Trên lộ trình mua hàng, người đi mua hàng có thể đến các kênh thông tin mua sắm có liên quan, trong đó, có nhiều cơ hội để chọn và ra quyết định mua bằng các kênh online lẫn offline.
Cửa hàng và điểm trưng bày offline vẫn còn là là kênh quen thuộc với tỷ lệ tiếp xúc lớn hơn kênhonline. Số liệu năm 2012 của Deloite cho thấy, có đến 86% nhà bán lẻ xác nhận rằng đầu tư cho shopper marketing đạt được hiệu quả cao hơn so với hoạt động khác tại điểm bán.
Nghiên cứu của Booz/GMA3.0 cho biết có đến 85% người đi mua hàng thú nhận rằng các yếu tố bên trong cửa hàng ảnh đến quyết định chọn nhãn hàng. Do đó việc dẫn dắt người tiêu dùng đến cửa hàng là chìa khóa để mở ra cánh cửa bán hàng cho doanh nghiệp.
Trong khi đó,theo số liệu từ Tony&Milk (Shopper marketing Revelution2013) thì có đến 70% ngân sách đầu tư tại điểm bán là không đạt hiệu quả. Dưới đây là gợi ý giúp cho các nhãn và nhà bán lẻ đạt được hiệu quả tốt hơn trong việc bán hàng.
1. Điểm cung cấp thông tin và tiện ích tại điểm bán
Quan điểm marketing tập trung vào việc bán được hàng sẽ mau chóng mất đi hiệu quả.
Người đi mua hàng ngày nay có nhiều cơ hội để mua được món hàng một cách có lợi nhất. Do đó, tiếp thị phải đồng hành với người đi mua để giúp họ mua được món hàng hiệu quả nhất.
Trưng bày tại sảnh, hành lang và những nơi có không gian rộng, giúp cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, các chương trình, sự kiện tại điểm bán
Việc cung cấp thông tin có ích cho người đi mua hàng là xu thế mới mà shopper marketing đang nhận lấy trách nhiệm. Cách bố trí mặt bằng sẽ ảnh hưởng nhiều đến cơ hội cho người đi mua hàng tiếp cận nhãn hàng. Công nghệ số đã tạo ra nhiều ứng dụng phần cứng lẫn phần mềm để giúp người mua offline có thể tương tác cùng lúc với nhiều nhiều cửa hàng ảo khác để tìm kiếm lợi ích khi mua hàng. Hãy tìm cách bắt người đi mua hàng dừng chân ghé vào điểm bán.
Mỹ thuật kiến trúc bên ngoài, cách bài trí mặt tiền cửa hiệu, thông tin phục vụ tra cứu ngay trước cửa hàng, thậm chí ngay trước bãi đậu xe có thể thúc giục người đi mua hàng dừng chân vì tò mò hay để tham khảo các thông tin mà họ quan tâm.
Ngoài những vật phẩm truyền thông tại điểm bán, việc bố trí các màn hình cảm ứng có thể truy cập được internet tốc độ cao rất cần thiết để phục vụ người đi mua sắm tìm kiếm thông tin mà họ quan tâm. Phát kiến QR code là một ứng dụng tuyệt vời giúp người đi mua hàng tiếp cận thông tin sản phẩm của thương hiệu một cách đơn giản và nhanh chóng.
Người làm shopper marketing hoàn toàn có thể sử dụng QR code cho cùng mục đích tại nơi bán lẻ.
Giá đỡ tablet hiển thị thông tin, sử dụng trong việc cung cấp thông tin cần thiết, nổi bật của sản phẩm
Vận dụng Facebook, Pinterest, Twitter… bằng cách tổ chức thống kê mức độ quan tâm của cư dân mạng, gia công kết quả thống kê để người đi mua hàng có thể dễ dàng tìm kiếm và đánh giá thông tin cho việc chọn mua.
Bảng hướng dẫn bên ngoài điểm bán, cửa hàng thu hút người đi mua sắm từ phía bên ngoài
2. Tạo ra môi trường trải nghiệm cho người mua
Kỷ nguyên internet bùng nổ trong thập kỷ qua đã làm cho thói quen mua sắm của người tiêu dùng thay đổi. Các nhà bán lẻ nhận ra rằng lưu lượng khách đến cửa hàng để tìm hiểu và mua hàng đã giảm sút đáng kể.
Để đối phó lại điều này, các nhà bán lẻ năng động đã biến cửa hàng thành nơi trải nghiệm mua sắm. Nhiều cửa hàng sách, cà phê, cửa hàng thực phẩm, thời trang, cửa hàng bán dụng cụ massage đưa thêm các hoạt động giải trí, giao lưu, biểu diễn thời trang, báo cáo chuyên đề và thư giãn vào trung tâm mua sắm của mình.
Mô hình cà phê sách với hoạt động giới thiệu sách hay giao lưu tác giả của Phương Nam; mô hình Maxi với các hoạt động văn thể mỹ bên trong trung tâm mua sắm; hay dịch vụ thư giãn miễn phí của các cửa hàng bán dụng cụ massage… là những ví dụ điển hình.
Kệ trưng bày sản phẩm kiểu dáng độc đáo
Mặc nhiên việc bài trí cửa hàng, tạo không khí hào hứng tại điểm bán để thu hút người mua là việc cần làm. Trở về cơ bản – bao bì sản phẩm đóng vai trò quan trọng để xây dựng hình ảnh và niềm tin của người tiêu dùng. Đối với shopper marketing, ngoài những chức năng cơ bản, bao bì còn có vai trò thu hút sự chú ý, làm nổi bật trong đám đông.
Planogram là một khái niệm về cách để tổ chức cửa hàng và sắp xếp bài trí sản phẩm của nhãn hàng.Việc thiết kế các quầy kệ sao cho bắt mắt, hiện đại và thuận tiện cho việc sờ mó sản phẩm là những tiêu chí cần có khi thực hiện việc trưng bày.
Ngoài những POSM truyền thống, những phương tiện trưng bày bằng kỹ thuật số cần được vận dụng khai thác để giúp cho người đi mua có những trải nghiệm tốt.
3. Định hướng mua hàng
Mới đây Google vừa phát hành một sổ tay điện tử có tên là ZMOT có đề cập đến thuật ngữ “cái phễu bán hàng” (Sale funnel). Tác giả muốn đề cập đến vai trò của shopper marketing trong việc dẫn dắt người đi mua hàng.
Thông tin “bạn hàng” nên được tích hợp vào hệ thống CRM để cửa hàng có thể chăm sóc khách hàng của mình tốt hơn. Cơ sở dữ liệu đó nên chứa đựng thông tin chi tiết về thói quen, sở thích và nhu cầu riêng của từng cá nhân khách hàng.
Các sản phẩm có liên quan được bố trí cạnh nhau, kích thích nhu cầu mua hàng của khách đi mua sắm
Bằng định vị GPS, cửa hàng có thể phát hiện khách hàng của mình đang vãng lai gần đó. Một tin nhắn thăm hỏi chào mời, cung cấp thông tin hấp dẫn và phù hợp với mong đợi của khách hàng sẽ tốt hơn là những quảng cáo thuyết phục bán hàng có tính o ép người nhận.
Nỗ lực tốt nhất trong việc giữ chân khách hàng là đáp ứng vượt lên trên mong đợi của người mua. Bởi mục tiêu của shopper marketing là tập trung vào khách phần (buyer share) hơn là thị phần (market share) bằng cách đáp ứng ngày một nhiều hơn nhu cầu đa dạng của người đi mua hàng.