đó.
6. Lên danh sách tất cả những điều bạn cần để đạt được mục tiêu của mình. Thêm vào danh sách khi bạn nghĩ ra được những điều mới khác.
7. Tổ chức danh sách của bạn theo thứ tự và ưu tiên, theo những việc bạn phải làm trước và những gì quan trọng nhất.
8. Lập kế hoạch bằng cách tổ chức danh sách việc cần làm thành từng bước từ đầu đến cuối, sau đó tổ chức hành động theo kế hoạch, làm từng ngày một.
9. Lên kế hoạch từ trước về mục tiêu của bạn theo những hoạt động bạn phải thực hiện để đạt được nó, hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng.
10. Đặt ra những ưu tiên trong danh sách việc cần làm và xác định việc quan trọng nhất bạn có thể làm mỗi ngày để tiến nhanh hơn tới mục tiêu.

11. Thực hiện kỷ luật với bản thân để tập trung toàn tâm toàn ý vào công việc quan trọng nhất bạn có thể làm hôm nay cho tới khi nó hoàn thành 100%. Tập luyện sự tập trung đó dần dần với từng việc chính yếu.

Kết luận

Sự kiên trì chính là tính kỷ luật trong hành động. Mỗi lần bạn kiên nhẫn và vượt qua những thất bại và thất vọng tưởng như không tránh khỏi, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm và trở nên mạnh mẽ hơn. Bạn sẽ phát triển được cá tính mạnh mẽ và sâu sắc hơn. Bạn sẽ tăng thêm lòng tự trọng và tự tin vào bản thân. Mục tiêu của bạn rốt cuộc sẽ trở thành “không thể ngăn cản được”.
Hãy quyết định chính xác về điều bạn muốn, viết nó ra, lên kế hoạch và làm việc với nó mỗi ngày. Nếu bạn làm đi làm lại điều này cho tới lúc nó trở thành thói quen, bạn sẽ hoàn thiện được nhiều mục tiêu hơn trong những tuần và những tháng tiếp theo.
Hãy bắt đầu từ hôm nay.

infoq

ADs

Video of the day