The New Stuff

Showing posts with label Kiến Thức SEO. Show all posts
Showing posts with label Kiến Thức SEO. Show all posts
Với vị thế thống trị gần như tuyệt đối ở Việt Nam, Google luôn là cái đích nhắm tới của những trang tìm kiếm
Google là công cụ tìm kiếm số 1 thế giới. Ở Việt Nam, gã khổng lồ tới từ Mỹ chiếm thị phần gần như tuyệt đối.
Cũng chính vì vị thế lớn đó của Google, đã có rất nhiều trang tìm kiếm nước ta ra đời với tham vọng “đánh bại” Google. Mà gần đây nhất là lời tuyên chiến của CocCoc.com với Google. Mong sao công cụ tìm kiếm mới ra của VN sẽ tránh được các vết xe đỗ của các trang đi trước nhằm phát triển được một công cụ tìm kiếm dành riêng cho Người Việt Nam và sử dụng ngôn ngữ tiếng việt Có Dấu.
Còn bây giờ, chúng ta hãy cùng điểm danh lại những trang tìm kiếm từng tuyên bố sẽ đánh gục Google tại Việt Nam. Để xem số phận của họ bây giờ ra sao.
1. Socbay
Sóc bay
Giao diện Socbay vào thời điểm đó.
Được chính thức ra mắt vào tháng 3/2009, nhưng theo nhóm phát triển Socbay đã được nghiên cứu từ năm 2002, khi các thành viên sáng lập còn ngồi trên ghế nhà trường.
Socbay cho rằng họ vượt trội hơn Google và Yahoo về khả năng xử lý dữ liệu tiếng Việt cũng như những nghiên cứu sâu về thói quen, văn hóa để mang lại kết quả nhanh và chính xác.
Socbay cung cấp dịch vụ tìm kiếm từ nhạc, phim, ảnh, rao vặt, tin tức, từ điển và tìm web nói chung bên cạnh đó là dịch vụ tìm kiếm trên di động cung cấp tìm kiếm nhạc chuông, tin tức, hình nền,… trên di động.
Socbay nhận đầu tư từ quỹ IDG Venture Việt Nam năm 2006 và tiếp tục nhận đầu tư từ quỹ này và quỹ Softbank của Nhật Bản năm 2009, giá trị các khoản đầu tư không được công bố.
Tuy nhiên, sự nổi tiếng của Socbay phần nhiều không nằm ở câu chuyện công nghệ tìm kiếm mà nằm ở những “lùm xùm” quanh vụ Socbay cho biết Google từng muốn mua lại tập đoàn này.
Câu chuyện này diễn ra trong hai khoảng thời gian, vào năm 2006 khi Socbay mới thành lập Google đã cử đại diện tới thương thảo về hợp tác. Theo tiết lộ từ Hồ Minh Đức, một trong 4 đồng sáng lập của Socbay, Google từng đòi mua Socbay với giá 5 triệu USD vào thời điểm đó cùng quyền chọn mua cổ phiếu và mức lương 8.000 USD/tháng cho các thành viên, theo tiết lộ với tờ Finacial Time.
Sau đó, vào khoảng giữa năm 2010, giới công nghệ trong nước lại nóng sốt với chuyện Google đề nghị mua lại Socbay. Cũng như lần trước, tất cả tin tức được đưa ra là từ phía Socbay. Socbay cho rằng họ không muốn bán lại cho Google bởi hãng bị định giá quá thấp và “chúng tôi muốn tự phát triển công nghệ Việt Nam để đáp ứng nhu cầu người Việt”.
Tuy nhiên, đánh giá những lời đề nghị này, nhiều ý kiến trong giới công nghệ cho rằng Google không thể tìm thấy những thứ có giá trị cho họ ở Socbay. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng đây có thể là câu chuyện Socbay “nhờ Google” để nổi tiếng.
Hiện tại, Socbay vẫn còn duy trì hoạt động với các mục tìm kiếm Tin tức, Mp3 và Từ điển. Còn Nairscorp, đơn vị chủ quản Socbay thì chuyển hướng qua làm sản phẩm trên di động với các phần mềm đọc tin NewsGrid, hay ứng dụng tổng hợp nhiều dịch vụ cho di động Socbay iMedia.
2. Xa lộ
Xa lộ
Công ty chủ quản Xa Lộ, Tinh Vân, đã từng là một trong những người tiên phong trong lĩnh vực tìm kiếm khi cho ra mắt công cụ tìm kiếm Vinaseek vào những năm đầu thế kỷ 21.
Vào cuối tháng 9 năm 2008, Tinh Vân ra mắt Xa Lộ và công bố đầu tư khoảng 2 triệu USD để “đua marathon” với Google. Mục tiêu của Xa Lộ là chiếm 35 – 40% thị phần tìm kiếm ở Việt Nam vào năm 2010.
Xa Lộ cho biết họ sẽ có 2 hướng tìm kiếm, bao gồm tìm kiếm chung và công ty cho rằng sẽ cố gắng giúp người dùng tìm thấy kết quả cần có trong 2 trang đầu tiên; bên cạnh đó là các khả năng tìm kiếm chuyên biệt như tin tức, diễn đàn, blog,…
Tuy nhiên, hiện tại Xa Lộ đã chuyển biến hoàn toàn thành một trang tổng hợp thông tin. Giải thích cho điều này, lãnh đạo công ty cho biết chức năng tìm kiếm web “không được đưa ra” chứ không phải là biến mất, theo Ictnews.
Công ty chủ quản Tinh Vân cũng đã chuyển sang đầu tư vào các mảng như game online trên di động (MC Corp) hay dịch vụ giáo dục trực tuyến (Violet).
3. Tìm Nhanh
Tìm nhanh
Giao diện TimNhanh năm 2007.
Ra đời năm 2007, Tìm Nhanh cho biết lợi thế của trang này là việc có nhiều mảng tin tức và muốn trở thành Yahoo của Việt Nam, tức hoạt động theo mô hình cổng thông tin mà Yahoo đang rất mạnh lúc bấy giờ. Hơn nữa, trang này cho rằng mình có khả năng vượt qua Google và Yahoo về khả năng xử lý tiếng Việt.
Timnhanh từng được quỹ DFJ Vinacapital đầu tư 2 triệu USD. Tới năm 2008, Timnhanh công bố có số lượng truy cập lên tới 3 triệu lượt/ngày và lượng thành viên lên tới 2 triệu người.
Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động và quyết định bán mình cho Yahoo không thành, Tìm Nhanh đã chuyển qua dùng công cụ tìm kiếm của Google làm nhân tìm kiếm của mình.
Hiện nay, Tìm Nhanh vẫn trực thuộc Công ty cổ phần trực tuyến Việt Nam (VON). Tuy nhiên trang web này hoạt động giống như một cổng tổng hợp thông tin từ báo chí và bị chìm ngập trong hàng loạt web dạng này. Sản phẩm tìm kiếm trên trang web được thông báo “đang trong quá trình cập nhật”.
VON chẳng còn nhiều “vốn” trong tay. Hầu hết các dịch vụ của VON đã được bán lại cho các đối tác hoặc ngừng hoạt động. Trang Yume.vn được bán lại cho Công ty cổ phần Địa Điểm, hai trang Kiemviec và HRVietNam thì được sang tay cho CarrerBuilder. Chi tiết các thương vụ này không được tiết lộ.
4. Monava
monava
Giao diện trang Monava.
“Nổi tai tiếng” nhất trong số các đầu tư vào lĩnh vực tìm kiếm có lẽ là Monava. Sản phẩm được ra mắt tháng 12 năm 2007 với lời tuyên bố “giành lại 2 triệu người dùng Việt từ Google” này đã được Nguyễn Hoàng Group hứa đầu tư lên tới 500.000 USD.
Tuy nhiên, trái ngược với tuyên bố con số truy cập hàng triệu lượt mỗi ngày từ lãnh đạo Monava, thì thứ hạng website này luôn ở mức cực thấp. Bên cạnh đó là những cáo buộc Monava chỉ là trang tìm kiếm sử dụng lại kết quả từ Google dù trang này luôn tuyên bố mình là “cỗ máy tìm kiếm của người Việt và dành cho người Việt”.
Sau đó, vào tháng 3/2008 Nguyễn Hoàng Group tuyên bố ngừng đầu tư vào Monava. Tên miền Monava.vn được chuyển hướng về isi.com. Hiện tại, tên miền này đã hết hạn sử dụng và không được đăng ký lại.
Tìm kiếm vẫn luôn là một cuộc đấu dài hơi và khó khăn. Vì thế, những sự xuất hiện của CocCoc mới đây hay Wada tuy khá rầm rộ nhưng công luận vẫn rất hoài nghi về sự thành công của các dự án này.
Đi kèm những lời thách thức trên là việc Coccoc đã nhận đầu tư hơn 15 triệu USD trong 2 năm qua, cùng lời hứa tăng vốn lên 100 triệu USD để tập trung vào tìm kiếm địa điểm. Kẻ đã đánh bại Google ở Nga, Yandex, đỡ đầu cho Wada thì cho biết đã đầu tư vào công ty này 200 tỷ đồng và hứa sẽ tăng vốn đầu tư lên gấp 2 – 3 lần để mở rộng thị phần.
Thị trường tìm kiếm ở Việt Nam lại một lần nữa nóng lên. Và với những đầu tư “khủng” cho lĩnh vực này của các doanh nghiệp mới, hy vọng họ sẽ đóng góp được nhiều giá trị hơn cho người Việt, trước khi bắt đầu cái họ gọi là “đánh bại Google”.

Số phận những trang tìm kiếm Việt từng đòi đánh bại Google

Với vị thế thống trị gần như tuyệt đối ở Việt Nam, Google luôn là cái đích nhắm tới của những trang tìm kiếm
Google là công cụ tìm kiếm số 1 thế giới. Ở Việt Nam, gã khổng lồ tới từ Mỹ chiếm thị phần gần như tuyệt đối.
Cũng chính vì vị thế lớn đó của Google, đã có rất nhiều trang tìm kiếm nước ta ra đời với tham vọng “đánh bại” Google. Mà gần đây nhất là lời tuyên chiến của CocCoc.com với Google. Mong sao công cụ tìm kiếm mới ra của VN sẽ tránh được các vết xe đỗ của các trang đi trước nhằm phát triển được một công cụ tìm kiếm dành riêng cho Người Việt Nam và sử dụng ngôn ngữ tiếng việt Có Dấu.
Còn bây giờ, chúng ta hãy cùng điểm danh lại những trang tìm kiếm từng tuyên bố sẽ đánh gục Google tại Việt Nam. Để xem số phận của họ bây giờ ra sao.
1. Socbay
Sóc bay
Giao diện Socbay vào thời điểm đó.
Được chính thức ra mắt vào tháng 3/2009, nhưng theo nhóm phát triển Socbay đã được nghiên cứu từ năm 2002, khi các thành viên sáng lập còn ngồi trên ghế nhà trường.
Socbay cho rằng họ vượt trội hơn Google và Yahoo về khả năng xử lý dữ liệu tiếng Việt cũng như những nghiên cứu sâu về thói quen, văn hóa để mang lại kết quả nhanh và chính xác.
Socbay cung cấp dịch vụ tìm kiếm từ nhạc, phim, ảnh, rao vặt, tin tức, từ điển và tìm web nói chung bên cạnh đó là dịch vụ tìm kiếm trên di động cung cấp tìm kiếm nhạc chuông, tin tức, hình nền,… trên di động.
Socbay nhận đầu tư từ quỹ IDG Venture Việt Nam năm 2006 và tiếp tục nhận đầu tư từ quỹ này và quỹ Softbank của Nhật Bản năm 2009, giá trị các khoản đầu tư không được công bố.
Tuy nhiên, sự nổi tiếng của Socbay phần nhiều không nằm ở câu chuyện công nghệ tìm kiếm mà nằm ở những “lùm xùm” quanh vụ Socbay cho biết Google từng muốn mua lại tập đoàn này.
Câu chuyện này diễn ra trong hai khoảng thời gian, vào năm 2006 khi Socbay mới thành lập Google đã cử đại diện tới thương thảo về hợp tác. Theo tiết lộ từ Hồ Minh Đức, một trong 4 đồng sáng lập của Socbay, Google từng đòi mua Socbay với giá 5 triệu USD vào thời điểm đó cùng quyền chọn mua cổ phiếu và mức lương 8.000 USD/tháng cho các thành viên, theo tiết lộ với tờ Finacial Time.
Sau đó, vào khoảng giữa năm 2010, giới công nghệ trong nước lại nóng sốt với chuyện Google đề nghị mua lại Socbay. Cũng như lần trước, tất cả tin tức được đưa ra là từ phía Socbay. Socbay cho rằng họ không muốn bán lại cho Google bởi hãng bị định giá quá thấp và “chúng tôi muốn tự phát triển công nghệ Việt Nam để đáp ứng nhu cầu người Việt”.
Tuy nhiên, đánh giá những lời đề nghị này, nhiều ý kiến trong giới công nghệ cho rằng Google không thể tìm thấy những thứ có giá trị cho họ ở Socbay. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng đây có thể là câu chuyện Socbay “nhờ Google” để nổi tiếng.
Hiện tại, Socbay vẫn còn duy trì hoạt động với các mục tìm kiếm Tin tức, Mp3 và Từ điển. Còn Nairscorp, đơn vị chủ quản Socbay thì chuyển hướng qua làm sản phẩm trên di động với các phần mềm đọc tin NewsGrid, hay ứng dụng tổng hợp nhiều dịch vụ cho di động Socbay iMedia.
2. Xa lộ
Xa lộ
Công ty chủ quản Xa Lộ, Tinh Vân, đã từng là một trong những người tiên phong trong lĩnh vực tìm kiếm khi cho ra mắt công cụ tìm kiếm Vinaseek vào những năm đầu thế kỷ 21.
Vào cuối tháng 9 năm 2008, Tinh Vân ra mắt Xa Lộ và công bố đầu tư khoảng 2 triệu USD để “đua marathon” với Google. Mục tiêu của Xa Lộ là chiếm 35 – 40% thị phần tìm kiếm ở Việt Nam vào năm 2010.
Xa Lộ cho biết họ sẽ có 2 hướng tìm kiếm, bao gồm tìm kiếm chung và công ty cho rằng sẽ cố gắng giúp người dùng tìm thấy kết quả cần có trong 2 trang đầu tiên; bên cạnh đó là các khả năng tìm kiếm chuyên biệt như tin tức, diễn đàn, blog,…
Tuy nhiên, hiện tại Xa Lộ đã chuyển biến hoàn toàn thành một trang tổng hợp thông tin. Giải thích cho điều này, lãnh đạo công ty cho biết chức năng tìm kiếm web “không được đưa ra” chứ không phải là biến mất, theo Ictnews.
Công ty chủ quản Tinh Vân cũng đã chuyển sang đầu tư vào các mảng như game online trên di động (MC Corp) hay dịch vụ giáo dục trực tuyến (Violet).
3. Tìm Nhanh
Tìm nhanh
Giao diện TimNhanh năm 2007.
Ra đời năm 2007, Tìm Nhanh cho biết lợi thế của trang này là việc có nhiều mảng tin tức và muốn trở thành Yahoo của Việt Nam, tức hoạt động theo mô hình cổng thông tin mà Yahoo đang rất mạnh lúc bấy giờ. Hơn nữa, trang này cho rằng mình có khả năng vượt qua Google và Yahoo về khả năng xử lý tiếng Việt.
Timnhanh từng được quỹ DFJ Vinacapital đầu tư 2 triệu USD. Tới năm 2008, Timnhanh công bố có số lượng truy cập lên tới 3 triệu lượt/ngày và lượng thành viên lên tới 2 triệu người.
Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động và quyết định bán mình cho Yahoo không thành, Tìm Nhanh đã chuyển qua dùng công cụ tìm kiếm của Google làm nhân tìm kiếm của mình.
Hiện nay, Tìm Nhanh vẫn trực thuộc Công ty cổ phần trực tuyến Việt Nam (VON). Tuy nhiên trang web này hoạt động giống như một cổng tổng hợp thông tin từ báo chí và bị chìm ngập trong hàng loạt web dạng này. Sản phẩm tìm kiếm trên trang web được thông báo “đang trong quá trình cập nhật”.
VON chẳng còn nhiều “vốn” trong tay. Hầu hết các dịch vụ của VON đã được bán lại cho các đối tác hoặc ngừng hoạt động. Trang Yume.vn được bán lại cho Công ty cổ phần Địa Điểm, hai trang Kiemviec và HRVietNam thì được sang tay cho CarrerBuilder. Chi tiết các thương vụ này không được tiết lộ.
4. Monava
monava
Giao diện trang Monava.
“Nổi tai tiếng” nhất trong số các đầu tư vào lĩnh vực tìm kiếm có lẽ là Monava. Sản phẩm được ra mắt tháng 12 năm 2007 với lời tuyên bố “giành lại 2 triệu người dùng Việt từ Google” này đã được Nguyễn Hoàng Group hứa đầu tư lên tới 500.000 USD.
Tuy nhiên, trái ngược với tuyên bố con số truy cập hàng triệu lượt mỗi ngày từ lãnh đạo Monava, thì thứ hạng website này luôn ở mức cực thấp. Bên cạnh đó là những cáo buộc Monava chỉ là trang tìm kiếm sử dụng lại kết quả từ Google dù trang này luôn tuyên bố mình là “cỗ máy tìm kiếm của người Việt và dành cho người Việt”.
Sau đó, vào tháng 3/2008 Nguyễn Hoàng Group tuyên bố ngừng đầu tư vào Monava. Tên miền Monava.vn được chuyển hướng về isi.com. Hiện tại, tên miền này đã hết hạn sử dụng và không được đăng ký lại.
Tìm kiếm vẫn luôn là một cuộc đấu dài hơi và khó khăn. Vì thế, những sự xuất hiện của CocCoc mới đây hay Wada tuy khá rầm rộ nhưng công luận vẫn rất hoài nghi về sự thành công của các dự án này.
Đi kèm những lời thách thức trên là việc Coccoc đã nhận đầu tư hơn 15 triệu USD trong 2 năm qua, cùng lời hứa tăng vốn lên 100 triệu USD để tập trung vào tìm kiếm địa điểm. Kẻ đã đánh bại Google ở Nga, Yandex, đỡ đầu cho Wada thì cho biết đã đầu tư vào công ty này 200 tỷ đồng và hứa sẽ tăng vốn đầu tư lên gấp 2 – 3 lần để mở rộng thị phần.
Thị trường tìm kiếm ở Việt Nam lại một lần nữa nóng lên. Và với những đầu tư “khủng” cho lĩnh vực này của các doanh nghiệp mới, hy vọng họ sẽ đóng góp được nhiều giá trị hơn cho người Việt, trước khi bắt đầu cái họ gọi là “đánh bại Google”.

Ngoài công cụ tìm kiếm nổi tiếng và hệ điều hành Android, Google còn có rất nhiều dịch vụ khác mà ít người dùng biết đến.



1. Google Mars
google-1
Google Mars cũng giống như Google Earth, ngoại trừ việc chương trình này cho phép bạn khám phá hành tinh đỏ.
2. Google Scholar
google-2
Google Scholar là một công cụ tìm kiếm các mục học bổng. Scholar khá mở rộng, cho phép bạn có thể truy cập vào các tóm tắt đề tài, các loại sách báo từ những nhà xuất bản học thuật, các hội chuyên nghiệp, kho lưu trữ trực tuyến, các trường đại học và các trang web.
3. Google Art Project
google-3
Google Art Project là một trang web cho phép người sử dụng có những chuyến du lịch ảo ở các viện bảo tàng và các phòng tranh, tương tự như Google Street View.
4. Google Transliterate
google-4
Đây là một dịch vụ giúp người dùng đánh máy với nhiều ngôn ngữ khác nhau.
5. Build with Google Chrome
google-5
Build with Google Chrome là sản phẩm hợp tác giữa Google Australia và Lego. Dự án này là một cách để hiển thị những hình ảnh 3D. Người dùng cũng có thể tự mình xây dựng các cấu trúc Lego 3D.
6. Google Think
google-6
Đây là một trang web cho các nhà quảng cáo và các ngành nghề tương tự để có được những hiểu biết về tiếp thị và nguồn cảm hứng trực tiếp từ Google.
7. Power Searching with Google
google-7
Power Searching with Google là một tính năng hỗ trợ kỹ năng tìm kiếm của người dùng. Các chuyên gia tìm kiếm của Google cung cấp lời khuyên và thủ thuật để điều hướng tốt hơn công cụ tìm kiếm và giúp bạn tìm thấy chính xác những gì bạn đang tìm.
8. Schemer
google-8
Schemer là một mạng lưới giúp lên kế hoạch với bạn bè. Dịch vụ này đặc biệt làm việc hiệu quả ở những khu vực mật độ dân số đông.
9. Google Moderator
google-9
Google Moderator là một diễn đàn mở để thảo luận các chủ đề, đặt câu hỏi và chia sẻ ý tưởng. Bạn sẽ nhận được phản hồi cho bất cứ điều gì bạn muốn qua Moderator.
10. Google Sound Search
google-10
Đây là dịch vụ tương tự như Shazam. Qua đó, bạn sẽ biết ca khúc nào đang được phát.
11. Encrypted.google.com
google-11
Encrypted.google.com là một công cụ tìm kiếm an toàn. Encrypted sử dụng Secure Sockets Layer (SSL), giao thức an ninh mà các ngân hàng hay sử dụng.

11 sản phẩm và dịch vụ ít người biết của Google

Ngoài công cụ tìm kiếm nổi tiếng và hệ điều hành Android, Google còn có rất nhiều dịch vụ khác mà ít người dùng biết đến.



1. Google Mars
google-1
Google Mars cũng giống như Google Earth, ngoại trừ việc chương trình này cho phép bạn khám phá hành tinh đỏ.
2. Google Scholar
google-2
Google Scholar là một công cụ tìm kiếm các mục học bổng. Scholar khá mở rộng, cho phép bạn có thể truy cập vào các tóm tắt đề tài, các loại sách báo từ những nhà xuất bản học thuật, các hội chuyên nghiệp, kho lưu trữ trực tuyến, các trường đại học và các trang web.
3. Google Art Project
google-3
Google Art Project là một trang web cho phép người sử dụng có những chuyến du lịch ảo ở các viện bảo tàng và các phòng tranh, tương tự như Google Street View.
4. Google Transliterate
google-4
Đây là một dịch vụ giúp người dùng đánh máy với nhiều ngôn ngữ khác nhau.
5. Build with Google Chrome
google-5
Build with Google Chrome là sản phẩm hợp tác giữa Google Australia và Lego. Dự án này là một cách để hiển thị những hình ảnh 3D. Người dùng cũng có thể tự mình xây dựng các cấu trúc Lego 3D.
6. Google Think
google-6
Đây là một trang web cho các nhà quảng cáo và các ngành nghề tương tự để có được những hiểu biết về tiếp thị và nguồn cảm hứng trực tiếp từ Google.
7. Power Searching with Google
google-7
Power Searching with Google là một tính năng hỗ trợ kỹ năng tìm kiếm của người dùng. Các chuyên gia tìm kiếm của Google cung cấp lời khuyên và thủ thuật để điều hướng tốt hơn công cụ tìm kiếm và giúp bạn tìm thấy chính xác những gì bạn đang tìm.
8. Schemer
google-8
Schemer là một mạng lưới giúp lên kế hoạch với bạn bè. Dịch vụ này đặc biệt làm việc hiệu quả ở những khu vực mật độ dân số đông.
9. Google Moderator
google-9
Google Moderator là một diễn đàn mở để thảo luận các chủ đề, đặt câu hỏi và chia sẻ ý tưởng. Bạn sẽ nhận được phản hồi cho bất cứ điều gì bạn muốn qua Moderator.
10. Google Sound Search
google-10
Đây là dịch vụ tương tự như Shazam. Qua đó, bạn sẽ biết ca khúc nào đang được phát.
11. Encrypted.google.com
google-11
Encrypted.google.com là một công cụ tìm kiếm an toàn. Encrypted sử dụng Secure Sockets Layer (SSL), giao thức an ninh mà các ngân hàng hay sử dụng.

Chào các bạn, hôm nay Olapo xin trình bày tiếp vấn đề về Google pagerank và sự ảnh hưởng của Google pagerank tới SEO !

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm Google pagerank nhé !
Google pagerank là gì : thuật ngữ này được hiểu là thước đo độ tin tưởng, uy tín của website hay 1 liên kết nào đó đối với Google. PageRank được phát triển tại đại học Stanford bởi Lary Page (cũng bởi vậy mà có tên PageRank) và sau đó bởi Sergey Brin như một phần dự án công cụ tìm kiếm mới. Và được cấp bằng sáng chế ngày 4 tháng 9 năm 2001. Theo Google, pagerank được đánh giá thông qua hệ thống backlink trỏ tới website, liên kết và thường được update khoảng 2 – 3 tháng / lần. Nhưng hiện tại yếu tố backlink đã không còn quá quan trọng trong việc đánh giá pagerank của website, thay vào đó, pagerank được đánh giá thông qua nhiều yếu tố khác như : nội dung website, tuổi đời domain, sự phổ biến và chia sẻ thông tin qua các mạng xã hội. Hiện tại Google pagerank là 1 thước đo khá sai lệch và Google đã tuyên bố pagerank không còn quá quan trọng và không còn ảnh hưởng nhiều tới thứ hạng của website trên Google.
Vậy Google pagerank còn lợi ích và ý nghĩa gì trong SEO nữa hay không ?
Theo quan điểm riêng của Olapo, Google pagerank luôn rất quan trọng đối với mỗi website, liên kết nào đó vì các lý do sau đây
+ Google pagerank cao giúp website thu hút lượng traffic lớn từ các SEOer.
+ Google pagerank cao giúp website có tốc độ index cao hơn, đặc biệt là các diễn đàn.
+ Google pagerank cao giúp webmaster kinh doanh textlink với giá khá cao.
+ Google pagerank cao làm tăng chỉ số đánh giá cho domain và page.
+ Google pagerank cao giúp các webmaster dễ dàng trao đổi liên kết, trao đổi liên kết được với nhiều website uy tín, chất lượng khác.
Hiện tại Google pagerank có thể kéo 1 cách dễ dàng cho các domain, liên kết mới. Đây là một lỗ hổng của Google, và google pagerank ảnh hưởng quá nhỏ tới thứ hạng vị trí từ khóa nên pagerank không còn được các webmaster chú trọng như trước kia.
Cách kéo Google pagerank lên cao sẽ được Olapo trình bày trong 1 bài viết gần đây, cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết này, xin cảm ơn và chúc các bạn thành công !
Nguồn : Olapo.com

Google pagerank là gì ? Sự ảnh hưởng của Google pagerank tới SEO ?

Chào các bạn, hôm nay Olapo xin trình bày tiếp vấn đề về Google pagerank và sự ảnh hưởng của Google pagerank tới SEO !

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm Google pagerank nhé !
Google pagerank là gì : thuật ngữ này được hiểu là thước đo độ tin tưởng, uy tín của website hay 1 liên kết nào đó đối với Google. PageRank được phát triển tại đại học Stanford bởi Lary Page (cũng bởi vậy mà có tên PageRank) và sau đó bởi Sergey Brin như một phần dự án công cụ tìm kiếm mới. Và được cấp bằng sáng chế ngày 4 tháng 9 năm 2001. Theo Google, pagerank được đánh giá thông qua hệ thống backlink trỏ tới website, liên kết và thường được update khoảng 2 – 3 tháng / lần. Nhưng hiện tại yếu tố backlink đã không còn quá quan trọng trong việc đánh giá pagerank của website, thay vào đó, pagerank được đánh giá thông qua nhiều yếu tố khác như : nội dung website, tuổi đời domain, sự phổ biến và chia sẻ thông tin qua các mạng xã hội. Hiện tại Google pagerank là 1 thước đo khá sai lệch và Google đã tuyên bố pagerank không còn quá quan trọng và không còn ảnh hưởng nhiều tới thứ hạng của website trên Google.
Vậy Google pagerank còn lợi ích và ý nghĩa gì trong SEO nữa hay không ?
Theo quan điểm riêng của Olapo, Google pagerank luôn rất quan trọng đối với mỗi website, liên kết nào đó vì các lý do sau đây
+ Google pagerank cao giúp website thu hút lượng traffic lớn từ các SEOer.
+ Google pagerank cao giúp website có tốc độ index cao hơn, đặc biệt là các diễn đàn.
+ Google pagerank cao giúp webmaster kinh doanh textlink với giá khá cao.
+ Google pagerank cao làm tăng chỉ số đánh giá cho domain và page.
+ Google pagerank cao giúp các webmaster dễ dàng trao đổi liên kết, trao đổi liên kết được với nhiều website uy tín, chất lượng khác.
Hiện tại Google pagerank có thể kéo 1 cách dễ dàng cho các domain, liên kết mới. Đây là một lỗ hổng của Google, và google pagerank ảnh hưởng quá nhỏ tới thứ hạng vị trí từ khóa nên pagerank không còn được các webmaster chú trọng như trước kia.
Cách kéo Google pagerank lên cao sẽ được Olapo trình bày trong 1 bài viết gần đây, cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết này, xin cảm ơn và chúc các bạn thành công !
Nguồn : Olapo.com

* Author Rank là gì?
Có thể hiểu Author Rank là “Thương hiệu tác giả” . Nếu bạn đang đi sâu vào làm Content Marketing , hãy tưởng tượng về thế giới mà Google sử dụng các khía cạnh liên quan tới con người như trình độ và chuyên môn là yếu tố xếp hạng thương hiệu của con người đó. Author Rank = AR là sự thay đổi lớn nhất của thuật toán Google từ trước tới nay, lớn hơn cả Panda và Penguin.
Author-Rank-1
* Mục đích của AuthorRank
- Xác định tính cá thể, kiến thức của họ trong chuyên ngành và những gì người khác nghĩ về nội dung mà họ xuất bản.
Vậy câu hỏi đặt ra : Làm thế nào để thực hiện kế hoạch đo lường các yếu tố đó ?
Một số các yếu tố tác động:
- Số lượng người theo dõi trên mạng XH.
- Nội dung của bạn có được chia sẻ thường xuyên hay không?
- Lượt Like, lượt Tweet, lượt Share…
Author-Rank-2
* Một số yếu tố tác động tới AuthorRank
Google có quyền truy cập vào một lượng lớn dữ liệu mà nó sử dụng để có cái nhìn tổng quan rằng:
Bạn là ai ? Chuyên môn của bạn là gì? Mức độ phổ biến của bạn như thế nào?
* Cách xây dựng AuthorRank
Đầu tiên, yêu cầu quyền tác giả nội dung của bạn:
Để tích lũy AuthorRank trong Google, bạn sẽ phải yêu cầu về quyền nội dung mà bạn đã tạo ra. Bạn có thể làm điều này bằng cách nhập các nội dung tiểu sử Google+ để xác minh . Trong thực tế, hồ sơ G+ của bạn phải có một liên kết trỏ đến trang web lưu trữ nội dung của bạn – và ngược lại các nguồn đó cũng phải có link liên kết về tiểu sử G+ của bạn.
Nếu bạn là tác giả của nhiều nội dung cho trang web của bạn thì bạn sẽ phải tag các tiêu đề và link tới website đó từ mục ” Liên kết” trong tiểu sử G+ của bạn.

Nếu bạn viết nội dung khác nhau cho những site khác nhau , bạn có thể thêm các thẻ về tác giả . Google sẽ tìm đến các thẻ ở trong nội dung cá nhân đó.
Author-Rank-4
Một tác dụng nhỏ trong thẻ tác giả của bạn là tiểu sử trên G+ và liên kết tới cấu hình đó sẽ được thêm vào các Snippet khi người dùng tìm kiếm bài viết.
Mỗi một +1 nội dung bạn nhận được, sẽ đại diện cho một tín hiệu để Google thấy rằng nội dung của bạn đạt chất lượng cao và bạn đã thực hiện một công việc tuyệt vời. Do đó, bạn nên làm việc tích cực vào việc tạo ra nội dung mà được rất nhiều +1 .
Hãy nhớ rằng tất cả các nội dung trên mạng Xã hội đều có thể chia sẻ, Google sẽ không bao giờ sử dụng tính độc quyền AuthorRank để quyết định xếp hạng nội dung trong công cụ tìm kiếm.
Sử dụng các liên kết để tăng AuthorRank
Mỗi liên kết, bạn nhận được từ một đoạn nội dung đã được tạo ra bởi một người dùng Google+ đã đăng ký và được dán nhãn rel = “author”, sẽ thúc đẩy tăng AuthorRank của bạn. Trong thực tế, liên kết như vậy có thể được so sánh với +1 và những liên kết đó là những tín hiệu cho Google thấy rằng nội dung của bạn đáng được chú ý.
Comment trên blog và trên G+
Số lượt bình luật nội dung cũng là dấu hiện cho thấy Google đã đẩy bài viết đó lên. Thật dễ dàng để có được nhiều lượt bình luận về bức hình của bạn nhưng sẽ không hiệu quả nếu không liên quan tới lĩnh vực đó.
Nội dung trên trang web của riêng bạn, so với nội dung của bạn trên các trang web khác.
Miễn là thẻ rel = “author” có ở trên trang với bài đăng của khách, tất cả các tương tác sẽ tác động đến AuthorRank của bạn. Trong thực tế, điều này có nghĩa rằng bạn có thể tăng AuhtorRank của bạn và do đó trang web của riêng bạn mà không làm bất kỳ công việc trên trang web riêng của mình.
Author-Rank-5
+1 và Share
Share và +1 không giống nhau mặc dù chúng đều ảnh hưởng tới AR, nó giống như việc “Like” và “Share” trên Facebook.
Share quan trọng hơn +1 trên G+.
Thao tác +1 trên G+ tương tự như thao tác “Like” trên facebook. “Like” thì thật dễ dàng bởi việc nhấp chuột còn “Share” là khi bạn chia sẻ một nội dung hay.
Author-Rank-6
Tạo nhiều theo dõi trên G+
Để xây dựng tính tác giả và độ tin cậy thương hiệu, cần phải xây dựng nền tảng những người theo dõi bạn, những người tìm thấy bạn bởi nội dung của bạn.
Số lượng người có bạn trong vòng kết nối của họ là thước đo đánh giá mức độ quan trọng của bạn.
Một số mẹo để có nhiều người theo dõi trên G+
1. Chia sẻ nội dung trong phạm vi chuyên môn của bạn mà bạn và người khác tìm thấy nội dung đó là thú vị.
2. Tạo nên những bức ảnh, video hài hước trên các mạng XH và G+ không là ngoại lệ. Những nội dung hài hước sẽ thu hút được nhiều lượt +1 và chia sẻ.
3. Tạo Google+ Hangout nơi bạn trả lời các câu hỏi hoặc trợ giúp giải quyết các vấn đề liên quan tới dịch vụ và sản phẩm của bạn.
Tăng AR bằng cách tương tác với người dùng thực
Tài nguyên như FollowerWonk và LinkedIn có xu hướng tuyệt vời cho mục đích này, bởi vì họ dựa vào sự ủng hộ từ những người dùng thực và do đó sẽ tạo nên một bức tranh chính xác ai là người có ảnh hưởng quan trọng.
Khi nào chúng ta sẽ thấy những hiệu quả của AuthorRank?
AuthorRank chưa có hiệu lực đầy đủ. Nhưng chắc chắn nó sẽ xảy ra sớm, có thể là trong vòng 6-9 tháng. Google thường kiểm tra các bản cập nhật thuật toán quan trọng trong một “phiên bản ánh sáng”, trước khi họ thực hiện phiên bản đầy đủ. Vì vậy, cơ hội thử nghiệm các khía cạnh của AuthorRank có thể ngay tại thời điểm này. Tại thời điểm này chúng ta có thể thấy 5-10% về tác động đầy đủ của AuthorRank.

Google AuthorRank thuật toán SEO mới trong năm 2013

* Author Rank là gì?
Có thể hiểu Author Rank là “Thương hiệu tác giả” . Nếu bạn đang đi sâu vào làm Content Marketing , hãy tưởng tượng về thế giới mà Google sử dụng các khía cạnh liên quan tới con người như trình độ và chuyên môn là yếu tố xếp hạng thương hiệu của con người đó. Author Rank = AR là sự thay đổi lớn nhất của thuật toán Google từ trước tới nay, lớn hơn cả Panda và Penguin.
Author-Rank-1
* Mục đích của AuthorRank
- Xác định tính cá thể, kiến thức của họ trong chuyên ngành và những gì người khác nghĩ về nội dung mà họ xuất bản.
Vậy câu hỏi đặt ra : Làm thế nào để thực hiện kế hoạch đo lường các yếu tố đó ?
Một số các yếu tố tác động:
- Số lượng người theo dõi trên mạng XH.
- Nội dung của bạn có được chia sẻ thường xuyên hay không?
- Lượt Like, lượt Tweet, lượt Share…
Author-Rank-2
* Một số yếu tố tác động tới AuthorRank
Google có quyền truy cập vào một lượng lớn dữ liệu mà nó sử dụng để có cái nhìn tổng quan rằng:
Bạn là ai ? Chuyên môn của bạn là gì? Mức độ phổ biến của bạn như thế nào?
* Cách xây dựng AuthorRank
Đầu tiên, yêu cầu quyền tác giả nội dung của bạn:
Để tích lũy AuthorRank trong Google, bạn sẽ phải yêu cầu về quyền nội dung mà bạn đã tạo ra. Bạn có thể làm điều này bằng cách nhập các nội dung tiểu sử Google+ để xác minh . Trong thực tế, hồ sơ G+ của bạn phải có một liên kết trỏ đến trang web lưu trữ nội dung của bạn – và ngược lại các nguồn đó cũng phải có link liên kết về tiểu sử G+ của bạn.
Nếu bạn là tác giả của nhiều nội dung cho trang web của bạn thì bạn sẽ phải tag các tiêu đề và link tới website đó từ mục ” Liên kết” trong tiểu sử G+ của bạn.

Nếu bạn viết nội dung khác nhau cho những site khác nhau , bạn có thể thêm các thẻ về tác giả . Google sẽ tìm đến các thẻ ở trong nội dung cá nhân đó.
Author-Rank-4
Một tác dụng nhỏ trong thẻ tác giả của bạn là tiểu sử trên G+ và liên kết tới cấu hình đó sẽ được thêm vào các Snippet khi người dùng tìm kiếm bài viết.
Mỗi một +1 nội dung bạn nhận được, sẽ đại diện cho một tín hiệu để Google thấy rằng nội dung của bạn đạt chất lượng cao và bạn đã thực hiện một công việc tuyệt vời. Do đó, bạn nên làm việc tích cực vào việc tạo ra nội dung mà được rất nhiều +1 .
Hãy nhớ rằng tất cả các nội dung trên mạng Xã hội đều có thể chia sẻ, Google sẽ không bao giờ sử dụng tính độc quyền AuthorRank để quyết định xếp hạng nội dung trong công cụ tìm kiếm.
Sử dụng các liên kết để tăng AuthorRank
Mỗi liên kết, bạn nhận được từ một đoạn nội dung đã được tạo ra bởi một người dùng Google+ đã đăng ký và được dán nhãn rel = “author”, sẽ thúc đẩy tăng AuthorRank của bạn. Trong thực tế, liên kết như vậy có thể được so sánh với +1 và những liên kết đó là những tín hiệu cho Google thấy rằng nội dung của bạn đáng được chú ý.
Comment trên blog và trên G+
Số lượt bình luật nội dung cũng là dấu hiện cho thấy Google đã đẩy bài viết đó lên. Thật dễ dàng để có được nhiều lượt bình luận về bức hình của bạn nhưng sẽ không hiệu quả nếu không liên quan tới lĩnh vực đó.
Nội dung trên trang web của riêng bạn, so với nội dung của bạn trên các trang web khác.
Miễn là thẻ rel = “author” có ở trên trang với bài đăng của khách, tất cả các tương tác sẽ tác động đến AuthorRank của bạn. Trong thực tế, điều này có nghĩa rằng bạn có thể tăng AuhtorRank của bạn và do đó trang web của riêng bạn mà không làm bất kỳ công việc trên trang web riêng của mình.
Author-Rank-5
+1 và Share
Share và +1 không giống nhau mặc dù chúng đều ảnh hưởng tới AR, nó giống như việc “Like” và “Share” trên Facebook.
Share quan trọng hơn +1 trên G+.
Thao tác +1 trên G+ tương tự như thao tác “Like” trên facebook. “Like” thì thật dễ dàng bởi việc nhấp chuột còn “Share” là khi bạn chia sẻ một nội dung hay.
Author-Rank-6
Tạo nhiều theo dõi trên G+
Để xây dựng tính tác giả và độ tin cậy thương hiệu, cần phải xây dựng nền tảng những người theo dõi bạn, những người tìm thấy bạn bởi nội dung của bạn.
Số lượng người có bạn trong vòng kết nối của họ là thước đo đánh giá mức độ quan trọng của bạn.
Một số mẹo để có nhiều người theo dõi trên G+
1. Chia sẻ nội dung trong phạm vi chuyên môn của bạn mà bạn và người khác tìm thấy nội dung đó là thú vị.
2. Tạo nên những bức ảnh, video hài hước trên các mạng XH và G+ không là ngoại lệ. Những nội dung hài hước sẽ thu hút được nhiều lượt +1 và chia sẻ.
3. Tạo Google+ Hangout nơi bạn trả lời các câu hỏi hoặc trợ giúp giải quyết các vấn đề liên quan tới dịch vụ và sản phẩm của bạn.
Tăng AR bằng cách tương tác với người dùng thực
Tài nguyên như FollowerWonk và LinkedIn có xu hướng tuyệt vời cho mục đích này, bởi vì họ dựa vào sự ủng hộ từ những người dùng thực và do đó sẽ tạo nên một bức tranh chính xác ai là người có ảnh hưởng quan trọng.
Khi nào chúng ta sẽ thấy những hiệu quả của AuthorRank?
AuthorRank chưa có hiệu lực đầy đủ. Nhưng chắc chắn nó sẽ xảy ra sớm, có thể là trong vòng 6-9 tháng. Google thường kiểm tra các bản cập nhật thuật toán quan trọng trong một “phiên bản ánh sáng”, trước khi họ thực hiện phiên bản đầy đủ. Vì vậy, cơ hội thử nghiệm các khía cạnh của AuthorRank có thể ngay tại thời điểm này. Tại thời điểm này chúng ta có thể thấy 5-10% về tác động đầy đủ của AuthorRank.

Thuật ngữ ” Google spider ” có thể khá lạ lẫm với những người chưa biết tới SEO hay với các công ty, doanh nghiệp. Để các bạn hiểu rõ hơn và nắm bắt được vấn đề ” điều hướng Google spider trong SEO “, Olapo xin trình bày cụ thể 2 vấn đề này trong bài viết !

Google spider hay Google bot là thuật ngữ ám chỉ các ” con bọ ” được tự động sinh ra từ các máy chủ Google, chúng có nhiệm vụ săn tìm, truy lùng các liên kết ( link ) và thu thập dữ liệu trên các website. Google spider hoạt động chủ yếu dựa vào liên kết ( link ) trên các page, website và dựa vào hành vi người dùng hoặc truy vấn của trình duyệt tác động lên 1 page, website nào đó để lập chỉ mục cho page, website đó hiển thị trên công cụ tìm kiếm Google ( index ) và thời gian ở trong page, website của chúng là một khoảng thời gian nhất định !

Google spider được phân chia đơn giản hơn thành 2 loại : spider chủ động và spider thụ động.
Google spider chủ động hoạt động dựa trên các liên kết trong page, website. Đối với loại spider này các SEOer thường tạo sitemap (.xml)cho website và submit lên công cụ webmaster tools cho chúng làm việc tốt hơn, website được thu thập dữ liệu tốt hơn ! Chúng tự động thu thập dữ liệu và phân tích, đi theo các đường dẫn ( link ) để tiếp tục công việc của mình.
Google spider thụ động hoạt động dựa trên sự truy vấn của trình duyệt vào 1 website, page nào đó, bạn có 1 website và bạn không làm gì mà chỉ truy cập thông qua các trình duyệt thì website của bạn cũng được lập chỉ mục trên Google nhưng thời gian sẽ vô cùng chậm. Loại spider này có thể tác động qua cả ứng dụng Google plus ( G+ ) khi người dùng click G+ để +1 cho page nào đó thì ngay lập tức spider này sinh ra và đi tới page đó để tiến hành công việc.
Được nhiều Google spider ghé thăm website của mình là mong muốn của các SEOer vì như vậy website sẽ có tốc độ index nhanh hơn rất nhiều, website cũng uy tín hơn.
Vấn đề điều hướng Google spider trong website được đa số các SEOer ứng dụng chưa tốt, Google spider tuân theo thuộc tính follow – nofollow của liên kết hoặc index – noindex của thẻ meta hoặc thuộc tính disallow trong file robots.txt. Cũng giống như con người, thường thì khi đọc văn bản chúng ta hay đọc từ trên xuống dưới, từ trái qua phải và Google spider cũng đọc dữ liệu trên website của chúng ta như vậy. Do đó, thường những thông tin quan trọng chúng ta cần phải bố trí hợp lý với bố cục website để điều hướng Google spider, điều quan trọng nữa là liên kết nội bộ trên các page để điều hướng chúng từ page này qua page khác một cách hợp lý để website được thu thập dữ liệu tốt nhất.
Nguồn : Olapo.com

Google spider là gì ? Vấn đề điều hướng Google spider trong SEO

Thuật ngữ ” Google spider ” có thể khá lạ lẫm với những người chưa biết tới SEO hay với các công ty, doanh nghiệp. Để các bạn hiểu rõ hơn và nắm bắt được vấn đề ” điều hướng Google spider trong SEO “, Olapo xin trình bày cụ thể 2 vấn đề này trong bài viết !

Google spider hay Google bot là thuật ngữ ám chỉ các ” con bọ ” được tự động sinh ra từ các máy chủ Google, chúng có nhiệm vụ săn tìm, truy lùng các liên kết ( link ) và thu thập dữ liệu trên các website. Google spider hoạt động chủ yếu dựa vào liên kết ( link ) trên các page, website và dựa vào hành vi người dùng hoặc truy vấn của trình duyệt tác động lên 1 page, website nào đó để lập chỉ mục cho page, website đó hiển thị trên công cụ tìm kiếm Google ( index ) và thời gian ở trong page, website của chúng là một khoảng thời gian nhất định !

Google spider được phân chia đơn giản hơn thành 2 loại : spider chủ động và spider thụ động.
Google spider chủ động hoạt động dựa trên các liên kết trong page, website. Đối với loại spider này các SEOer thường tạo sitemap (.xml)cho website và submit lên công cụ webmaster tools cho chúng làm việc tốt hơn, website được thu thập dữ liệu tốt hơn ! Chúng tự động thu thập dữ liệu và phân tích, đi theo các đường dẫn ( link ) để tiếp tục công việc của mình.
Google spider thụ động hoạt động dựa trên sự truy vấn của trình duyệt vào 1 website, page nào đó, bạn có 1 website và bạn không làm gì mà chỉ truy cập thông qua các trình duyệt thì website của bạn cũng được lập chỉ mục trên Google nhưng thời gian sẽ vô cùng chậm. Loại spider này có thể tác động qua cả ứng dụng Google plus ( G+ ) khi người dùng click G+ để +1 cho page nào đó thì ngay lập tức spider này sinh ra và đi tới page đó để tiến hành công việc.
Được nhiều Google spider ghé thăm website của mình là mong muốn của các SEOer vì như vậy website sẽ có tốc độ index nhanh hơn rất nhiều, website cũng uy tín hơn.
Vấn đề điều hướng Google spider trong website được đa số các SEOer ứng dụng chưa tốt, Google spider tuân theo thuộc tính follow – nofollow của liên kết hoặc index – noindex của thẻ meta hoặc thuộc tính disallow trong file robots.txt. Cũng giống như con người, thường thì khi đọc văn bản chúng ta hay đọc từ trên xuống dưới, từ trái qua phải và Google spider cũng đọc dữ liệu trên website của chúng ta như vậy. Do đó, thường những thông tin quan trọng chúng ta cần phải bố trí hợp lý với bố cục website để điều hướng Google spider, điều quan trọng nữa là liên kết nội bộ trên các page để điều hướng chúng từ page này qua page khác một cách hợp lý để website được thu thập dữ liệu tốt nhất.
Nguồn : Olapo.com

Chào các bạn, hiện tại Google cập nhật hơn 500 thuật toán / năm. Và trong đó 2 thuật toán đặc biệt là Google Panda và Google Penguin được google update thường xuyên trong năm, điều này làm cộng đồng SEOer trên thế giới nói chung và trong Việt Nam nói riêng khá hoang mang. Mỗi lần 2 thuật toán này được cập nhật, chúng lại tạo ra sóng gió trong cộng đồng SEOer.

Cách phòng tránh duy nhất là các bạn cần hiểu 1 cách chính xác về 2 thuật toán này, đồng thời phải nắm rõ nguyên nhân và cách khắc phục để tránh được tình trạng từ khóa bị tụt hàng loạt, website bị phạt nặng.
Hôm nay, Olapo sẽ giúp các bạn giải quyết được vấn đề này, chúng ta lần lượt tìm hiểu từng thuật toán nhé !
* Google Panda :
+ Thuật toán này chính thức update lần 1 vào ngày 24/2/2011, tới thời điểm này Google Panda đã update lên phiên bản 24. Thuật toán này ra đời nhằm phạt các website có nội dung rác hoặc các website bị trùng lặp nội dung. Nội dung rác là nội dung không phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người dùng thông qua từ khóa truy cập hoặc nội dung đó quá sơ sài.
+ Dấu hiệu nếu bị dính Google panda : từ khóa dance ( từ khóa bị tụt đột ngột ).
+ Để tránh hoặc khắc phục thuật toán này, chúng ta phải đầu tư xây dựng nội dung tốt và fix vấn đề trùng lặp title, meta và content.
* Google Penguin :
+ Thuật toán này chính thức update lần 1 vào ngày 24/4/2012, tới thời điểm này Google Penguin đang chuẩn bị update lần thứ 6. Thuật toán này ra đời để xử phạt các website có lượng backlink bị coi là spam. Spam backlink là các backlink đặt ở các page có nội dung không tốt, hoặc quá nhiều backlink trong 1 page, không đa dạng hóa anchor text.
+ Dấu hiệu nếu bị dính Google penguin : từ khóa dance ( từ khóa bị tụt đột ngột ).
+ Để khắc phục, chúng ta cần đa dạng hóa anchor text, kiểm soát lượng backlink trỏ về website, gỡ bỏ các backlink xấu ( google webmaster tool đã ra chức năng này ).
* Google Sandbox :
+ Là một bộ lọc được ra đời vào năm 2005. Google Sandbox lọc các website, link có tuổi đời dưới 3 tháng. Các website hoặc các link có tuổi đời dưới 3 tháng và phát triển quá đột ngột như update lượng nội dung lớn và lượng backlink trỏ về tăng đột ngột…. rất dễ bị dính Google Sandbox. Các website nằm trong Sandbox là các website bị Google nghi nghờ về tốc độ phát triển.
+ Dấu hiệu nếu bị Google Sandbox : thuật toán này lọc theo từ khóa và theo link, cùng 1 link nhưng từ khóa này bị từ khóa khác lại không bị. Dấu hiệu của thuật toán này là search hoài tới page bao nhiêu cũng không thấy từ khóa, còn đường link thì vẫn được index, search từ khóa khác lại thấy.
+ Cách khắc phục : xây dựng lại nội dung thật tốt, xử lý các vấn đề trùng lặp trên website, gỡ bỏ các liên kết không uy tín, thay vào đó là liên kết với các website có pagerank cao, độ trust cao, uy tín. Tiếp đó bạn gửi email cho google xem xét lại.
* Hình thức phạt cao nhất của Google là cho website của bạn vào blacklist, block website. Lúc này website của bạn biến mất trên Google.
Với những trình bày ở trên, Olapo tin các bạn có thể nắm rõ về các thuật toán này và tránh bị Google phạt.
Nguồn : Olapo.com

Tổng quan về google panda, google penguin, google sandbox

Chào các bạn, hiện tại Google cập nhật hơn 500 thuật toán / năm. Và trong đó 2 thuật toán đặc biệt là Google Panda và Google Penguin được google update thường xuyên trong năm, điều này làm cộng đồng SEOer trên thế giới nói chung và trong Việt Nam nói riêng khá hoang mang. Mỗi lần 2 thuật toán này được cập nhật, chúng lại tạo ra sóng gió trong cộng đồng SEOer.

Cách phòng tránh duy nhất là các bạn cần hiểu 1 cách chính xác về 2 thuật toán này, đồng thời phải nắm rõ nguyên nhân và cách khắc phục để tránh được tình trạng từ khóa bị tụt hàng loạt, website bị phạt nặng.
Hôm nay, Olapo sẽ giúp các bạn giải quyết được vấn đề này, chúng ta lần lượt tìm hiểu từng thuật toán nhé !
* Google Panda :
+ Thuật toán này chính thức update lần 1 vào ngày 24/2/2011, tới thời điểm này Google Panda đã update lên phiên bản 24. Thuật toán này ra đời nhằm phạt các website có nội dung rác hoặc các website bị trùng lặp nội dung. Nội dung rác là nội dung không phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người dùng thông qua từ khóa truy cập hoặc nội dung đó quá sơ sài.
+ Dấu hiệu nếu bị dính Google panda : từ khóa dance ( từ khóa bị tụt đột ngột ).
+ Để tránh hoặc khắc phục thuật toán này, chúng ta phải đầu tư xây dựng nội dung tốt và fix vấn đề trùng lặp title, meta và content.
* Google Penguin :
+ Thuật toán này chính thức update lần 1 vào ngày 24/4/2012, tới thời điểm này Google Penguin đang chuẩn bị update lần thứ 6. Thuật toán này ra đời để xử phạt các website có lượng backlink bị coi là spam. Spam backlink là các backlink đặt ở các page có nội dung không tốt, hoặc quá nhiều backlink trong 1 page, không đa dạng hóa anchor text.
+ Dấu hiệu nếu bị dính Google penguin : từ khóa dance ( từ khóa bị tụt đột ngột ).
+ Để khắc phục, chúng ta cần đa dạng hóa anchor text, kiểm soát lượng backlink trỏ về website, gỡ bỏ các backlink xấu ( google webmaster tool đã ra chức năng này ).
* Google Sandbox :
+ Là một bộ lọc được ra đời vào năm 2005. Google Sandbox lọc các website, link có tuổi đời dưới 3 tháng. Các website hoặc các link có tuổi đời dưới 3 tháng và phát triển quá đột ngột như update lượng nội dung lớn và lượng backlink trỏ về tăng đột ngột…. rất dễ bị dính Google Sandbox. Các website nằm trong Sandbox là các website bị Google nghi nghờ về tốc độ phát triển.
+ Dấu hiệu nếu bị Google Sandbox : thuật toán này lọc theo từ khóa và theo link, cùng 1 link nhưng từ khóa này bị từ khóa khác lại không bị. Dấu hiệu của thuật toán này là search hoài tới page bao nhiêu cũng không thấy từ khóa, còn đường link thì vẫn được index, search từ khóa khác lại thấy.
+ Cách khắc phục : xây dựng lại nội dung thật tốt, xử lý các vấn đề trùng lặp trên website, gỡ bỏ các liên kết không uy tín, thay vào đó là liên kết với các website có pagerank cao, độ trust cao, uy tín. Tiếp đó bạn gửi email cho google xem xét lại.
* Hình thức phạt cao nhất của Google là cho website của bạn vào blacklist, block website. Lúc này website của bạn biến mất trên Google.
Với những trình bày ở trên, Olapo tin các bạn có thể nắm rõ về các thuật toán này và tránh bị Google phạt.
Nguồn : Olapo.com


Bạn không biết SEO ? Bạn cần một mô tả ngắn, dễ hiểu tổng quan về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm ( SEO) và nó hoạt động thế nào ? Hãy cùng ăn bỏng ngô và xem video SEO mới của chúng tôi nhé, chỉ trong ba phút bao gồm các vấn đề cơ bản của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm:

Nguồn : Searchengineland

SEO là gì và SEO hoạt động như thế nào by Searchengineland


Bạn không biết SEO ? Bạn cần một mô tả ngắn, dễ hiểu tổng quan về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm ( SEO) và nó hoạt động thế nào ? Hãy cùng ăn bỏng ngô và xem video SEO mới của chúng tôi nhé, chỉ trong ba phút bao gồm các vấn đề cơ bản của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm:

Nguồn : Searchengineland

infoq

ADs

Video of the day