The New Stuff

Showing posts with label Bài học kinh doanh. Show all posts
Showing posts with label Bài học kinh doanh. Show all posts
Đánh cắp ý tưởng là tập hợp những bí quyết độc đáo và hay nhất, là kinh nghiệm 30 năm về lĩnh vực marketing của Steve Cone - Giám đốc điều hành Quản lý thương hiệu và marketing của Ngân hàng Đầu tư và quản lý tài sản của Citigroup.
Đánh cắp ý tưởng - marketing online
Đánh cắp ý tưởng
Steve Cone đã từng làm việc cho Key Corp, CitiBank, American Express. Hiện ông là Giám đốc điều hành quản lý thương hiệu và marketing cho Ngân hàng Đầu tư và quản lý tài sản của Citigroup.
Hơn 30 năm kinh nghiệm, Steve Cone đã tạo một chỗ đứng uy tín trong lĩnh vực quản lý marketing. Những bí quyết độc đáo và hay nhất về lĩnh vực marketing của ông được tập hợp trong cuốn "Steal These Ideas" - Đánh cắp ý tưởng.
1. Ba bí mật quyết định sự thành công của một chiến dịch marketing
Một chiến dịch marketing thành công hội đủ ba yếu tố quan trọng: sức lôi cuốn, nội dung mới lạ, động lực thúc đẩy khách hàng hành động.
Một mẫu quảng cáo thành công phải đạt được các mục tiêu: Thứ nhất, tạo động lực thúc đẩy cho đội quân của bạn, nghĩa là tạo sự phấn khích trong nội bộ nhân viên. Thứ hai, nhắn nhủ với khách hàng hiện tại về tầm quan trọng của họ và tạo thêm khách hàng mới. Thứ ba, thu hút nhân tài từ đối thủ cạnh tranh. Và thứ tư, tăng cường hình ảnh quảng bá tích cực cho công ty và xây dựng thương hiệu.

2. Thế nào là thương hiệu? Điều gì tạo nên sự thành công cho thương hiệu? Quản lý thương hiệu ra sao?
Thương hiệu là một cá nhân, một nơi chốn, hay một vật thể có thể nhận biết được. Vấn đề chủ yếu trong việc xây dựng thương hiệu là tính đặc thù và sự khác biệt.
Các thương hiệu nổi tiếng thường chỉ được miêu tả bằng một hoặc hai từ, kết hợp logo của công ty hoặc khẩu hiệu đơn giản. Nếu biểu tượng của bạn độc đáo đến nỗi không cần phải giải thích gì thêm thì bạn đã thành công trong hoạt động marketing.
Quản lý thương hiệu chỉ bao gồm bốn yếu tố: 1/ Ưu thế sản phẩm độc đáo có tính thuyết phục; 2/ Hình tượng thương hiệu thu hút sự chú ý; 3/ Sản phẩm có độ tin cậy cao và mang tính mới lạ; 4/ Hoạt động quảng cáo tổng hợp và dễ nhớ.

3. Cách tạo nên một ưu thế sản phẩm độc đáo (USP)
Bất kỳ công ty nào cũng cần có một ưu thế sản phẩm độc đáo (USP: Unique Selling Proposition) thể hiện dưới dạng một tôn chỉ kinh doanh ngắn gọn hay một khẩu hiệu gây ấn tượng, cũng có thể là phần trình bày trực quan về sản phẩm hay dịch vụ.
Thông thường, mọi vấn đề chỉ xoay quanh một ý tưởng to tát nào đó, đôi khi có những ý tưởng rõ ràng đến nỗi bạn khó nhận biết được sức mạnh tiềm năng của nó. Nhưng USP hay nhất thường được tạo ra một cách tình cờ, có những lúc quan sát cách đối thủ cạnh tranh định vị sản phẩm của họ, bạn nảy ra một ý tưởng mới hoàn toàn khác biệt, điều quan trọng là bạn phải nắm bắt những ý tưởng xuất hiện bất chợt ấy. Quảng cáo rượu Rum của công ty Meyer’s là: “Old and Not improved” (Cũ và chưa từng được cải tiến). Hoàn toàn khác biệt và thật sự độc đáo!

4. Ba cách xây dựng một nhân vật đại diện nổi bật và dễ nhớ cho doanh nghiệp
Một nhân vật đặc biệt sẽ có tác động đáng kể trong chiến lược quảng cáo. Nhân vật đại diện này có thể là người của công ty hoặc thuê những người nổi tiếng. Người đó thật sự yêu thích và hiểu rõ sản phẩm hay dịch vụ mà họ sẽ quảng bá, họ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống giao tiếp, kể cả những buổi phỏng vấn với báo chí và những buổi họp mặt nhân viên, có giọng nói hay và truyền cảm, lôi cuốn mọi người ở tất cả các lứa tuổi, và chấp nhận quảng bá trên phương tiện truyền thông.
Có thể dùng nhân vật tưởng tượng do diễn viên đóng vai, có thể dùng nhân vật hoạt hình, đương nhiên phải phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
Những nhân vật đã qua đời vẫn có thể làm hình ảnh đại diện. IBM đã sử dụng hình ảnh Charlie Chaplin để quảng cáo dòng sản phẩm máy tính cá nhân trong thập niên 1980.

5. Phải thấy được mới có thể đọc được
Bạn phải làm sao để mẫu quảng cáo của công ty được mọi người đọc và phản hồi. Muốn thế, bạn phải chú ý đến phông chữ, cách trình bày, cách in ấn và thiết kế.
Màu sắc của mẫu quảng cáo cũng rất quan trọng. Phải tránh bất kỳ màu sắc nào mà bạn thấy trong phòng tắm như màu be, xanh lá cây nhạt hoặc xanh dương. Sự phối hợp màu tương phản hiệu quả nhất giúp khách hàng dễ đọc, như Công ty Western Union đã kết hợp khéo léo chữ đen trên nền vàng.

6. Sự quan trọng và hiệu quả của cuốn brochure
Trên trang bìa của cuốn brochure có thể in hình ảnh của một nhân vật nào đó như người đại diện, sếp, hay một khách hàng, một chuyên gia sẽ được thể hiện nổi bật trong cuốn brochure, cùng với những điểm tạo ấn tượng. Ở bìa trong tóm tắt những nội dung chính một cách dễ đọc. Các trang bên trong, bạn hướng dẫn độc giả cần phải làm gì với đường dây nóng, địa chỉ website… Nội dung được thể hiện dưới hình thức hỏi đáp gây cảm giác tò mò và hứng thú. Bạn phải suy nghĩ và trình bày như một tờ tạp chí, nghĩa là sử dụng hình ảnh người thật, việc thật, luôn có ghi chú dưới những bức ảnh, viết ngắn gọn, khúc chiết. Ở bìa sau ghi tên người liên hệ và địa chỉ công ty thật rõ ràng.

7. Những câu slogan quảng cáo sống mãi với thời gian
Câu slogan thành công luôn mang tính đặc thù, phản ánh đặc điểm, hình ảnh thương hiệu, ngành nghề của công ty. Yếu tố khác của slogan là phải ấn tượng, tạo sự phấn khích, có âm điệu dễ nhớ để nó sống mãi với thời gian. Việc quyết định thay đổi slogan cần phải xem xét kỹ và nghiêm túc.
Khi công ty có nhiều ngành nghề khác nhau, ta có thể sử dụng chung một câu slogan và hãy giả định tầm hoạt động của công ty vượt khỏi biên giới quốc gia (dù thực thế chưa phải vậy). Nếu bạn giới thiệu slogan trên truyền hình, để sinh động hơn, hãy chạy 3 lần trên màn hình và nhấp nháy chữ theo thứ tự sau đó tan ra và biến thành logo của công ty, sẽ để lại trong lòng khán giả một ấn tượng lâu dài, tích cực và lạc quan.

8. Tư duy tổng thể và hành động cụ thể…
Dù ở bất kỳ đâu, công ty của bạn, sản phẩm hay dịch vụ của bạn cũng cần có chung đặc điểm định vị, chung yếu tố hình ảnh. Chương trình marketing cần phải chỉnh sửa theo ngôn ngữ của từng quốc gia. Việc sử dụng nhân vật nổi tiếng của từng quốc gia làm hình ảnh đại diện cũng là cách làm phù hợp. Tuy nhiên, sử dụng chung một chương trình marketing nói lên thông điệp bán hàng tổng thể, cách thức đồng bộ và lôi cuốn vẫn tỏ ra có hiệu quả.

9. Sự kết hợp toàn diện
Trong marketing, mọi phương tiện truyền thông cần phải phối hợp đồng bộ. Từ truyền hình, báo chí, đài phát thanh, các hoạt động ngoài trời, mạng internet, gửi thư trực tiếp - tất cả chung mục tiêu là có được một phản hồi nhất định từ khách hàng.
Nếu công ty chưa có đối thủ cạnh tranh chính yếu, bạn cần giả định như thể là mình đang có. “Đội quân” của bạn cần phải được đào tạo bài bản và có động lực thúc đẩy, họ cũng cần phải tin vào sản phẩm của công ty khiến công việc của họ trở nên có ý nghĩa hơn. Bạn cần phải hành động trước để giành lấy khách hàng từ đối thủ cạnh tranh, trước khi họ kịp làm điều đó đối với bạn.

10. Lựa chọn vị trí quảng cáo tối ưu
Việc lập kế hoạch quảng cáo qua phương tiện truyền thông bao gồm 70% liên quan đến nghệ thuật và 30% liên quan đến khoa học. Có 3 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của việc quảng cáo là tác động hình ảnh, vị trí và tần suất.
Hình ảnh phải sinh động, lôi cuốn, thu hút sự chú ý của khán thính giả.
Vị trí:“mảnh đất” trên tạp chí để có được lượng người đọc nhiều nhất là trang bìa 2, bìa 3, bìa 4, ngang phần mục lục, đối diện chuyên mục nhiều người đọc. Trên báo chí thì ở phần đầu trang 3, hoặc phần đầu trang cuối, phần ít có quảng cáo của đối thủ cạnh hoặc đối thủ cạnh tranh không nghĩ đến.
Quảng cáo trên truyền hình thường khiến nhiều người xem khó chịu, cho nên phải chọn vào thời điểm đầu tiên của chương trình quảng cáo. Rõ ràng là chương trình tin tức và thể thao là lựa chọn của các nhà quảng cáo.
Quảng cáo trên đài phát thanh là phương tiện quảng cáo hiệu quả và chi phí thấp, thời gian nhiều người nghe đài nhất là trong lúc lái xe.
Tần suất: cố gắng tối đa số lần xuất hiện của mẫu quảng cáo. Xuất hiện liên tục dù trên ít mặt báo luôn có hiệu quả hơn xuất hiện trên nhiều mặt báo nhưng thưa thớt.

11. Lá thư quảng cáo
Để thu hút sự chú ý của độc giả, một bức thư là cần thiết. Phần mở đầu của lá thư quảng cáo như một tiêu đề trên báo. Tránh những câu “…thân mến”. Nội dung thư đủ để có thể nói hết ý cần nói nhưng giữ cho bức thư quảng cáo càng ngắn càng tốt. Vì chẳng có ai nhớ hết nội dung một lá thư. Hình thức của bức thư cần trang trọng, càng khiến khách hàng cảm thấy đặc biệt bao nhiêu họ càng quan tâm đến thông điệp của bức thư bấy nhiêu.

12. Ba bài học quan trọng nhất về dịch vụ khách hàng
Bài học thứ nhất: Khách hàng sẽ tiếp tục mua hàng theo cách mà họ đã quen
Ngành công nghiệp thức ăn nhanh là ví dụ tiêu biểu cho điều này, khách hàng quay lại bởi vì họ đã có thói quen ăn uống từ những lần trước. Quy tắc này cũng áp dụng được cho các ngành hàng và các sản phẩm khác.
Bài học thứ hai: Thời điểm quyết định cho việc thiết lập mối quan hệ với khách hàng mới chính là tuần lễ đầu tiên họ mua hàng.
Nhiệm vụ của bạn là xóa cảm giác lo âu và tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng khi họ mua một món hàng. Bạn hãy làm điều này ngay lập tức. Việc gửi một email hay một thư cảm ơn khách hàng sẽ xóa đi cảm giác lưỡng lự để mua tiếp lần hai của họ.
Bài học thứ ba: Hãy quên đi những thuật ngữ phức tạp về phân loại khách hàng.
Theo tôi, có năm nhóm khách hàng:
Nhóm 1: Khách hàng trung thành
Họ yêu thích sản phẩm của bạn, họ xứng đáng hưởng các hình thức ưu đãi. Nhóm khách hàng này thường tạo 90% lợi nhuận của bạn.
Nhóm 2: Khách hàng lưỡng lự
Thỉnh thoảng họ mới mua sản phẩm của bạn, bạn phải tạo sự khác biệt về chất lượng và giá cả để họ thấy rõ.
Nhóm 3: Khách hàng chi li
Họ chỉ mua sản phẩm một lần trong đợt giảm giá đặc biệt.
Nhóm 4: Khách hàng cực đoan
Họ từng gặp phải điều gì đó không hay khi mua sản phẩm của bạn. Bạn hãy gửi thư xin lỗi đối tượng này khi nhận được lời than phiền.
Nhóm 5: Khách hàng không biết gì
Hãy xem họ như đối tượng tiềm năng khác, họ không phải là khách hàng thực sự.
Đừng vô tình lạnh lùng với khách hàng. Điều quan trọng nhất là bạn phải chăm sóc họ thường xuyên.

13. Nghệ thuật xây dựng các chương trình dành cho khách hàng trung thành một cách hiệu quả
Pan American đã yêu cầu khách hàng đóng lệ phí tham gia chương trình dành cho khách hàng thường xuyên của họ. Giá trị nhận được mà chương trình đem lại nhiều hơn chi phí khách hàng bỏ ra. Khách hàng tỏ ra nhiệt tình và chương trình đã thành công.
Barneys New York cung cấp thẻ mua hàng miễn phí cho khách hàng với giá trị tùy thuộc vào tổng số tiền họ mua hàng trong năm.
Neiman Marcus tổ chức chương trình thưởng điểm cho một lần mua hàng, với số điểm có được có thể đổi được món hàng tương ứng.
Các công ty khác sử dụng cách tính đơn giản là bạn giao dịch càng nhiều thì chi phí càng rẻ.
Trong chương trình marketing, bạn chỉ cần trình bày một vài lý do thật hấp dẫn và cụ thể, đừng liệt kê những lý do dài dòng, đồng thời phải đảm bảo tính thực tế và hợp lý khi thực hiện.

14. Tất cả chúng ta đều đang già đi...
Vấn đề quan trọng là dân số thế giới đang già đi sẽ ảnh hưởng đến chiến lược marketing. Đó là, khi càng lớn tuổi, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng có xu hướng càng giảm. Do vậy, chiến lược marketing trong tương lai cần chú ý:
Trẻ em ngày càng già trước tuổi, hòa nhập vào thế giới người lớn sớm hơn. Sự an toàn, an ninh, tin cậy, dễ sử dụng là đặc điểm cơ bản của sản phẩm để khách hàng chọn mua hay không. Truyền hình vẫn là hình thức nghỉ ngơi, giải trí thích hợp nhất, đồng thời khán giả sẽ bỏ qua chương trình quảng cáo trên truyền hình, nên hình thức gửi thư trực tiếp có thể được sử dụng lại.
Đặc điểm giới tính cũng có tính chất quan trọng, nam giới thường bồng bột trong lúc phụ nữ đòi hỏi nhiều thông tin hơn và họ thương cân nhắc khi mua thực phẩm, hàng hóa. Nam giới thường trung thành với các thương hiệu mà họ đã chọn trong lúc phụ nữ chỉ cần chất lượng và dịch vụ khách hàng hoàn hảo. Sự khác biệt giữa hai giới tác động đến thái độ của họ và mang tính quyết định đối với mỗi sản phẩm hay dịch vụ.

15. Những ý tưởng đột phá lớn đến từ đâu?
Các ý tưởng lớn thường đến từ những người không bị ràng buộc bởi các trách nhiệm công việc hàng ngày và có thời gian để suy nghĩ. Sẽ rất hiệu quả nếu tiến hành các quy tắc sau: Giới hạn nhóm thảo luận chỉ gồm năm hoặc sáu người. Chỉ đưa ra một vấn đề thảo luận cụ thể. Giới hạn thời gian thảo luận. Tách nhóm thảo luận khỏi môi trường công việc hằng ngày.
Lúc đầu, Disneyland chỉ có duy nhất ở California. Walt Disney quyết định mở thêm một công viên Disney nữa tại Orlando nhưng không đủ vốn. Walt Disney lại cực lực phản đối chuyện vay ngân hàng, ngại ngập sâu vào nợ nần. Ông cho gọi sáu vị giám đốc thuộc quyền, nhiệm vụ của họ là tìm cách kiếm tiền để thực hiện dự án này. Ông tách họ ra khỏi công việc hằng ngày, ông chỉ cho họ hai tuần lễ và nhấn mạnh không muốn họ làm mình thất vọng. Hai tuần sau, họ lại gặp nhau tại văn phòng của Walt và đưa ra kế hoạch: mở công viên Disneyland hoạt động thêm vào buổi tối đến tận nửa đêm thay vì đóng cửa vào 6 giờ chiều mỗi ngày.
Buổi tối là thời điểm lý tưởng để công viên hoạt động. Số tiền thu được giúp Walt xây dựng công viên Disneyworld qui mô lớn, hoành tráng hơn.
Ý tưởng lớn đem lại kết quả vượt trội được tưởng thưởng xứng đáng: mỗi người nhận được một chiếc Corvette mui trần màu đỏ mới tinh và một phong bì đựng chìa khóa xe kèm theo tấm thiệp cám ơn do chính tay Walt viết.

16. Mạng internet: Sự cường điệu và niềm hy vọng
Trang web của công ty bạn là một trong những yếu tố cốt lõi. Nếu bạn làm hài lòng đối tượng khách hàng đặc biệt này thì những lời truyền miệng tốt đẹp sẽ giúp công ty có thêm uy tín và doanh thu.
Để thu hút sự chú ý của khách hàng, trên tài liệu quảng cáo biển hiệu công ty, danh thiếp, địa chỉ trang web nên được đặt một nơi đặc biệt dễ nhìn thấy.
Khi khách hàng truy cập trang web, họ sẽ bị thu hút bởi những hình ảnh động mang yếu tố con người chứ không phải chỉ vài mẫu quảng cáo. Họ đang tìm kiếm một hình thức kết nối với những nhân vật có thể giúp họ quyết định nên mua sản phẩm hay dịch vụ hay không. Vì vậy nên có hình ảnh và lời chào mừng ngắn gọn từ giám đốc điều hành, nhà sáng lập hoặc gương mặt đại diện cho công ty.
Qua internet, các dịch vụ sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng, tạo ra vô số cơ hội sáng tạo cho những ai làm công tác marketing chuyên nghiệp.

17. Sức mạnh của PR và hoạt động tài trợ
PR và quảng cáo là hai hoạt động bổ sung và hỗ trợ cho nhau. PR không phải như là phản ứng đối với những tình huống đặc biệt mà PR luôn được phát huy như một sức mạnh tối ưu và thể hiện sự chủ động của mình. PR được thực hiện dưới ba hình thức cơ bản: quan hệ nội bộ, quan hệ với bên ngoài và với nhà đầu tư.
Nhân viên phụ trách PR phải được trang bị kiến thức sâu rộng và hiểu biết mọi chuyện về công ty, được nhân viên xem là người quan trọng của công ty.

Đối tượng quan trọng thứ hai là nhà báo, hãy đối xử với họ bằng sự tôn trọng và giữ thái độ đúng mực.
Đới với các nhà đầu tư, luôn ghi nhận những đóng góp của họ; làm cho cổ đông luôn cảm thấy họ đặc biệt vì họ có chung sự quan tâm đến sự phát triển của công ty.
Việc đánh giá cụ thể hiệu quả của công tác tài trợ là điều hầu như không khả thi. Nhưng nếu muốn xem xét khía cạnh khác như tác động tích cực với nhân viên và gia đình họ, cải thiện hình ảnh công ty đối với khách hàng, với xã hội thì bạn sẽ thấy việc tài trợ quả thật là việc đáng làm.
Rõ ràng, việc tài trợ để xây dựng sân bóng rổ ở Seatle đã giúp KeyBank nhảy vọt từ 8% lên 50% thị phần tại thị trường Seatle.

18. Liên kết chính trị và quảng bá
Chiến dịch tranh cử của các đảng phái chính trị cũng sử dụng các yếu tố tương tự như chiến dịch marketing.
Cử tri họ không quan tâm lắm về các ứng cử viên, nhưng họ vẫn cảm kích về quyền dân chủ. Trong kinh doanh, khách hàng chưa phải là khách hàng trung thành của công ty không có nghĩa là họ thờ ơ với dịch vụ hay sản phẩm của bạn. Như các chiến dịch tranh cử, trong kinh doanh, những bức thư, mẫu quảng cáo, brochure phải có một thời hạn cụ thể để khách hàng có thể nhận biết và phản hồi.
Để thông điệp của bạn chuyển tải rõ ràng về sản phẩm vượt trội của mình, bạn phải duy trì sự tiếp xúc khách hàng của mình và loại bỏ cho được mọi lo lắng của khách hàng khi họ mua hàng của bạn.
Truyền hình cũng đóng một vai trò quan trọng. Cách thể hiện của ứng cử viên trên màn hình cũng là một trong những yếu tố quyết định. Nếu người đại diện của công ty bạn lên truyền hình, bạn phải dành hết mọi khả năng giúp họ chăm sóc vẻ bề ngoài, khuyến khích họ thỉnh thoảng làm việc với hướng dẫn viên chuyên nghiệp để họ tự nhiên hơn trong việc thể hiện hình ảnh của công ty.

19. Tâm điểm của sự chú ý
Khó có thể trở thành một chuyên gia marketing hiệu quả nếu thiếu khả năng trình bày ý tưởng của mình để thuyết phục một nhóm khán giả. Để luyện kỹ năng thuyết trình, trước hết bạn phải nắm vững tài liệu bạn sẽ trình bày. Nội dung trình bày có thể được ghi tóm tắt trên những tấm thẻ nhỏ cỡ 7,5x10cm.
Bạn có thể đứng ở bục giảng hoặc bước quanh sân khấu với những tấm thẻ trên tay. Quá trình rèn luyện bạn có thể tập thảo luận nhóm nhỏ quanh một chiếc bàn tròn; khi đã quen, bạn có thể đứng dậy ở một góc bàn; khi đã có sự tự tin bạn có thể phát biểu trên sân khấu.
Để một buổi thuyết trình gây ấn tượng, bạn hãy nói chậm lại và tăng cơ hội kết nối với khán giả, tạo sự hào hứng và sinh động nhằm thu hút và duy trì sự chú ý của họ.
Việc trả lời các buổi phỏng vấn cũng tương tự như việc thuyết trình. Nhưng buổi phỏng vấn thì khiến bạn bất ngờ, phải lắng nghe câu hỏi và suy nghĩ cách trả lời. Bạn nên trả lời một cách ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, hãy xem như mình đang ngồi trên ghế nhân chứng tại các phiên tòa. Điều quan trọng là hãy tập trung vào người đang phỏng vấn bạn mà quên đi những chiếc camera hay hệ thống đèn chiếu sáng vào mình.

20. Khổng Tử và sự thông thái
“Người bận rộn thường không có tài. Người có tài hiếm khi bận rộn”. Người ta tin rằng đây là câu nói của Khổng Tử. Quả thật, nếu không đầu tư thời gian để suy ngẫm, để hồi tưởng và ước mơ, bạn sẽ khó có thể tỏa sáng trong lĩnh vực marketing. Một chuyên gia marketing phải tìm một người trợ lý có năng lực để làm công việc quản lý, để mình có thể tư duy sáng tạo theo hướng cần thiết để đưa công ty vượt xa đối thủ cạnh tranh.

21. Tận dụng tối đa năng lực các công ty quảng cáo
Để duy trì và phát triển mối quan hệ với các công ty quảng cáo, điều đầu tiên và quan trọng nhất chính là tạo mối dây liên hệ và lòng tin. Làm thế nào để biết có một mối quan hệ giữa hai bên? Đó là bạn thích trao đổi với họ về ý tưởng, mối quan tâm, những hy vọng và ước mơ của mình; bạn thích giao tiếp, chuyện trò với họ. Bạn đừng quá chi li tính toán với họ mới mong được họ dành hết mọi nỗ lực tư duy sáng tạo dành cho công ty bạn, vì ý tưởng giá trị chỉ đến khi đầu óc họ không bị ràng buộc bởi những thứ lặt vặt. Hãy làm cho họ cảm thấy được trân trọng, họ sẽ nỗ lực hơn để làm bạn hài lòng và tạo ra điều gì đó thực sự đặc biệt cho bạn.

22. Mười bí mật marketing bạn nên đánh cắp ngay:
Mười bí quyết sau đây có tầm quan trọng ngang nhau:
- Ba yếu tố chính yếu của một chiến dịch marketing: tạo sự phấn khích trực quan, tạo ra sự kiện mới lạ và có động lực kích thích khách hàng hành động.
- Sức mạnh của thương hiệu nằm ở chỗ tạo mối liên hệ trực quan thật ấn tượng.
- Đừng nghe lời giám đốc mỹ thuật của công ty quảng cáo, vì họ chỉ chú ý cách trình bày và thiết kế mà quên nội dung có dễ đọc hay không.
- Cạnh tranh với tạp chí People, bắt chước nó để tạo ra những tài liệu marketing ấn tượng.
- Sức mạnh của hình ảnh đại diện.
- Chỉ có một ít khách hàng là thực sự quan trọng đóng góp 90% doanh thu.
- Bài học về dịch vụ khách hàng quan trọng nhất.
- Chuyên viên marketing xuất sắc phải là những nhà thuyết trình giỏi.
- Giá trị cảm nhận từ chương trình dành cho khách hàng trung thành phải nhiều hơn so với chi phí khách hàng bỏ ra.
- Sáu lý do để bạn nên quảng cáo: thúc đẩy đội ngũ nhân viên, nhắc nhở khách hàng hiện tại, tạo thế hệ lãnh đạo mới, thu hút nhân tài của đối thủ cạnh tranh, xây dựng thương hiệu.

23. Hãy làm tất cả những gì mà bạn có thể
Sản phẩm, giá cả, đặc tính hay xu hướng, công nghệ đều sẽ thay đổi. Nhưng bản chất con người sẽ không thay đổi. Do đó, quyển sách này là cẩm nang tham khảo và hướng dẫn không bao giờ lạc hậu.


Đối với một nhà marketing chuyên nghiệp, không có gì quan trọng hơn việc đưa đúng sản phẩm đến với đúng đối tượng khách hàng và chi phí cũng như thời gian giảm thiểu tối đa.

ĐÁNH CẮP Ý TƯỞNG (STEVE CONE)

Đánh cắp ý tưởng là tập hợp những bí quyết độc đáo và hay nhất, là kinh nghiệm 30 năm về lĩnh vực marketing của Steve Cone - Giám đốc điều hành Quản lý thương hiệu và marketing của Ngân hàng Đầu tư và quản lý tài sản của Citigroup.
Đánh cắp ý tưởng - marketing online
Đánh cắp ý tưởng
Steve Cone đã từng làm việc cho Key Corp, CitiBank, American Express. Hiện ông là Giám đốc điều hành quản lý thương hiệu và marketing cho Ngân hàng Đầu tư và quản lý tài sản của Citigroup.
Hơn 30 năm kinh nghiệm, Steve Cone đã tạo một chỗ đứng uy tín trong lĩnh vực quản lý marketing. Những bí quyết độc đáo và hay nhất về lĩnh vực marketing của ông được tập hợp trong cuốn "Steal These Ideas" - Đánh cắp ý tưởng.
1. Ba bí mật quyết định sự thành công của một chiến dịch marketing
Một chiến dịch marketing thành công hội đủ ba yếu tố quan trọng: sức lôi cuốn, nội dung mới lạ, động lực thúc đẩy khách hàng hành động.
Một mẫu quảng cáo thành công phải đạt được các mục tiêu: Thứ nhất, tạo động lực thúc đẩy cho đội quân của bạn, nghĩa là tạo sự phấn khích trong nội bộ nhân viên. Thứ hai, nhắn nhủ với khách hàng hiện tại về tầm quan trọng của họ và tạo thêm khách hàng mới. Thứ ba, thu hút nhân tài từ đối thủ cạnh tranh. Và thứ tư, tăng cường hình ảnh quảng bá tích cực cho công ty và xây dựng thương hiệu.

2. Thế nào là thương hiệu? Điều gì tạo nên sự thành công cho thương hiệu? Quản lý thương hiệu ra sao?
Thương hiệu là một cá nhân, một nơi chốn, hay một vật thể có thể nhận biết được. Vấn đề chủ yếu trong việc xây dựng thương hiệu là tính đặc thù và sự khác biệt.
Các thương hiệu nổi tiếng thường chỉ được miêu tả bằng một hoặc hai từ, kết hợp logo của công ty hoặc khẩu hiệu đơn giản. Nếu biểu tượng của bạn độc đáo đến nỗi không cần phải giải thích gì thêm thì bạn đã thành công trong hoạt động marketing.
Quản lý thương hiệu chỉ bao gồm bốn yếu tố: 1/ Ưu thế sản phẩm độc đáo có tính thuyết phục; 2/ Hình tượng thương hiệu thu hút sự chú ý; 3/ Sản phẩm có độ tin cậy cao và mang tính mới lạ; 4/ Hoạt động quảng cáo tổng hợp và dễ nhớ.

3. Cách tạo nên một ưu thế sản phẩm độc đáo (USP)
Bất kỳ công ty nào cũng cần có một ưu thế sản phẩm độc đáo (USP: Unique Selling Proposition) thể hiện dưới dạng một tôn chỉ kinh doanh ngắn gọn hay một khẩu hiệu gây ấn tượng, cũng có thể là phần trình bày trực quan về sản phẩm hay dịch vụ.
Thông thường, mọi vấn đề chỉ xoay quanh một ý tưởng to tát nào đó, đôi khi có những ý tưởng rõ ràng đến nỗi bạn khó nhận biết được sức mạnh tiềm năng của nó. Nhưng USP hay nhất thường được tạo ra một cách tình cờ, có những lúc quan sát cách đối thủ cạnh tranh định vị sản phẩm của họ, bạn nảy ra một ý tưởng mới hoàn toàn khác biệt, điều quan trọng là bạn phải nắm bắt những ý tưởng xuất hiện bất chợt ấy. Quảng cáo rượu Rum của công ty Meyer’s là: “Old and Not improved” (Cũ và chưa từng được cải tiến). Hoàn toàn khác biệt và thật sự độc đáo!

4. Ba cách xây dựng một nhân vật đại diện nổi bật và dễ nhớ cho doanh nghiệp
Một nhân vật đặc biệt sẽ có tác động đáng kể trong chiến lược quảng cáo. Nhân vật đại diện này có thể là người của công ty hoặc thuê những người nổi tiếng. Người đó thật sự yêu thích và hiểu rõ sản phẩm hay dịch vụ mà họ sẽ quảng bá, họ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống giao tiếp, kể cả những buổi phỏng vấn với báo chí và những buổi họp mặt nhân viên, có giọng nói hay và truyền cảm, lôi cuốn mọi người ở tất cả các lứa tuổi, và chấp nhận quảng bá trên phương tiện truyền thông.
Có thể dùng nhân vật tưởng tượng do diễn viên đóng vai, có thể dùng nhân vật hoạt hình, đương nhiên phải phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
Những nhân vật đã qua đời vẫn có thể làm hình ảnh đại diện. IBM đã sử dụng hình ảnh Charlie Chaplin để quảng cáo dòng sản phẩm máy tính cá nhân trong thập niên 1980.

5. Phải thấy được mới có thể đọc được
Bạn phải làm sao để mẫu quảng cáo của công ty được mọi người đọc và phản hồi. Muốn thế, bạn phải chú ý đến phông chữ, cách trình bày, cách in ấn và thiết kế.
Màu sắc của mẫu quảng cáo cũng rất quan trọng. Phải tránh bất kỳ màu sắc nào mà bạn thấy trong phòng tắm như màu be, xanh lá cây nhạt hoặc xanh dương. Sự phối hợp màu tương phản hiệu quả nhất giúp khách hàng dễ đọc, như Công ty Western Union đã kết hợp khéo léo chữ đen trên nền vàng.

6. Sự quan trọng và hiệu quả của cuốn brochure
Trên trang bìa của cuốn brochure có thể in hình ảnh của một nhân vật nào đó như người đại diện, sếp, hay một khách hàng, một chuyên gia sẽ được thể hiện nổi bật trong cuốn brochure, cùng với những điểm tạo ấn tượng. Ở bìa trong tóm tắt những nội dung chính một cách dễ đọc. Các trang bên trong, bạn hướng dẫn độc giả cần phải làm gì với đường dây nóng, địa chỉ website… Nội dung được thể hiện dưới hình thức hỏi đáp gây cảm giác tò mò và hứng thú. Bạn phải suy nghĩ và trình bày như một tờ tạp chí, nghĩa là sử dụng hình ảnh người thật, việc thật, luôn có ghi chú dưới những bức ảnh, viết ngắn gọn, khúc chiết. Ở bìa sau ghi tên người liên hệ và địa chỉ công ty thật rõ ràng.

7. Những câu slogan quảng cáo sống mãi với thời gian
Câu slogan thành công luôn mang tính đặc thù, phản ánh đặc điểm, hình ảnh thương hiệu, ngành nghề của công ty. Yếu tố khác của slogan là phải ấn tượng, tạo sự phấn khích, có âm điệu dễ nhớ để nó sống mãi với thời gian. Việc quyết định thay đổi slogan cần phải xem xét kỹ và nghiêm túc.
Khi công ty có nhiều ngành nghề khác nhau, ta có thể sử dụng chung một câu slogan và hãy giả định tầm hoạt động của công ty vượt khỏi biên giới quốc gia (dù thực thế chưa phải vậy). Nếu bạn giới thiệu slogan trên truyền hình, để sinh động hơn, hãy chạy 3 lần trên màn hình và nhấp nháy chữ theo thứ tự sau đó tan ra và biến thành logo của công ty, sẽ để lại trong lòng khán giả một ấn tượng lâu dài, tích cực và lạc quan.

8. Tư duy tổng thể và hành động cụ thể…
Dù ở bất kỳ đâu, công ty của bạn, sản phẩm hay dịch vụ của bạn cũng cần có chung đặc điểm định vị, chung yếu tố hình ảnh. Chương trình marketing cần phải chỉnh sửa theo ngôn ngữ của từng quốc gia. Việc sử dụng nhân vật nổi tiếng của từng quốc gia làm hình ảnh đại diện cũng là cách làm phù hợp. Tuy nhiên, sử dụng chung một chương trình marketing nói lên thông điệp bán hàng tổng thể, cách thức đồng bộ và lôi cuốn vẫn tỏ ra có hiệu quả.

9. Sự kết hợp toàn diện
Trong marketing, mọi phương tiện truyền thông cần phải phối hợp đồng bộ. Từ truyền hình, báo chí, đài phát thanh, các hoạt động ngoài trời, mạng internet, gửi thư trực tiếp - tất cả chung mục tiêu là có được một phản hồi nhất định từ khách hàng.
Nếu công ty chưa có đối thủ cạnh tranh chính yếu, bạn cần giả định như thể là mình đang có. “Đội quân” của bạn cần phải được đào tạo bài bản và có động lực thúc đẩy, họ cũng cần phải tin vào sản phẩm của công ty khiến công việc của họ trở nên có ý nghĩa hơn. Bạn cần phải hành động trước để giành lấy khách hàng từ đối thủ cạnh tranh, trước khi họ kịp làm điều đó đối với bạn.

10. Lựa chọn vị trí quảng cáo tối ưu
Việc lập kế hoạch quảng cáo qua phương tiện truyền thông bao gồm 70% liên quan đến nghệ thuật và 30% liên quan đến khoa học. Có 3 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của việc quảng cáo là tác động hình ảnh, vị trí và tần suất.
Hình ảnh phải sinh động, lôi cuốn, thu hút sự chú ý của khán thính giả.
Vị trí:“mảnh đất” trên tạp chí để có được lượng người đọc nhiều nhất là trang bìa 2, bìa 3, bìa 4, ngang phần mục lục, đối diện chuyên mục nhiều người đọc. Trên báo chí thì ở phần đầu trang 3, hoặc phần đầu trang cuối, phần ít có quảng cáo của đối thủ cạnh hoặc đối thủ cạnh tranh không nghĩ đến.
Quảng cáo trên truyền hình thường khiến nhiều người xem khó chịu, cho nên phải chọn vào thời điểm đầu tiên của chương trình quảng cáo. Rõ ràng là chương trình tin tức và thể thao là lựa chọn của các nhà quảng cáo.
Quảng cáo trên đài phát thanh là phương tiện quảng cáo hiệu quả và chi phí thấp, thời gian nhiều người nghe đài nhất là trong lúc lái xe.
Tần suất: cố gắng tối đa số lần xuất hiện của mẫu quảng cáo. Xuất hiện liên tục dù trên ít mặt báo luôn có hiệu quả hơn xuất hiện trên nhiều mặt báo nhưng thưa thớt.

11. Lá thư quảng cáo
Để thu hút sự chú ý của độc giả, một bức thư là cần thiết. Phần mở đầu của lá thư quảng cáo như một tiêu đề trên báo. Tránh những câu “…thân mến”. Nội dung thư đủ để có thể nói hết ý cần nói nhưng giữ cho bức thư quảng cáo càng ngắn càng tốt. Vì chẳng có ai nhớ hết nội dung một lá thư. Hình thức của bức thư cần trang trọng, càng khiến khách hàng cảm thấy đặc biệt bao nhiêu họ càng quan tâm đến thông điệp của bức thư bấy nhiêu.

12. Ba bài học quan trọng nhất về dịch vụ khách hàng
Bài học thứ nhất: Khách hàng sẽ tiếp tục mua hàng theo cách mà họ đã quen
Ngành công nghiệp thức ăn nhanh là ví dụ tiêu biểu cho điều này, khách hàng quay lại bởi vì họ đã có thói quen ăn uống từ những lần trước. Quy tắc này cũng áp dụng được cho các ngành hàng và các sản phẩm khác.
Bài học thứ hai: Thời điểm quyết định cho việc thiết lập mối quan hệ với khách hàng mới chính là tuần lễ đầu tiên họ mua hàng.
Nhiệm vụ của bạn là xóa cảm giác lo âu và tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng khi họ mua một món hàng. Bạn hãy làm điều này ngay lập tức. Việc gửi một email hay một thư cảm ơn khách hàng sẽ xóa đi cảm giác lưỡng lự để mua tiếp lần hai của họ.
Bài học thứ ba: Hãy quên đi những thuật ngữ phức tạp về phân loại khách hàng.
Theo tôi, có năm nhóm khách hàng:
Nhóm 1: Khách hàng trung thành
Họ yêu thích sản phẩm của bạn, họ xứng đáng hưởng các hình thức ưu đãi. Nhóm khách hàng này thường tạo 90% lợi nhuận của bạn.
Nhóm 2: Khách hàng lưỡng lự
Thỉnh thoảng họ mới mua sản phẩm của bạn, bạn phải tạo sự khác biệt về chất lượng và giá cả để họ thấy rõ.
Nhóm 3: Khách hàng chi li
Họ chỉ mua sản phẩm một lần trong đợt giảm giá đặc biệt.
Nhóm 4: Khách hàng cực đoan
Họ từng gặp phải điều gì đó không hay khi mua sản phẩm của bạn. Bạn hãy gửi thư xin lỗi đối tượng này khi nhận được lời than phiền.
Nhóm 5: Khách hàng không biết gì
Hãy xem họ như đối tượng tiềm năng khác, họ không phải là khách hàng thực sự.
Đừng vô tình lạnh lùng với khách hàng. Điều quan trọng nhất là bạn phải chăm sóc họ thường xuyên.

13. Nghệ thuật xây dựng các chương trình dành cho khách hàng trung thành một cách hiệu quả
Pan American đã yêu cầu khách hàng đóng lệ phí tham gia chương trình dành cho khách hàng thường xuyên của họ. Giá trị nhận được mà chương trình đem lại nhiều hơn chi phí khách hàng bỏ ra. Khách hàng tỏ ra nhiệt tình và chương trình đã thành công.
Barneys New York cung cấp thẻ mua hàng miễn phí cho khách hàng với giá trị tùy thuộc vào tổng số tiền họ mua hàng trong năm.
Neiman Marcus tổ chức chương trình thưởng điểm cho một lần mua hàng, với số điểm có được có thể đổi được món hàng tương ứng.
Các công ty khác sử dụng cách tính đơn giản là bạn giao dịch càng nhiều thì chi phí càng rẻ.
Trong chương trình marketing, bạn chỉ cần trình bày một vài lý do thật hấp dẫn và cụ thể, đừng liệt kê những lý do dài dòng, đồng thời phải đảm bảo tính thực tế và hợp lý khi thực hiện.

14. Tất cả chúng ta đều đang già đi...
Vấn đề quan trọng là dân số thế giới đang già đi sẽ ảnh hưởng đến chiến lược marketing. Đó là, khi càng lớn tuổi, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng có xu hướng càng giảm. Do vậy, chiến lược marketing trong tương lai cần chú ý:
Trẻ em ngày càng già trước tuổi, hòa nhập vào thế giới người lớn sớm hơn. Sự an toàn, an ninh, tin cậy, dễ sử dụng là đặc điểm cơ bản của sản phẩm để khách hàng chọn mua hay không. Truyền hình vẫn là hình thức nghỉ ngơi, giải trí thích hợp nhất, đồng thời khán giả sẽ bỏ qua chương trình quảng cáo trên truyền hình, nên hình thức gửi thư trực tiếp có thể được sử dụng lại.
Đặc điểm giới tính cũng có tính chất quan trọng, nam giới thường bồng bột trong lúc phụ nữ đòi hỏi nhiều thông tin hơn và họ thương cân nhắc khi mua thực phẩm, hàng hóa. Nam giới thường trung thành với các thương hiệu mà họ đã chọn trong lúc phụ nữ chỉ cần chất lượng và dịch vụ khách hàng hoàn hảo. Sự khác biệt giữa hai giới tác động đến thái độ của họ và mang tính quyết định đối với mỗi sản phẩm hay dịch vụ.

15. Những ý tưởng đột phá lớn đến từ đâu?
Các ý tưởng lớn thường đến từ những người không bị ràng buộc bởi các trách nhiệm công việc hàng ngày và có thời gian để suy nghĩ. Sẽ rất hiệu quả nếu tiến hành các quy tắc sau: Giới hạn nhóm thảo luận chỉ gồm năm hoặc sáu người. Chỉ đưa ra một vấn đề thảo luận cụ thể. Giới hạn thời gian thảo luận. Tách nhóm thảo luận khỏi môi trường công việc hằng ngày.
Lúc đầu, Disneyland chỉ có duy nhất ở California. Walt Disney quyết định mở thêm một công viên Disney nữa tại Orlando nhưng không đủ vốn. Walt Disney lại cực lực phản đối chuyện vay ngân hàng, ngại ngập sâu vào nợ nần. Ông cho gọi sáu vị giám đốc thuộc quyền, nhiệm vụ của họ là tìm cách kiếm tiền để thực hiện dự án này. Ông tách họ ra khỏi công việc hằng ngày, ông chỉ cho họ hai tuần lễ và nhấn mạnh không muốn họ làm mình thất vọng. Hai tuần sau, họ lại gặp nhau tại văn phòng của Walt và đưa ra kế hoạch: mở công viên Disneyland hoạt động thêm vào buổi tối đến tận nửa đêm thay vì đóng cửa vào 6 giờ chiều mỗi ngày.
Buổi tối là thời điểm lý tưởng để công viên hoạt động. Số tiền thu được giúp Walt xây dựng công viên Disneyworld qui mô lớn, hoành tráng hơn.
Ý tưởng lớn đem lại kết quả vượt trội được tưởng thưởng xứng đáng: mỗi người nhận được một chiếc Corvette mui trần màu đỏ mới tinh và một phong bì đựng chìa khóa xe kèm theo tấm thiệp cám ơn do chính tay Walt viết.

16. Mạng internet: Sự cường điệu và niềm hy vọng
Trang web của công ty bạn là một trong những yếu tố cốt lõi. Nếu bạn làm hài lòng đối tượng khách hàng đặc biệt này thì những lời truyền miệng tốt đẹp sẽ giúp công ty có thêm uy tín và doanh thu.
Để thu hút sự chú ý của khách hàng, trên tài liệu quảng cáo biển hiệu công ty, danh thiếp, địa chỉ trang web nên được đặt một nơi đặc biệt dễ nhìn thấy.
Khi khách hàng truy cập trang web, họ sẽ bị thu hút bởi những hình ảnh động mang yếu tố con người chứ không phải chỉ vài mẫu quảng cáo. Họ đang tìm kiếm một hình thức kết nối với những nhân vật có thể giúp họ quyết định nên mua sản phẩm hay dịch vụ hay không. Vì vậy nên có hình ảnh và lời chào mừng ngắn gọn từ giám đốc điều hành, nhà sáng lập hoặc gương mặt đại diện cho công ty.
Qua internet, các dịch vụ sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng, tạo ra vô số cơ hội sáng tạo cho những ai làm công tác marketing chuyên nghiệp.

17. Sức mạnh của PR và hoạt động tài trợ
PR và quảng cáo là hai hoạt động bổ sung và hỗ trợ cho nhau. PR không phải như là phản ứng đối với những tình huống đặc biệt mà PR luôn được phát huy như một sức mạnh tối ưu và thể hiện sự chủ động của mình. PR được thực hiện dưới ba hình thức cơ bản: quan hệ nội bộ, quan hệ với bên ngoài và với nhà đầu tư.
Nhân viên phụ trách PR phải được trang bị kiến thức sâu rộng và hiểu biết mọi chuyện về công ty, được nhân viên xem là người quan trọng của công ty.

Đối tượng quan trọng thứ hai là nhà báo, hãy đối xử với họ bằng sự tôn trọng và giữ thái độ đúng mực.
Đới với các nhà đầu tư, luôn ghi nhận những đóng góp của họ; làm cho cổ đông luôn cảm thấy họ đặc biệt vì họ có chung sự quan tâm đến sự phát triển của công ty.
Việc đánh giá cụ thể hiệu quả của công tác tài trợ là điều hầu như không khả thi. Nhưng nếu muốn xem xét khía cạnh khác như tác động tích cực với nhân viên và gia đình họ, cải thiện hình ảnh công ty đối với khách hàng, với xã hội thì bạn sẽ thấy việc tài trợ quả thật là việc đáng làm.
Rõ ràng, việc tài trợ để xây dựng sân bóng rổ ở Seatle đã giúp KeyBank nhảy vọt từ 8% lên 50% thị phần tại thị trường Seatle.

18. Liên kết chính trị và quảng bá
Chiến dịch tranh cử của các đảng phái chính trị cũng sử dụng các yếu tố tương tự như chiến dịch marketing.
Cử tri họ không quan tâm lắm về các ứng cử viên, nhưng họ vẫn cảm kích về quyền dân chủ. Trong kinh doanh, khách hàng chưa phải là khách hàng trung thành của công ty không có nghĩa là họ thờ ơ với dịch vụ hay sản phẩm của bạn. Như các chiến dịch tranh cử, trong kinh doanh, những bức thư, mẫu quảng cáo, brochure phải có một thời hạn cụ thể để khách hàng có thể nhận biết và phản hồi.
Để thông điệp của bạn chuyển tải rõ ràng về sản phẩm vượt trội của mình, bạn phải duy trì sự tiếp xúc khách hàng của mình và loại bỏ cho được mọi lo lắng của khách hàng khi họ mua hàng của bạn.
Truyền hình cũng đóng một vai trò quan trọng. Cách thể hiện của ứng cử viên trên màn hình cũng là một trong những yếu tố quyết định. Nếu người đại diện của công ty bạn lên truyền hình, bạn phải dành hết mọi khả năng giúp họ chăm sóc vẻ bề ngoài, khuyến khích họ thỉnh thoảng làm việc với hướng dẫn viên chuyên nghiệp để họ tự nhiên hơn trong việc thể hiện hình ảnh của công ty.

19. Tâm điểm của sự chú ý
Khó có thể trở thành một chuyên gia marketing hiệu quả nếu thiếu khả năng trình bày ý tưởng của mình để thuyết phục một nhóm khán giả. Để luyện kỹ năng thuyết trình, trước hết bạn phải nắm vững tài liệu bạn sẽ trình bày. Nội dung trình bày có thể được ghi tóm tắt trên những tấm thẻ nhỏ cỡ 7,5x10cm.
Bạn có thể đứng ở bục giảng hoặc bước quanh sân khấu với những tấm thẻ trên tay. Quá trình rèn luyện bạn có thể tập thảo luận nhóm nhỏ quanh một chiếc bàn tròn; khi đã quen, bạn có thể đứng dậy ở một góc bàn; khi đã có sự tự tin bạn có thể phát biểu trên sân khấu.
Để một buổi thuyết trình gây ấn tượng, bạn hãy nói chậm lại và tăng cơ hội kết nối với khán giả, tạo sự hào hứng và sinh động nhằm thu hút và duy trì sự chú ý của họ.
Việc trả lời các buổi phỏng vấn cũng tương tự như việc thuyết trình. Nhưng buổi phỏng vấn thì khiến bạn bất ngờ, phải lắng nghe câu hỏi và suy nghĩ cách trả lời. Bạn nên trả lời một cách ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, hãy xem như mình đang ngồi trên ghế nhân chứng tại các phiên tòa. Điều quan trọng là hãy tập trung vào người đang phỏng vấn bạn mà quên đi những chiếc camera hay hệ thống đèn chiếu sáng vào mình.

20. Khổng Tử và sự thông thái
“Người bận rộn thường không có tài. Người có tài hiếm khi bận rộn”. Người ta tin rằng đây là câu nói của Khổng Tử. Quả thật, nếu không đầu tư thời gian để suy ngẫm, để hồi tưởng và ước mơ, bạn sẽ khó có thể tỏa sáng trong lĩnh vực marketing. Một chuyên gia marketing phải tìm một người trợ lý có năng lực để làm công việc quản lý, để mình có thể tư duy sáng tạo theo hướng cần thiết để đưa công ty vượt xa đối thủ cạnh tranh.

21. Tận dụng tối đa năng lực các công ty quảng cáo
Để duy trì và phát triển mối quan hệ với các công ty quảng cáo, điều đầu tiên và quan trọng nhất chính là tạo mối dây liên hệ và lòng tin. Làm thế nào để biết có một mối quan hệ giữa hai bên? Đó là bạn thích trao đổi với họ về ý tưởng, mối quan tâm, những hy vọng và ước mơ của mình; bạn thích giao tiếp, chuyện trò với họ. Bạn đừng quá chi li tính toán với họ mới mong được họ dành hết mọi nỗ lực tư duy sáng tạo dành cho công ty bạn, vì ý tưởng giá trị chỉ đến khi đầu óc họ không bị ràng buộc bởi những thứ lặt vặt. Hãy làm cho họ cảm thấy được trân trọng, họ sẽ nỗ lực hơn để làm bạn hài lòng và tạo ra điều gì đó thực sự đặc biệt cho bạn.

22. Mười bí mật marketing bạn nên đánh cắp ngay:
Mười bí quyết sau đây có tầm quan trọng ngang nhau:
- Ba yếu tố chính yếu của một chiến dịch marketing: tạo sự phấn khích trực quan, tạo ra sự kiện mới lạ và có động lực kích thích khách hàng hành động.
- Sức mạnh của thương hiệu nằm ở chỗ tạo mối liên hệ trực quan thật ấn tượng.
- Đừng nghe lời giám đốc mỹ thuật của công ty quảng cáo, vì họ chỉ chú ý cách trình bày và thiết kế mà quên nội dung có dễ đọc hay không.
- Cạnh tranh với tạp chí People, bắt chước nó để tạo ra những tài liệu marketing ấn tượng.
- Sức mạnh của hình ảnh đại diện.
- Chỉ có một ít khách hàng là thực sự quan trọng đóng góp 90% doanh thu.
- Bài học về dịch vụ khách hàng quan trọng nhất.
- Chuyên viên marketing xuất sắc phải là những nhà thuyết trình giỏi.
- Giá trị cảm nhận từ chương trình dành cho khách hàng trung thành phải nhiều hơn so với chi phí khách hàng bỏ ra.
- Sáu lý do để bạn nên quảng cáo: thúc đẩy đội ngũ nhân viên, nhắc nhở khách hàng hiện tại, tạo thế hệ lãnh đạo mới, thu hút nhân tài của đối thủ cạnh tranh, xây dựng thương hiệu.

23. Hãy làm tất cả những gì mà bạn có thể
Sản phẩm, giá cả, đặc tính hay xu hướng, công nghệ đều sẽ thay đổi. Nhưng bản chất con người sẽ không thay đổi. Do đó, quyển sách này là cẩm nang tham khảo và hướng dẫn không bao giờ lạc hậu.


Đối với một nhà marketing chuyên nghiệp, không có gì quan trọng hơn việc đưa đúng sản phẩm đến với đúng đối tượng khách hàng và chi phí cũng như thời gian giảm thiểu tối đa.

Quan hệ công chúng là một kỹ năng được áp dụng không chỉ đối với lĩnh vực truyền thông mà còn trong nhiều hoàn cảnh xã hội, nhất là trong các sự kiện tạo dựng mối quan hệ- nơi mà hình ảnh của bạn là tất cả mọi thứ
Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu

Quan hệ công chúng là một kỹ năng được áp dụng không chỉ đối với lĩnh vực truyền thông mà còn trong nhiều hoàn cảnh xã hội, nhất là trong các sự kiện tạo dựng mối quan hệ- nơi mà hình ảnh của bạn là tất cả mọi thứ.

Gần đây tôi đã tham dự một sự kiện tạo dựng mối quan hệ của một Phòng thương mại tại địa phương và như tất cả các doanh nhân khác, tôi tới đó để hòa nhập, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, bán hàng và tạo ra nguồn tiền mới. Đó là động lực đằng sau mỗi doanh nhân hoặc chủ doanh nghiệp thành công. Bạn càng vận dụng thành thục những kỹ năng này thì công ty bạn càng phát triển nhanh.

Khoảng chừng 150 đã có tham dự sự kiện NYC này. Tôi đã tham dự hàng trăm các sự kiện báo chí và PR, nhưng sự kiện này có sự khác biệt. Không giống các buổi hội nghị báo chí, nơi các phóng viên ngồi phía sau và quan sát, sự kiện của Phòng thương mại có sự tham gia của những nhân vật nổi tiếng hạng A. Mọi người đều rất tập trung và ý thức về bản thân. Không ai chờ đợi giờ G. Ai cũng nắm bắt từng cơ hội nhỏ nhất mở ra.

Càng tiếp xúc lâu với các doanh nhân của thành phố New York, tôi càng nhận thấy tầm quan trọng của hình ảnh trong kinh doanh- không chỉ trên TV hoặc trên báo.

Từng là nhà sản xuất điều hành tại WNBC và nhà sản xuất cao cấp tại CBS, tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc với các nhà quảng cáo tại khắp nước Mỹ. Nhưng bạn không cần một chức danh cao thì mới hiểu rằng một số nhà quảng cáo thì thành công trong khi những người khác phải chuyển nghề. Nhà báo nào cùng sẽ nói với bạn rằng một nhà quảng cáo tốt sẽ khiến công việc đó trở nên dễ dàng hơn và một nhà quảng cáo tồi sẽ biến đó thành một nhiệm vụ gian khổ.

Điều này cũng không có gì khác tại sự kiện tạo dựng mối quan hệ của Phòng thương mại lần này. Các doanh nhân giỏi nhất có thể dễ dàng tạo nên nghệ thuật xây dựng mối quan hệ. Các nhà lãnh đạo vụng về hơn sẽ khiến sự kiện này trở nên vất vả.

Điều đó cũng khiến tôi suy nghĩ: Các kỹ năng quan hệ công chúng cũng có thể áp dụng tại các sự kiện tạo dựng quan hệ. Bạn có thể trả tiền cho đội bán hàng, nhưng nếu các kỹ năng tạo dựng mối quan hệ của bạn đang yếu, có lẽ bạn đang gây hại tại các sự kiện tạo dựng mối quan hệ.

Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn vận dụng các kỹ năng quan hệ công chúng tại bất cứ sự kiện tạo dựng mối quan hệ nào.

Các nhà quảng cáo giỏi nhất biết lắng nghe và tương tác. Các nhà quảng cáo tồi nói chuyện với bạn và đặt một vài câu hỏi. Các nhà quảng cáo giỏi nhất biết cách lái các cuộc trò chuyện. Các nhà quảng cáo tồi có thể lao cả một đoàn tàu vào một ngôi nhà và thậmc hí họ sẽ không thể nhìn thấy nó đang đi tới. Họ không thể điều khiển được chính bản thân họ và cả các ý tưởng của chính họ. Khi bạn đang tạo dựng mối quan hệ, hãy ý thức về từ ngữ mà mình sử dụng và cách bạn sử dụng chúng. Hãy hướng các cuộc chuyện trò bằng cách câu hỏi mở có thể dẫn bạn tới các đích mong muốn của mình. Hãy học cách nắm bắt thông tin bằng cách dẫn dắt các cuộc chuyện trò hơn là chỉ đơn thuần nói chuyện với những người khác.

Giao tiếp bằng mắt. Đây là một nguyên tắc chung, nhưng nhiều người tại sự kiện tạo dựng quan hệ lại không duy trì giao tiếp bằng mắt liên tục. Như thể họ sợ kết nối về mặt cảm xúc với tôi, hoặc có thể họ đang che giấu điều gì đó. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc giao tiếp bằng mắt với những người khác, hãy tập trước gương. Một giáo sư xã hội học của một trường cao đẳng đã làm mẫu trước gương, và nó hiệu quả. Tôi tin rằng đôi mắt sẽ dẫn tới tâm hồn, nên đừng ngại hé mở một phần bản thân bạn tại các sự kiện xã hội. Bạn sẽ sống sót.

Trang phục phù hợp. Các nhà quảng cáo nữ giỏi nhất sẽ biết cách và biết khi nào hé lộ dây áo ngực. Các nhà quảng cáo nữ giỏi nhất lúc nào một cú chạm nơi khuỷu tay sẽ thích hợp và thời lượng của cú chạm đó trong một cái bắt tay. Điều này không có nghĩa là bạn cần phải bộc lộ bản năng giới tính của mình như một ngôi sao phim khiêu dâm, nhưng bạn cần ý thức được những kết nối như vậy thông qua sự va chạm qua da. Hãy sử dụng nó để tạo lợi thế cho bạn, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn đã nghiên cứu vấn đề có tính xã hội học này trước khi bạn khoe món đồ ren của bạn hoặc thể hiện cảm nhận nơi khuỷu tay. Hãy có ý thức về những món đồ bạn định mặc vào buổi sáng. Tôi đã gặp một số chuyên gia kinh doanh trông như mới bước ra từ một cuốn catalog của Kmart hồi thập niên 70 của thế kỷ trước. Tôi không muốn họ khuyên bảo tôi về tính sáng tạo. Nếu bạn là người thích bộc lộ và sáng tạo, hẳn là bạn sẽ thể hiện điều đó qua trang phục của bạn. Tôi chắc chắn điều này nghe có vẻ nông cạn, nhưng thực tế là khi bạn đang tạo dựng mối quan hệ tại những sự kiện này, nhận thức của chúng ta sẽ dựa trên thực tế- và thực tế của bạn chính là những gì bạn đang mang trên nguwòi tại một thời điểm cụ thể.

Không phải về tôi mà là về bạn. Trong quảng cáo, tôi đã nói với các khách hàng rằng chúng tôi cần nghĩ về những điều truyền thông cần chứ không phải những điều bạn cần. Điều này cũng tương tự tại các sự kiện tạo dựng mối quan hệ. Khi bạn biết rằng mình đang nói chuyện với một chuyên gia thiết kế bất động sản thương mại (như tôi đã khám phá ra tại buổi tạo dựng mối quan hệ này), bạn cần phải thêm về những điều ông/bà ta cần trước khi quyết định các bạn có thể làm việc cùng nhau không. Điều này đưa chúng ta trở lại với mục thứ 1. Lắng nghe và tương tác. Các nhà quảng cáo giỏi nhất thường chân thực và bạn có thể cảm nhận điều đó khi gặp họ lần đầu tiên. Đó là vì các nhà quảng cáo đó hiểu rằng điều đó liên quan tới chúng ta chứ không phải chỉ riêng bạn. Bây giờ khi nghĩ về điều này, tôi nhận ra đây chính là kỹ năng cô giáo đã dạy tôi ở trường mẫu giáo.

(Dịch từ Entrepreneur)

Áp dụng các kỹ năng PR tại các sự kiện tạo dựng mối quan hệ

Quan hệ công chúng là một kỹ năng được áp dụng không chỉ đối với lĩnh vực truyền thông mà còn trong nhiều hoàn cảnh xã hội, nhất là trong các sự kiện tạo dựng mối quan hệ- nơi mà hình ảnh của bạn là tất cả mọi thứ
Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu

Quan hệ công chúng là một kỹ năng được áp dụng không chỉ đối với lĩnh vực truyền thông mà còn trong nhiều hoàn cảnh xã hội, nhất là trong các sự kiện tạo dựng mối quan hệ- nơi mà hình ảnh của bạn là tất cả mọi thứ.

Gần đây tôi đã tham dự một sự kiện tạo dựng mối quan hệ của một Phòng thương mại tại địa phương và như tất cả các doanh nhân khác, tôi tới đó để hòa nhập, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, bán hàng và tạo ra nguồn tiền mới. Đó là động lực đằng sau mỗi doanh nhân hoặc chủ doanh nghiệp thành công. Bạn càng vận dụng thành thục những kỹ năng này thì công ty bạn càng phát triển nhanh.

Khoảng chừng 150 đã có tham dự sự kiện NYC này. Tôi đã tham dự hàng trăm các sự kiện báo chí và PR, nhưng sự kiện này có sự khác biệt. Không giống các buổi hội nghị báo chí, nơi các phóng viên ngồi phía sau và quan sát, sự kiện của Phòng thương mại có sự tham gia của những nhân vật nổi tiếng hạng A. Mọi người đều rất tập trung và ý thức về bản thân. Không ai chờ đợi giờ G. Ai cũng nắm bắt từng cơ hội nhỏ nhất mở ra.

Càng tiếp xúc lâu với các doanh nhân của thành phố New York, tôi càng nhận thấy tầm quan trọng của hình ảnh trong kinh doanh- không chỉ trên TV hoặc trên báo.

Từng là nhà sản xuất điều hành tại WNBC và nhà sản xuất cao cấp tại CBS, tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc với các nhà quảng cáo tại khắp nước Mỹ. Nhưng bạn không cần một chức danh cao thì mới hiểu rằng một số nhà quảng cáo thì thành công trong khi những người khác phải chuyển nghề. Nhà báo nào cùng sẽ nói với bạn rằng một nhà quảng cáo tốt sẽ khiến công việc đó trở nên dễ dàng hơn và một nhà quảng cáo tồi sẽ biến đó thành một nhiệm vụ gian khổ.

Điều này cũng không có gì khác tại sự kiện tạo dựng mối quan hệ của Phòng thương mại lần này. Các doanh nhân giỏi nhất có thể dễ dàng tạo nên nghệ thuật xây dựng mối quan hệ. Các nhà lãnh đạo vụng về hơn sẽ khiến sự kiện này trở nên vất vả.

Điều đó cũng khiến tôi suy nghĩ: Các kỹ năng quan hệ công chúng cũng có thể áp dụng tại các sự kiện tạo dựng quan hệ. Bạn có thể trả tiền cho đội bán hàng, nhưng nếu các kỹ năng tạo dựng mối quan hệ của bạn đang yếu, có lẽ bạn đang gây hại tại các sự kiện tạo dựng mối quan hệ.

Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn vận dụng các kỹ năng quan hệ công chúng tại bất cứ sự kiện tạo dựng mối quan hệ nào.

Các nhà quảng cáo giỏi nhất biết lắng nghe và tương tác. Các nhà quảng cáo tồi nói chuyện với bạn và đặt một vài câu hỏi. Các nhà quảng cáo giỏi nhất biết cách lái các cuộc trò chuyện. Các nhà quảng cáo tồi có thể lao cả một đoàn tàu vào một ngôi nhà và thậmc hí họ sẽ không thể nhìn thấy nó đang đi tới. Họ không thể điều khiển được chính bản thân họ và cả các ý tưởng của chính họ. Khi bạn đang tạo dựng mối quan hệ, hãy ý thức về từ ngữ mà mình sử dụng và cách bạn sử dụng chúng. Hãy hướng các cuộc chuyện trò bằng cách câu hỏi mở có thể dẫn bạn tới các đích mong muốn của mình. Hãy học cách nắm bắt thông tin bằng cách dẫn dắt các cuộc chuyện trò hơn là chỉ đơn thuần nói chuyện với những người khác.

Giao tiếp bằng mắt. Đây là một nguyên tắc chung, nhưng nhiều người tại sự kiện tạo dựng quan hệ lại không duy trì giao tiếp bằng mắt liên tục. Như thể họ sợ kết nối về mặt cảm xúc với tôi, hoặc có thể họ đang che giấu điều gì đó. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc giao tiếp bằng mắt với những người khác, hãy tập trước gương. Một giáo sư xã hội học của một trường cao đẳng đã làm mẫu trước gương, và nó hiệu quả. Tôi tin rằng đôi mắt sẽ dẫn tới tâm hồn, nên đừng ngại hé mở một phần bản thân bạn tại các sự kiện xã hội. Bạn sẽ sống sót.

Trang phục phù hợp. Các nhà quảng cáo nữ giỏi nhất sẽ biết cách và biết khi nào hé lộ dây áo ngực. Các nhà quảng cáo nữ giỏi nhất lúc nào một cú chạm nơi khuỷu tay sẽ thích hợp và thời lượng của cú chạm đó trong một cái bắt tay. Điều này không có nghĩa là bạn cần phải bộc lộ bản năng giới tính của mình như một ngôi sao phim khiêu dâm, nhưng bạn cần ý thức được những kết nối như vậy thông qua sự va chạm qua da. Hãy sử dụng nó để tạo lợi thế cho bạn, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn đã nghiên cứu vấn đề có tính xã hội học này trước khi bạn khoe món đồ ren của bạn hoặc thể hiện cảm nhận nơi khuỷu tay. Hãy có ý thức về những món đồ bạn định mặc vào buổi sáng. Tôi đã gặp một số chuyên gia kinh doanh trông như mới bước ra từ một cuốn catalog của Kmart hồi thập niên 70 của thế kỷ trước. Tôi không muốn họ khuyên bảo tôi về tính sáng tạo. Nếu bạn là người thích bộc lộ và sáng tạo, hẳn là bạn sẽ thể hiện điều đó qua trang phục của bạn. Tôi chắc chắn điều này nghe có vẻ nông cạn, nhưng thực tế là khi bạn đang tạo dựng mối quan hệ tại những sự kiện này, nhận thức của chúng ta sẽ dựa trên thực tế- và thực tế của bạn chính là những gì bạn đang mang trên nguwòi tại một thời điểm cụ thể.

Không phải về tôi mà là về bạn. Trong quảng cáo, tôi đã nói với các khách hàng rằng chúng tôi cần nghĩ về những điều truyền thông cần chứ không phải những điều bạn cần. Điều này cũng tương tự tại các sự kiện tạo dựng mối quan hệ. Khi bạn biết rằng mình đang nói chuyện với một chuyên gia thiết kế bất động sản thương mại (như tôi đã khám phá ra tại buổi tạo dựng mối quan hệ này), bạn cần phải thêm về những điều ông/bà ta cần trước khi quyết định các bạn có thể làm việc cùng nhau không. Điều này đưa chúng ta trở lại với mục thứ 1. Lắng nghe và tương tác. Các nhà quảng cáo giỏi nhất thường chân thực và bạn có thể cảm nhận điều đó khi gặp họ lần đầu tiên. Đó là vì các nhà quảng cáo đó hiểu rằng điều đó liên quan tới chúng ta chứ không phải chỉ riêng bạn. Bây giờ khi nghĩ về điều này, tôi nhận ra đây chính là kỹ năng cô giáo đã dạy tôi ở trường mẫu giáo.

(Dịch từ Entrepreneur)

Trong hai năm qua, tôi (Geoffrey James) đã đọc hàng trăm thư chào hàng và nghe hàng tá buổi thuyết trình bán hàng. Có khoảng 90% trong số đó chứa đầy các từ ngữ vừa cũ rích, nhàm chán lại kém hiệu quả. Dưới đây là những từ ngữ như thế:
Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu
 
1. "Thú vị"

Không có từ nào nhàm chán hơn từ “thú vị”. Khi bạn tự cho điều gì đó là “thú vị” có nghĩa bạn đang nói với mọi người là nó không phải như vậy. Thay vào đó, hãy tìm ra điều gì đó về sản phẩm hay dịch vụ của bạn thực sự kích thích sự chú ý của khách hàng.

2. "Sáng tạo"

Từ này cũng tương tự.  Tôi  nhớ mình chưa bao giờ từng nghe công ty Apple tự cho rằng họ sáng tạo, sự sáng tạo của họ toát ra từ những việc họ làm. Điều đó cũng đúng với mọi công ty thực sự sáng tạo. Đối với họ thì đó chỉ là công việc hằng ngày. Họ không cần phải chỉ ra.

3. "Chiết khấu"

Hãy chôn thuật ngữ cũ rích buồn chán này trong thế giới bán hàng kiểu cũ nơi mà nghệ thuật bán hàng chỉ dừng lại ở câu: "Nhưng, chờ đã! Còn nhiều thứ đang chờ các bạn”.  Hãy xem, sản phẩm/dịch vụ của bạn đều có một mức giá và có thể bạn có một số điều kiện linh hoạt. Nhưng đề nghị một khoản “chiết khấu” thì đúng là tồi tệ.

4. "Bảo đảm"

Tất cả mọi người có ý thức trên thế giới này đều biết rằng “bảo đảm” chẳng có ý nghĩa gì. "Bảo đảm" chỉ là từ mọi người dùng khi họ quá gà để sử dụng một từ có ý nghĩa pháp lý hơn như “bảo hành”.

5. "Trung thực"

Khi bạn phát ra từ này thì mọi lời nói trước đó của bạn đều có vẻ là dối trá. Điều này cũng tương tự như khi bạn bắt đầu với một câu với cụm từ: “Nói thật là….”.

6. "Hợp  tác"

Làm sao mà một từ ngữ kinh khủng như vậy lại có mặt trong nguồn từ vựng kinh doanh được  nhỉ? Vâng, bạn phải làm việc với mọi người để hoàn thành mọi việc, nhưng còn từ “hợp tác” thì sao? Đó là điều Vichy France làm với Quốc xã Đức.

7. "Cơ hội"

Đây là ví dụ kinh điển về một từ nghe thì tích cực nhưng lại truyền tải một ý nghĩa rất lớn rằng: “đó là tất cả về tôi”. Gọi bất cứ tình huống bán hàng nào là “cơ hội” có nghĩa là bạn đang nói với khách hàng rằng bạn đang chốt đơn hàng. Cũng giống như những kẻ cơ hội khác.

8. "Hạn mức"

Khách hàng đâu có quan tâm về các con số của bạn? Bán hàng là giúp khách hàng có được quyết định tốt nhất cho ….chính họ. Khi bạn bán hàng thì hạn mức của bạn phải là điều đi xa nhất trong tâm trí của chính bạn.
(Dịch từ Inc)

8 từ cần tránh khi bán hàng

Trong hai năm qua, tôi (Geoffrey James) đã đọc hàng trăm thư chào hàng và nghe hàng tá buổi thuyết trình bán hàng. Có khoảng 90% trong số đó chứa đầy các từ ngữ vừa cũ rích, nhàm chán lại kém hiệu quả. Dưới đây là những từ ngữ như thế:
Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu
 
1. "Thú vị"

Không có từ nào nhàm chán hơn từ “thú vị”. Khi bạn tự cho điều gì đó là “thú vị” có nghĩa bạn đang nói với mọi người là nó không phải như vậy. Thay vào đó, hãy tìm ra điều gì đó về sản phẩm hay dịch vụ của bạn thực sự kích thích sự chú ý của khách hàng.

2. "Sáng tạo"

Từ này cũng tương tự.  Tôi  nhớ mình chưa bao giờ từng nghe công ty Apple tự cho rằng họ sáng tạo, sự sáng tạo của họ toát ra từ những việc họ làm. Điều đó cũng đúng với mọi công ty thực sự sáng tạo. Đối với họ thì đó chỉ là công việc hằng ngày. Họ không cần phải chỉ ra.

3. "Chiết khấu"

Hãy chôn thuật ngữ cũ rích buồn chán này trong thế giới bán hàng kiểu cũ nơi mà nghệ thuật bán hàng chỉ dừng lại ở câu: "Nhưng, chờ đã! Còn nhiều thứ đang chờ các bạn”.  Hãy xem, sản phẩm/dịch vụ của bạn đều có một mức giá và có thể bạn có một số điều kiện linh hoạt. Nhưng đề nghị một khoản “chiết khấu” thì đúng là tồi tệ.

4. "Bảo đảm"

Tất cả mọi người có ý thức trên thế giới này đều biết rằng “bảo đảm” chẳng có ý nghĩa gì. "Bảo đảm" chỉ là từ mọi người dùng khi họ quá gà để sử dụng một từ có ý nghĩa pháp lý hơn như “bảo hành”.

5. "Trung thực"

Khi bạn phát ra từ này thì mọi lời nói trước đó của bạn đều có vẻ là dối trá. Điều này cũng tương tự như khi bạn bắt đầu với một câu với cụm từ: “Nói thật là….”.

6. "Hợp  tác"

Làm sao mà một từ ngữ kinh khủng như vậy lại có mặt trong nguồn từ vựng kinh doanh được  nhỉ? Vâng, bạn phải làm việc với mọi người để hoàn thành mọi việc, nhưng còn từ “hợp tác” thì sao? Đó là điều Vichy France làm với Quốc xã Đức.

7. "Cơ hội"

Đây là ví dụ kinh điển về một từ nghe thì tích cực nhưng lại truyền tải một ý nghĩa rất lớn rằng: “đó là tất cả về tôi”. Gọi bất cứ tình huống bán hàng nào là “cơ hội” có nghĩa là bạn đang nói với khách hàng rằng bạn đang chốt đơn hàng. Cũng giống như những kẻ cơ hội khác.

8. "Hạn mức"

Khách hàng đâu có quan tâm về các con số của bạn? Bán hàng là giúp khách hàng có được quyết định tốt nhất cho ….chính họ. Khi bạn bán hàng thì hạn mức của bạn phải là điều đi xa nhất trong tâm trí của chính bạn.
(Dịch từ Inc)

Không phải mọi lời xin lỗi đều có giá trị ngang nhau. Dưới đây là những cách xin lỗi bạn nên tránh:
 Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu

Các chuyên gia đều đồng ý rằng: Cụm từ "Tôi xin lỗi" có thể sử dụng để xoa dịu cả những lỗi lầm lớn. Ngay cả các luật sư bào chữa cũng bắt đầu khuyên các khách hàng của mình xin lỗi về những việc làm sai để tránh phải hầu tòa vì các tội mang tính chất dân sự. 

Nhưng một lời xin lỗi không phải là tấm thẻ giúp bạn tránh khỏi tù tội- một lỗi lầm thì vẫn là một lỗi lầm. Là một vị sếp, bạn cần phải đề phòng những lời xin lỗi không có lợi ích gì. 

Dưới đây là ba lời xin lỗi tồi nhất, theo tiến sĩ Heidi Halvorson, tác giả của cuốn sách  Nine Things Successful People Do Differently.

1. Lời xin lỗi với hàng triệu lý do bào chữa

Vấn đề với nhiều lý do bào chữa là- ngoài việc cho thấy sự thiếu trách nhiệm cá nhân còn là chúng hướng trọng tâm của lời xin lỗi sang những bên không liên quan và thủ phạm.

Tiến sĩ  nhà văn Halvorson viết cho tờ tạp chí Harvard Business Review như sau:  "Hầu hết mọi người có xu hướng xin lỗi về những vấn đề liên quan đến bản thân họ như ý định, suy nghĩ và cảm xúc. Khi bạn đắc tội với ai đó thì nạn nhân của bạn sẽ không muốn nghe về bạn. Vì vậy, hãy ngừng nói về bản thân mình và hướng trọng tâm của lời xin lỗi của bạn sang anh/chị ta”.

Bà cũng viết thêm: Đặc biệt, một lời xin lỗi tốt cần phải tập trung vào các bên chịu thiệt hại do hành động của một nhân viên, vào cảm xúc của họ và về những việc nhân viên có thể làm để mọi thứ tiếp tục tiến về phía trước.

2. Lời xin lỗi không cân xứng với tội lỗi

Có nhiều cách để đưa ra sự đền bù thiệt hại do một hành động nhầm lẫn, nhưng không phải cách nào cũng phù hợp tại nơi làm việc.Ví dụ, đền bù tiền thì chỉ thích hợp trong trường hợp làm hỏng máy pha cà phê hoặc vô tình làm hỏng điện thoại di động của đồng nghiệp nhưng những vụ việc đó không nhiều và ít gặp tại môi trường công sở.  

Tiến sĩ Halvorson gợi ý nên xem xét những lời xin lỗi thừa nhận gây ra thiệt hại về năng suất lao động và tinh thần tại nơi làm việc.

Nữ nhà văn cũng nhận xét: "Đồng nghiệp vừa mới chịu thiệt hại sẽ không muốn một sự đền bù. Tổn hại không thể qui ra vật chất và là tính công bằng tin cậy tại nơi làm việc của bạn. Hãy chờ đợi những lời xin lỗi thừa nhận giá trị của sự tin tưởng và hợp tác- và hãy bày tỏ sự cảm thông với những người vừa phạm lỗi”.

3. Lời xin lỗi chỉ hướng tới sếp

Khi bạn là người giám sát và nhận được một lời xin lỗi từ trái tim từ một nhân viên, bạn có thể cảm thấy đây là quyết định tích cực. Nhưng có thể bạn không phải là người duy nhất chờ đợi lời xin lỗi. Trong nhóm làm việc, có thể hành động của nhân viên đó cũng khiến các đồng nghiệp khác bực mình, thì việc tìm ra đối tượng hướng tới của lời xin lỗi càng quan trọng.

Tiến sỹ Halvorson cho rằng: "Trong nhóm làm việc, mọi người không muốn sự đền bù hoặc thông cảm- họ muốn một sự thừa nhận sự vi phạm các qui tắc và luật lệ. Không chỉ vị sếp bị ảnh hưởng mà có thể cả nhóm, thậm chí cả công ty cũng bị ảnh hưởng theo”.

Bà kết luận, trong những hoàn cảnh này một lời xin lỗi chân thành phải đi kèm với sự thừa nhận đã vi phạm qui tắc về hành vi của công ty và tổ chức. Và một nhân viên chỉ xin lỗi lãnh đạo là người không coi trọng trách nhiệm của mình đối với các đồng nghiệp khác.

(Dịch từ Inc)

3 kiểu xin lỗi vô ích

Không phải mọi lời xin lỗi đều có giá trị ngang nhau. Dưới đây là những cách xin lỗi bạn nên tránh:
 Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu

Các chuyên gia đều đồng ý rằng: Cụm từ "Tôi xin lỗi" có thể sử dụng để xoa dịu cả những lỗi lầm lớn. Ngay cả các luật sư bào chữa cũng bắt đầu khuyên các khách hàng của mình xin lỗi về những việc làm sai để tránh phải hầu tòa vì các tội mang tính chất dân sự. 

Nhưng một lời xin lỗi không phải là tấm thẻ giúp bạn tránh khỏi tù tội- một lỗi lầm thì vẫn là một lỗi lầm. Là một vị sếp, bạn cần phải đề phòng những lời xin lỗi không có lợi ích gì. 

Dưới đây là ba lời xin lỗi tồi nhất, theo tiến sĩ Heidi Halvorson, tác giả của cuốn sách  Nine Things Successful People Do Differently.

1. Lời xin lỗi với hàng triệu lý do bào chữa

Vấn đề với nhiều lý do bào chữa là- ngoài việc cho thấy sự thiếu trách nhiệm cá nhân còn là chúng hướng trọng tâm của lời xin lỗi sang những bên không liên quan và thủ phạm.

Tiến sĩ  nhà văn Halvorson viết cho tờ tạp chí Harvard Business Review như sau:  "Hầu hết mọi người có xu hướng xin lỗi về những vấn đề liên quan đến bản thân họ như ý định, suy nghĩ và cảm xúc. Khi bạn đắc tội với ai đó thì nạn nhân của bạn sẽ không muốn nghe về bạn. Vì vậy, hãy ngừng nói về bản thân mình và hướng trọng tâm của lời xin lỗi của bạn sang anh/chị ta”.

Bà cũng viết thêm: Đặc biệt, một lời xin lỗi tốt cần phải tập trung vào các bên chịu thiệt hại do hành động của một nhân viên, vào cảm xúc của họ và về những việc nhân viên có thể làm để mọi thứ tiếp tục tiến về phía trước.

2. Lời xin lỗi không cân xứng với tội lỗi

Có nhiều cách để đưa ra sự đền bù thiệt hại do một hành động nhầm lẫn, nhưng không phải cách nào cũng phù hợp tại nơi làm việc.Ví dụ, đền bù tiền thì chỉ thích hợp trong trường hợp làm hỏng máy pha cà phê hoặc vô tình làm hỏng điện thoại di động của đồng nghiệp nhưng những vụ việc đó không nhiều và ít gặp tại môi trường công sở.  

Tiến sĩ Halvorson gợi ý nên xem xét những lời xin lỗi thừa nhận gây ra thiệt hại về năng suất lao động và tinh thần tại nơi làm việc.

Nữ nhà văn cũng nhận xét: "Đồng nghiệp vừa mới chịu thiệt hại sẽ không muốn một sự đền bù. Tổn hại không thể qui ra vật chất và là tính công bằng tin cậy tại nơi làm việc của bạn. Hãy chờ đợi những lời xin lỗi thừa nhận giá trị của sự tin tưởng và hợp tác- và hãy bày tỏ sự cảm thông với những người vừa phạm lỗi”.

3. Lời xin lỗi chỉ hướng tới sếp

Khi bạn là người giám sát và nhận được một lời xin lỗi từ trái tim từ một nhân viên, bạn có thể cảm thấy đây là quyết định tích cực. Nhưng có thể bạn không phải là người duy nhất chờ đợi lời xin lỗi. Trong nhóm làm việc, có thể hành động của nhân viên đó cũng khiến các đồng nghiệp khác bực mình, thì việc tìm ra đối tượng hướng tới của lời xin lỗi càng quan trọng.

Tiến sỹ Halvorson cho rằng: "Trong nhóm làm việc, mọi người không muốn sự đền bù hoặc thông cảm- họ muốn một sự thừa nhận sự vi phạm các qui tắc và luật lệ. Không chỉ vị sếp bị ảnh hưởng mà có thể cả nhóm, thậm chí cả công ty cũng bị ảnh hưởng theo”.

Bà kết luận, trong những hoàn cảnh này một lời xin lỗi chân thành phải đi kèm với sự thừa nhận đã vi phạm qui tắc về hành vi của công ty và tổ chức. Và một nhân viên chỉ xin lỗi lãnh đạo là người không coi trọng trách nhiệm của mình đối với các đồng nghiệp khác.

(Dịch từ Inc)

Ngay sau khi nhận bằng, giống như nhiều bạn bè, đồng nghiệp và các thành viên gia đình có cùng chí hướng khác, bạn đã hoàn thành bậc học đại học và có lý do để ăn mừng, nhưng còn những sự thật, những hiện thực mà trường đại học không bao giờ dạy bạn

Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu


Trước khi mở công ty riêng, bạn hãy tham khảo 5 bí quyết các giáo sư đã không dạy bạn ở trường đại học sau:

1. Trường đại học là một mớ hỗn loạn, công ty là một trật tự ngăn nắp 

Cuộc đua giữa rùa và thỏ rừng không phải là cuộc đua về tốc độ mà cuộc đua về sự tập trung. Trong khi đó, chỉ cần nhai đi nhai lại một nội dung 2 lần trong một học kỳ là đủ để bạn tốt nghiệp đại học, và chẳng còn sự kịch tính nào nữa. Bạn không thể nhồi nhét công ty của mình theo cách đó. Bạn cần phải giảm bớt sự điên cuồng và có một chiến lược hay kế hoạch cụ thể và chặt chẽ hơn. Việc không ngừng mài giũa bản thân sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng quản lý và kinh doanh nói chung của mình. Hãy nhớ rằng, trở thành một doanh nhân thành công là một cuộc chạy marathon chứ không phải là một cuộc chạy nước rút.

2. Chuyên môn của bạn phải nhiều hơn kiến thức sách vở

Một trong những hiểu biết trung thực nhất mà tôi phát hiện ra từ một người bạn là giáo sư người Anh chính là lời giải thích của bà về những gì sinh viên thu được bên ngoài lớp học. Bà tin rằng có thể tiếng Anh không nhất thiết phải là một môn chuyên ngành chính để sau này bạn làm nghề, nhưng nó là cơ hội để bạn học cách bộc lộ bản thân mình. Các giảng viên đại học dạy bạn những kỹ năng hữu ích nhưng có vươn tới trình độ cao hơn hay không lại tùy thuộc vào chính bạn.

3. Đừng bỏ qua các môn học tự chọn

Có vẻ như các môn tự chọn tại trường đại học đều không bó buộc và là cái cớ để sinh viên bỏ qua và lựa chọn môn Yoga. Nhưng những khóa học này thực sự cho bạn cơ hội được học về những lĩnh vực ngoài môn học chính trên lớp và khám phá những khía cạnh khác của chính bản thân mình. Nếu bạn thấy một lớp học, một câu lạc bộ phù hợp với sở thích của mình thì hãy chớp lấy cơ hội tham dự. Đem những gì bạn học được trong thực tế và áp dụng với công ty của mình. 

4. Các dự án nhóm thường đem lại hiệu quả tốt

Tôi chắc rằng bạn đã quen với sự trì trệ của các dự án làm theo nhóm- người chẳng làm gì cũng được xếp ngang hạng với những người tích cực. Đừng bực mình, bạn có thể biến việc này theo hướng tích cực nếu tuyển đúng người.  Hãy tuyển dụng thông minh và sử dụng các thế mạnh của từng cá nhân để tạo nên một nhóm mạnh hơn. Lãnh đạo tốt có nghĩa là có thể tạo nên các nhóm theo các kỹ năng vừa tương thích vừa bổ trợ lẫn nhau. Hãy rút kinh nghiệm từ những nhóm thất bại trước đây để xây dựng các nhóm hiệu quả và tốt hơn.

5. Bạn không phải trả tiền cho kiến thức

Trường đại học là một nơi tuyệt vời để học nhưng một trong những mặt quan trọng nhất để nhận biết về khả năng lãnh đạo là nhu cầu học tập không ngừng. Nói cách khác, giờ việc học ở trường không còn đủ nữa,  bởi vì việc phát triển cá nhân và học tập không ngừng của bạn là quan trọng. Cách tốt nhất để thực hiện điều đó là đọc, tham gia vào cộng đồng và nhận lời khuyên từ những người khác. Nếu bạn kẹt về thời gian, hãy đầu tư mua sách âm thanh và học những thứ mới khi đang lái xe trên đường.
(Dịch từ Entrepreneur)

5 bí quyết kinh doanh không được dạy ở trường

Ngay sau khi nhận bằng, giống như nhiều bạn bè, đồng nghiệp và các thành viên gia đình có cùng chí hướng khác, bạn đã hoàn thành bậc học đại học và có lý do để ăn mừng, nhưng còn những sự thật, những hiện thực mà trường đại học không bao giờ dạy bạn

Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu


Trước khi mở công ty riêng, bạn hãy tham khảo 5 bí quyết các giáo sư đã không dạy bạn ở trường đại học sau:

1. Trường đại học là một mớ hỗn loạn, công ty là một trật tự ngăn nắp 

Cuộc đua giữa rùa và thỏ rừng không phải là cuộc đua về tốc độ mà cuộc đua về sự tập trung. Trong khi đó, chỉ cần nhai đi nhai lại một nội dung 2 lần trong một học kỳ là đủ để bạn tốt nghiệp đại học, và chẳng còn sự kịch tính nào nữa. Bạn không thể nhồi nhét công ty của mình theo cách đó. Bạn cần phải giảm bớt sự điên cuồng và có một chiến lược hay kế hoạch cụ thể và chặt chẽ hơn. Việc không ngừng mài giũa bản thân sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng quản lý và kinh doanh nói chung của mình. Hãy nhớ rằng, trở thành một doanh nhân thành công là một cuộc chạy marathon chứ không phải là một cuộc chạy nước rút.

2. Chuyên môn của bạn phải nhiều hơn kiến thức sách vở

Một trong những hiểu biết trung thực nhất mà tôi phát hiện ra từ một người bạn là giáo sư người Anh chính là lời giải thích của bà về những gì sinh viên thu được bên ngoài lớp học. Bà tin rằng có thể tiếng Anh không nhất thiết phải là một môn chuyên ngành chính để sau này bạn làm nghề, nhưng nó là cơ hội để bạn học cách bộc lộ bản thân mình. Các giảng viên đại học dạy bạn những kỹ năng hữu ích nhưng có vươn tới trình độ cao hơn hay không lại tùy thuộc vào chính bạn.

3. Đừng bỏ qua các môn học tự chọn

Có vẻ như các môn tự chọn tại trường đại học đều không bó buộc và là cái cớ để sinh viên bỏ qua và lựa chọn môn Yoga. Nhưng những khóa học này thực sự cho bạn cơ hội được học về những lĩnh vực ngoài môn học chính trên lớp và khám phá những khía cạnh khác của chính bản thân mình. Nếu bạn thấy một lớp học, một câu lạc bộ phù hợp với sở thích của mình thì hãy chớp lấy cơ hội tham dự. Đem những gì bạn học được trong thực tế và áp dụng với công ty của mình. 

4. Các dự án nhóm thường đem lại hiệu quả tốt

Tôi chắc rằng bạn đã quen với sự trì trệ của các dự án làm theo nhóm- người chẳng làm gì cũng được xếp ngang hạng với những người tích cực. Đừng bực mình, bạn có thể biến việc này theo hướng tích cực nếu tuyển đúng người.  Hãy tuyển dụng thông minh và sử dụng các thế mạnh của từng cá nhân để tạo nên một nhóm mạnh hơn. Lãnh đạo tốt có nghĩa là có thể tạo nên các nhóm theo các kỹ năng vừa tương thích vừa bổ trợ lẫn nhau. Hãy rút kinh nghiệm từ những nhóm thất bại trước đây để xây dựng các nhóm hiệu quả và tốt hơn.

5. Bạn không phải trả tiền cho kiến thức

Trường đại học là một nơi tuyệt vời để học nhưng một trong những mặt quan trọng nhất để nhận biết về khả năng lãnh đạo là nhu cầu học tập không ngừng. Nói cách khác, giờ việc học ở trường không còn đủ nữa,  bởi vì việc phát triển cá nhân và học tập không ngừng của bạn là quan trọng. Cách tốt nhất để thực hiện điều đó là đọc, tham gia vào cộng đồng và nhận lời khuyên từ những người khác. Nếu bạn kẹt về thời gian, hãy đầu tư mua sách âm thanh và học những thứ mới khi đang lái xe trên đường.
(Dịch từ Entrepreneur)

Nửa năm đã trôi qua. Bạn vẫn tiếp tục đi đúng hướng để hoàn thành các mục tiêu cuối năm đó chứ? Dưới đây là các giúp bạn cán đích vào đúng ngày 31 tháng 12.

Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu


Khi tôi càng lớn tuổi thì thời gian trôi càng nhanh. Một tháng ngỡ như một ngày. Thật khó có thể tưởng tượng rằng nửa năm đã trôi qua và tôi đang bận rộn giúp các khách hàng đánh giá các kết quả của quý 1 và quý 2 của họ. Tất nhiên tôi biết có nhiều công ty không như vậy, đơn giản vì họ không có kế hoạch năm ngay từ đầu.

Cái gì qua đã qua, và kỳ nghỉ tháng 7 tới đây là dịp tốt để xem xét tình hình của bạn để có thể đặt ra kế hoạch hành động để thời gian còn lại của năm nay càng hiệu quả càng tốt. Dù địa vị hay vị trí của bạn là gì thì bạn đều có thể thực hiện các hành động để thúc đẩy công ty, bộ phận hay chính nghề nghiệp của bạn tiến lên. Dưới đây là 7 hành động bạn nên thực hiện ngay lập tức:

1. Giải quyết ít nhất một vấn đề về truyền thông 

Truyền thông kém là vấn đề cần được hoàn thiện nhất. Không ai có thể truyền thông hoàn hảo. Hãy tìm hiểu xem lĩnh vực nào mình còn thiếu sót. Đó có thể là các cuộc họp kém hiệu quả, cách bạn giải quyết xung đột hoặc cách bạn kiểm soát sự chỉ trích. Hãy hỏi những người xung quanh và tự đánh giá. Bạn sẽ có cơ hội phát hiện ra nhiều vấn đề thiếu sót. Hãy chọn lấy vấn đề gây cản trở việc đạt mục tiêu cuối năm của bạn nhất.

2. Loại bỏ ít nhất một việc làm hay chính sách vô dụng 

Gần như tất cả mọi người đều có những hoạt động không hiệu quả thậm chí không cần thiết hàng ngày. Những hoạt động này thường không được nhận ra do thói quen. Hãy ngồi lại với một đồng nghiệp và liệt kê những hành động trong ngày của bạn hoặc trong một quá trình của công ty. Cũng đưa ra các ý tưởng về cách loại bỏ hoặc tinh lọc qua trình này để đạt được hiệu quả. Càng loại bỏ nhiều thói quan liêu, bạn sẽ càng ngạc nhiên tại sao lúc đầu mình lại làm mọi việc theo những cách ngớ ngẩn như thế.

3. Loại bỏ ít nhất một hạng mục  vô ích trong ngân sách của bạn 

Đây là lúc rất thích hợp để thắt chặt ngân sách. Hãy dành ra một ngày xem lại từng dòng trong hạng mục ngân sách của bạn. Ít nhất, hãy xem xét bỏ đi những trang thiết bị không ai sử dụng tới trong vòng 5 năm. Sau đó bạn có thể chia lại ngân quỹ dành cho những thứ thực sự hữu dụng và đáng giá.


4. Thực hiện ít nhất một cuộc thử nghiệm mới 

Sau khi bạn đã hoàn tất bí quyết thứ 2 và 3, bạn sẽ có thêm một số khoản tiền dôi ra. Bạn có thể sử dụng chúng để đầu tư vào một số phi vụ mạo hiểm có thể thúc đẩy mọi việc tiến về phía trước. Sự thử nghiệm là cần thiết nếu bạn muốn có được những tiến bộ theo cấp số nhân. Có thể đó sẽ là nỗ lực bất thành nhưng thất bại có thể là một cơ hội quý giá để bạn học tập. Nếu không ít nhất bạn cũng biết được cái gì không hiệu quả.

5.  Tạo ra ít nhất một mối liên hệ lớn 

Không quan trọng là bạn coi trọng việc bán hàng, vận hành hay phát triển. Hãy bổ sung thêm vào mạng lưới của bạn những người thông minh có thể giúp bạn phát triển nhanh hơn. Hãy đem về nhân viên bạn vẫn mong muốn có được hoặc kết giao với một chuyên gia cố vấn bạn từng luôn mong muốn được cộng tác. Tạo dựng một đội nhóm có thể đem lại cho bạn những điều ngoài mong đợi.

6. Thêm vào ít nhất một khả năng mới 

Bạn luôn cần một kỹ năng nào đó để có thể tiến bộ. Nếu bạn không bắt đầu bằng việc giỏi kỹ năng đó từ bây giờ, bạn có thể sẽ không bao giờ tới được đích. Theo Malcolm Gladwell, bạn sẽ cần tới 10,000 giờ để nắm bắt được một  kỹ năng, nếu bạn đang ở độ tuổi 50 như tôi thì bạn sẽ chẳng có nhiều thời gian. Thực tế,  một công ty có thể có được thời gian cần thiết trước khi kết thúc năm nếu tuyển 10 nhân viên làm toàn thời gian trong 6 tháng tiếp theo.

7. Truyền cảm hứng cho ít nhất một đồng nghiệp 

Bạn có thể hoàn thành được nhiều việc hơn với sự trợ giúp của những người khác. Hãy tìm ra những người còn đang lúng túng và giúp họ đi đúng hướng. Bằng cách mở khóa để truyền cảm hứng cho họ, bạn sẽ tạo cảm hứng cho chính bạn trong quá trình. Bạn sẽ cảm thấy vui khi tách họ ra khỏi nơi tầm thường và cùng tự hào về những gì mình đã đạt được.
(Dịch từ Inc)

7 cách kết thúc năm 2013 một cách tuyệt vời

Nửa năm đã trôi qua. Bạn vẫn tiếp tục đi đúng hướng để hoàn thành các mục tiêu cuối năm đó chứ? Dưới đây là các giúp bạn cán đích vào đúng ngày 31 tháng 12.

Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu


Khi tôi càng lớn tuổi thì thời gian trôi càng nhanh. Một tháng ngỡ như một ngày. Thật khó có thể tưởng tượng rằng nửa năm đã trôi qua và tôi đang bận rộn giúp các khách hàng đánh giá các kết quả của quý 1 và quý 2 của họ. Tất nhiên tôi biết có nhiều công ty không như vậy, đơn giản vì họ không có kế hoạch năm ngay từ đầu.

Cái gì qua đã qua, và kỳ nghỉ tháng 7 tới đây là dịp tốt để xem xét tình hình của bạn để có thể đặt ra kế hoạch hành động để thời gian còn lại của năm nay càng hiệu quả càng tốt. Dù địa vị hay vị trí của bạn là gì thì bạn đều có thể thực hiện các hành động để thúc đẩy công ty, bộ phận hay chính nghề nghiệp của bạn tiến lên. Dưới đây là 7 hành động bạn nên thực hiện ngay lập tức:

1. Giải quyết ít nhất một vấn đề về truyền thông 

Truyền thông kém là vấn đề cần được hoàn thiện nhất. Không ai có thể truyền thông hoàn hảo. Hãy tìm hiểu xem lĩnh vực nào mình còn thiếu sót. Đó có thể là các cuộc họp kém hiệu quả, cách bạn giải quyết xung đột hoặc cách bạn kiểm soát sự chỉ trích. Hãy hỏi những người xung quanh và tự đánh giá. Bạn sẽ có cơ hội phát hiện ra nhiều vấn đề thiếu sót. Hãy chọn lấy vấn đề gây cản trở việc đạt mục tiêu cuối năm của bạn nhất.

2. Loại bỏ ít nhất một việc làm hay chính sách vô dụng 

Gần như tất cả mọi người đều có những hoạt động không hiệu quả thậm chí không cần thiết hàng ngày. Những hoạt động này thường không được nhận ra do thói quen. Hãy ngồi lại với một đồng nghiệp và liệt kê những hành động trong ngày của bạn hoặc trong một quá trình của công ty. Cũng đưa ra các ý tưởng về cách loại bỏ hoặc tinh lọc qua trình này để đạt được hiệu quả. Càng loại bỏ nhiều thói quan liêu, bạn sẽ càng ngạc nhiên tại sao lúc đầu mình lại làm mọi việc theo những cách ngớ ngẩn như thế.

3. Loại bỏ ít nhất một hạng mục  vô ích trong ngân sách của bạn 

Đây là lúc rất thích hợp để thắt chặt ngân sách. Hãy dành ra một ngày xem lại từng dòng trong hạng mục ngân sách của bạn. Ít nhất, hãy xem xét bỏ đi những trang thiết bị không ai sử dụng tới trong vòng 5 năm. Sau đó bạn có thể chia lại ngân quỹ dành cho những thứ thực sự hữu dụng và đáng giá.


4. Thực hiện ít nhất một cuộc thử nghiệm mới 

Sau khi bạn đã hoàn tất bí quyết thứ 2 và 3, bạn sẽ có thêm một số khoản tiền dôi ra. Bạn có thể sử dụng chúng để đầu tư vào một số phi vụ mạo hiểm có thể thúc đẩy mọi việc tiến về phía trước. Sự thử nghiệm là cần thiết nếu bạn muốn có được những tiến bộ theo cấp số nhân. Có thể đó sẽ là nỗ lực bất thành nhưng thất bại có thể là một cơ hội quý giá để bạn học tập. Nếu không ít nhất bạn cũng biết được cái gì không hiệu quả.

5.  Tạo ra ít nhất một mối liên hệ lớn 

Không quan trọng là bạn coi trọng việc bán hàng, vận hành hay phát triển. Hãy bổ sung thêm vào mạng lưới của bạn những người thông minh có thể giúp bạn phát triển nhanh hơn. Hãy đem về nhân viên bạn vẫn mong muốn có được hoặc kết giao với một chuyên gia cố vấn bạn từng luôn mong muốn được cộng tác. Tạo dựng một đội nhóm có thể đem lại cho bạn những điều ngoài mong đợi.

6. Thêm vào ít nhất một khả năng mới 

Bạn luôn cần một kỹ năng nào đó để có thể tiến bộ. Nếu bạn không bắt đầu bằng việc giỏi kỹ năng đó từ bây giờ, bạn có thể sẽ không bao giờ tới được đích. Theo Malcolm Gladwell, bạn sẽ cần tới 10,000 giờ để nắm bắt được một  kỹ năng, nếu bạn đang ở độ tuổi 50 như tôi thì bạn sẽ chẳng có nhiều thời gian. Thực tế,  một công ty có thể có được thời gian cần thiết trước khi kết thúc năm nếu tuyển 10 nhân viên làm toàn thời gian trong 6 tháng tiếp theo.

7. Truyền cảm hứng cho ít nhất một đồng nghiệp 

Bạn có thể hoàn thành được nhiều việc hơn với sự trợ giúp của những người khác. Hãy tìm ra những người còn đang lúng túng và giúp họ đi đúng hướng. Bằng cách mở khóa để truyền cảm hứng cho họ, bạn sẽ tạo cảm hứng cho chính bạn trong quá trình. Bạn sẽ cảm thấy vui khi tách họ ra khỏi nơi tầm thường và cùng tự hào về những gì mình đã đạt được.
(Dịch từ Inc)

Bạn có hay bị từ chối không? Nếu điều này không thường xuyên xảy ra, có thể bạn đang bị tụt hậu.

Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu


Andrea Waltz, đồng tác giả của cuốn sách Go for No! cho rằng: "Bạn có thể đạt được gần như bất cứ thứ gì mình muốn nếu bạn sẵn sàng nghe từ “không” đủ thường xuyên. 

Bà cho biết: “Hầu hết mọi người đều sống trong thế giới chỉ biết đến câu trả lời “Có”. Họ làm tất cả mọi thứ trong khả năng của mình để có được câu trả lời “có” và tránh câu trả lời “không”. Điều đó sẽ dẫn đến một cuộc sống buồn tẻ, và bạn chỉ có quanh quẩn trong vùng an toàn của mình”. Bà nói thêm: " Nếu bạn không nghe câu trả lời “không” nghĩa là bạn đang không cho bản thân một cơ hội để thành công. Bạn đang ở một phía và  những người nói “có” đang ở một phía khác, và những người nói “không” là những bậc đá đưa bạn tới với những người nói “có”.

Không phải lúc nào ta cũng vui vẻ nghe tiếng “không” nhưng nếu đặt những suy nghĩ này lên hàng đầu  có thể giúp bạn học cách (hay ít nhất là chịu) yêu thích việc bị từ chối:

1. Bạn nên ăn mừng sau khi nhận tất cả những câu trả lời “không”

Nếu câu trả lời “có” khiến bạn vui và câu trả lời “không” làm bạn buồn, thì bạn phải lên cái mà Waltz gọi là "tàu lượn siêu tốc cảm xúc có/không”. Bà cho biết: "Khi bạn có thái độ tích cực với câu trả lời “không”, bạn sẽ thấy được giá trị của nó, ăn mừng nó và thấy vui vẻ”. Bà thừa nhận, đối với hầu hết mọi người thì coi câu trả lời “không” là một lý do để ăn mừng là một việc khó khăn, nhưng ít nhất nó cũng trung hòa về mặt cảm xúc. Bà cho rằng: "Đừng nên có tâm trạng lên xuống thất thường cả ngày. Sự thất thường đó sẽ khiến các chủ doanh nghiệp đau đầu và cạn kiệt về mặt cảm xúc”.

Thực tế, Waltz  gợi ý bạn nên đặt ra các mục tiêu mình nên tích lũy bao nhiêu câu trả lời “không” hay “có”. Theo bà: "Điều đó sẽ xóa đi sự kỳ thị mọi người tự áp đặt lên bản thân họ và khiến quá trình đó vui vẻ, ít căng thẳng hơn. Mọi người nói với tôi rằng thật khó để đạt tới các mục tiêu này. Họ chờ đợi một câu trả lời “không” nhưng lại nhận được câu trả lời “có” và điều đó thật khó xử”.

2. “Không” không có nghĩa là “không bao giờ”
Waltz cho biết: "Không nghĩa là chưa. Điều quan trọng là tiếp tục duy trì các mối liên hệ sau khi nhận câu trả lời “không” như thể bạn chưa nhận được câu trả lời nào. Chúng tôi gợi ý bạn không nên để những cơ hội này chết đi, nghĩa là kiên trì trong giới hạn hợp lý”.

Làm thế nào để biết khi nào thì bạn kiên trì ở mức hợp lý? Waltz cho biết đó chỉ là một cuộc gọi nêu ý kiến thôi nhưng họ không thấy cuộc gọi lại và họ cho rằng đó là một sự từ chối. Họ sợ trông mình quá huênh hoang hoặc hùng hổ và để tránh bị nhìn nhận như vậy, họ sẽ không quay lại dù chỉ một lần chứ đừng nói lần thứ hai hay ba. Nhưng việc tiếp tục theo đuổi, nếu bạn không nhận được phản hồi  là rất quan trọng. Quan trọng là đừng đưa ra các quyết định cho mọi người về những gì họ sẵn sàng làm hoặc chi ra. 

3. Một câu trả lời “không” tốt còn hơn là một câu trả lời “có” tồi

Một số người không thích nghe câu trả lời “không” vì họ sợ sẽ làm người đó cảm thấy không thoải mái khi nói ra điều đó. Nhưng nếu bạn hiểu rằng một câu trả lời không không phải là một tin tức tồi, bạn nói rõ với khách hàng tiềm năng hoặc các mối liên hệ khác rằng bạn sẵn sàng nghe cả hai câu trả lời. Và bạn chắc chắn không muốn nghe câu trả lời “có” nếu đó không phải là một thương vụ tốt đối với họ. Waltz cho biết: "Bạn nên luôn nghĩ tới những lợi ích tốt nhất dành cho khách hàng trong đầu”.

4. Mọi câu trả lời “không” đều là cơ hội để học tập

Waltz cho rằng: “"Không” là một câu trả lời hoàn toàn có thể chấp nhận được, nhưng không nhất thiết là cuộc trò chuyện phải dừng lại ở đây. “Tôi đang muốn biết: Tại sao câu trả lời lại là “không”? Quan trọng là bạn phải tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này càng nhanh và càng ngẫu nhiên càng tốt về những gì mình cần phải làm với câu trả lời “không””.

Bà cho biết, đôi khi câu trả lời “không” lại xuất phát từ một sự hiểu lầm mà bạn cần phải làm rõ, ví dụ khách hàng có thể nghĩ rằng món hàng  đắt hơn giá thực tế. Có những lúc câu trả lời “không” là một sự kết thúc nhưng bạn có thể học được điều gì đó, chẳng hạn như bạn cần phải điều chỉnh sản phẩm, giá cả hay nơi trưng bày sản phẩm hoặc hướng tới một đối tượng khách hàng khác. Quan trọng là phải thu được thông tin. Trong mỗi câu trả lời “không” ẩn chứa thông tin cần thiết để tiến lên phía trước.

(Dịch từ Inc)

4 lý do bạn nên thích nghe câu trả lời “Không”

Bạn có hay bị từ chối không? Nếu điều này không thường xuyên xảy ra, có thể bạn đang bị tụt hậu.

Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu


Andrea Waltz, đồng tác giả của cuốn sách Go for No! cho rằng: "Bạn có thể đạt được gần như bất cứ thứ gì mình muốn nếu bạn sẵn sàng nghe từ “không” đủ thường xuyên. 

Bà cho biết: “Hầu hết mọi người đều sống trong thế giới chỉ biết đến câu trả lời “Có”. Họ làm tất cả mọi thứ trong khả năng của mình để có được câu trả lời “có” và tránh câu trả lời “không”. Điều đó sẽ dẫn đến một cuộc sống buồn tẻ, và bạn chỉ có quanh quẩn trong vùng an toàn của mình”. Bà nói thêm: " Nếu bạn không nghe câu trả lời “không” nghĩa là bạn đang không cho bản thân một cơ hội để thành công. Bạn đang ở một phía và  những người nói “có” đang ở một phía khác, và những người nói “không” là những bậc đá đưa bạn tới với những người nói “có”.

Không phải lúc nào ta cũng vui vẻ nghe tiếng “không” nhưng nếu đặt những suy nghĩ này lên hàng đầu  có thể giúp bạn học cách (hay ít nhất là chịu) yêu thích việc bị từ chối:

1. Bạn nên ăn mừng sau khi nhận tất cả những câu trả lời “không”

Nếu câu trả lời “có” khiến bạn vui và câu trả lời “không” làm bạn buồn, thì bạn phải lên cái mà Waltz gọi là "tàu lượn siêu tốc cảm xúc có/không”. Bà cho biết: "Khi bạn có thái độ tích cực với câu trả lời “không”, bạn sẽ thấy được giá trị của nó, ăn mừng nó và thấy vui vẻ”. Bà thừa nhận, đối với hầu hết mọi người thì coi câu trả lời “không” là một lý do để ăn mừng là một việc khó khăn, nhưng ít nhất nó cũng trung hòa về mặt cảm xúc. Bà cho rằng: "Đừng nên có tâm trạng lên xuống thất thường cả ngày. Sự thất thường đó sẽ khiến các chủ doanh nghiệp đau đầu và cạn kiệt về mặt cảm xúc”.

Thực tế, Waltz  gợi ý bạn nên đặt ra các mục tiêu mình nên tích lũy bao nhiêu câu trả lời “không” hay “có”. Theo bà: "Điều đó sẽ xóa đi sự kỳ thị mọi người tự áp đặt lên bản thân họ và khiến quá trình đó vui vẻ, ít căng thẳng hơn. Mọi người nói với tôi rằng thật khó để đạt tới các mục tiêu này. Họ chờ đợi một câu trả lời “không” nhưng lại nhận được câu trả lời “có” và điều đó thật khó xử”.

2. “Không” không có nghĩa là “không bao giờ”
Waltz cho biết: "Không nghĩa là chưa. Điều quan trọng là tiếp tục duy trì các mối liên hệ sau khi nhận câu trả lời “không” như thể bạn chưa nhận được câu trả lời nào. Chúng tôi gợi ý bạn không nên để những cơ hội này chết đi, nghĩa là kiên trì trong giới hạn hợp lý”.

Làm thế nào để biết khi nào thì bạn kiên trì ở mức hợp lý? Waltz cho biết đó chỉ là một cuộc gọi nêu ý kiến thôi nhưng họ không thấy cuộc gọi lại và họ cho rằng đó là một sự từ chối. Họ sợ trông mình quá huênh hoang hoặc hùng hổ và để tránh bị nhìn nhận như vậy, họ sẽ không quay lại dù chỉ một lần chứ đừng nói lần thứ hai hay ba. Nhưng việc tiếp tục theo đuổi, nếu bạn không nhận được phản hồi  là rất quan trọng. Quan trọng là đừng đưa ra các quyết định cho mọi người về những gì họ sẵn sàng làm hoặc chi ra. 

3. Một câu trả lời “không” tốt còn hơn là một câu trả lời “có” tồi

Một số người không thích nghe câu trả lời “không” vì họ sợ sẽ làm người đó cảm thấy không thoải mái khi nói ra điều đó. Nhưng nếu bạn hiểu rằng một câu trả lời không không phải là một tin tức tồi, bạn nói rõ với khách hàng tiềm năng hoặc các mối liên hệ khác rằng bạn sẵn sàng nghe cả hai câu trả lời. Và bạn chắc chắn không muốn nghe câu trả lời “có” nếu đó không phải là một thương vụ tốt đối với họ. Waltz cho biết: "Bạn nên luôn nghĩ tới những lợi ích tốt nhất dành cho khách hàng trong đầu”.

4. Mọi câu trả lời “không” đều là cơ hội để học tập

Waltz cho rằng: “"Không” là một câu trả lời hoàn toàn có thể chấp nhận được, nhưng không nhất thiết là cuộc trò chuyện phải dừng lại ở đây. “Tôi đang muốn biết: Tại sao câu trả lời lại là “không”? Quan trọng là bạn phải tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này càng nhanh và càng ngẫu nhiên càng tốt về những gì mình cần phải làm với câu trả lời “không””.

Bà cho biết, đôi khi câu trả lời “không” lại xuất phát từ một sự hiểu lầm mà bạn cần phải làm rõ, ví dụ khách hàng có thể nghĩ rằng món hàng  đắt hơn giá thực tế. Có những lúc câu trả lời “không” là một sự kết thúc nhưng bạn có thể học được điều gì đó, chẳng hạn như bạn cần phải điều chỉnh sản phẩm, giá cả hay nơi trưng bày sản phẩm hoặc hướng tới một đối tượng khách hàng khác. Quan trọng là phải thu được thông tin. Trong mỗi câu trả lời “không” ẩn chứa thông tin cần thiết để tiến lên phía trước.

(Dịch từ Inc)

Marketing thực tế rất tiết kiệm chi phí.Tính xác thực và đơn giản chứ không phải là những thứ hào nhoáng bên ngoài sẽ chạm tới đời sống cảm xúc của khách hàng.
 
Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu

Cuộc đua đang diễn ra với nhiều yếu tố đời thực được hữu ích được thêm vào thông điệp thương hiệu để kết nối với khách hàng. Thực tế có nghĩa là thêm các yếu tố kể chuyện có thể không nhất thiết phải do người viết quảng cáo viết. Đó chính là thứ tôi thích gọi là “marketing thực tế”. Nội dung do khách hàng taọ ra này đã ngay lập tức hình thành nên sợi dây gắn kết đầy ý nghĩa với người tiêu dùng, đem lại sự thích thú, ngạc nhiên và rất nhiều điều thú vị. 

Marketing thực tế cũng rất tiết kiệm chi phí. Bạn có thể ngừng chi tiền vào các tạp chí in trên giấy bóng vì nó không thể đảm bảo hiệu quả đầu tư. Tính xác thực và đơn giản chứ không phải là những thứ hào nhoáng bên ngoài sẽ chạm tới đời sống cảm xúc của khách hàng.

Dưới đây là 3 cách gắn kết khách hàng với các chiến dịch marketing để giúp phát triển công ty của bạn:

1. Thưởng công cho khách hàng. Mời khách hàng trực tiếp kể với bạn những gì họ nghĩ về sản phẩm của bạn trên trang web của công ty bạn hoặc qua các mạng xã hội như Instagram, Pinterest, Twitter hoặc các cổng thông tin điện tử khác là một cách đầy ý nghĩa để thể hiện sự quan tâm của bạn. Ví dụ,  công ty Oscar Mayer đã có chương trình tiếp thị mới cho các sản phẩm hot dogs ra mắt hồi tháng 3 năm 2010, theo đó khách hàng sẽ được tặng một coupon thử sản phẩm và chia sẻ cảm nhận "Taste-a-Monial" trên trang web của công ty hoặc Facebook để nhận coupon thứ hai. Về cơ bản, đây là một cách “nói cho chúng tôi những gì bạn nghĩ” ra công chúng. Trong quá trình đó, công ty đã xây dựng một nội dung tự phát cho khách hàng để họ thưởng thức, đọc và bán được nhiều hàng từ coupon thứ hai.

2. Hãy để khách hàng chia sẻ  sự sáng tạo trong sử dụng sản phẩm của bạn. Không có gì chân thực hơn là biết về cách những người thực (không phải là các diễn viên hoặc phát ngôn viên chuyên nghiệp) sử dụng sản phẩm. Có rất nhiều điều có thể học được từ cách mọi người sử dụng sản phẩm của bạn và nếu như bạn có thể chia sẻ điều đó với khán giả của mình, bạn đã trao cho họ một thứ có giá trị thực sự. Ví dụ, nếu bạn là một công ty thời trang, hãy thử mời khách hàng vừa mua sản phẩm của mình đính kèm hoặc đăng những bức hình chụp họ đang mang sản phẩm. Tương tự như vậy, các công ty thực phẩm có thể yêu cầu khách hàng đưa ra những gợi ý hay công thức nấu nướng. Hãy yêu cầu người hâm mộ ghim tấm hình của chính họ chụp với sản phẩm của bạn và gắn tên của bạn vào đó trên mạng xã hội Pinterest. Bạn có thể rất dễ dàng ghim lại những hình ảnh đó trên trang Pinterest cá nhân của bạn. Điều đó cho phép người hâm mộ và các khách hàng tiềm năng biết những người dùng hiện tại thích những sản phẩm bạn đang bán gợi cho họ những ý tưởng về cách sử dụng nó. Thậm chí bạn có thể thấy một số công thức hoặc sự kết hợp phong cách mới sẽ tạo cảm hứng cho những sản phẩm mới trong tương lai.

3. Để khách hàng tạo ra tài liệu marketing cho bạn. Khi bạn phản hồi và kết nối trực tiếp với khách hàng trên mạng xã hội và các cổng thông tin điện tử khác, bạn đang tiến một bước dài trong việc thiết lập sự gắn kết về mặt cảm xúc với thương hiệu của bạn. Thường thì những lời bình luận hoặc những bức hình họ tạo ra có thể là tài liệu tiếp thị tốt nhất cho bạn.  Ví dụ, công ty bán kim cương Planet DNL đã đăng trên blog những bức hình về nhiều mẫu nhẫn đính hôn khác nhau của công ty do khách hàng chụp. Cách tiếp thị này không chỉ gắn kết và tôn khách hàng mà còn chẳng mất chút chi phí nào!
(Dịch từ Entrepreneur)

Những cỗ máy in tiền bạn đang bỏ phí

Marketing thực tế rất tiết kiệm chi phí.Tính xác thực và đơn giản chứ không phải là những thứ hào nhoáng bên ngoài sẽ chạm tới đời sống cảm xúc của khách hàng.
 
Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu

Cuộc đua đang diễn ra với nhiều yếu tố đời thực được hữu ích được thêm vào thông điệp thương hiệu để kết nối với khách hàng. Thực tế có nghĩa là thêm các yếu tố kể chuyện có thể không nhất thiết phải do người viết quảng cáo viết. Đó chính là thứ tôi thích gọi là “marketing thực tế”. Nội dung do khách hàng taọ ra này đã ngay lập tức hình thành nên sợi dây gắn kết đầy ý nghĩa với người tiêu dùng, đem lại sự thích thú, ngạc nhiên và rất nhiều điều thú vị. 

Marketing thực tế cũng rất tiết kiệm chi phí. Bạn có thể ngừng chi tiền vào các tạp chí in trên giấy bóng vì nó không thể đảm bảo hiệu quả đầu tư. Tính xác thực và đơn giản chứ không phải là những thứ hào nhoáng bên ngoài sẽ chạm tới đời sống cảm xúc của khách hàng.

Dưới đây là 3 cách gắn kết khách hàng với các chiến dịch marketing để giúp phát triển công ty của bạn:

1. Thưởng công cho khách hàng. Mời khách hàng trực tiếp kể với bạn những gì họ nghĩ về sản phẩm của bạn trên trang web của công ty bạn hoặc qua các mạng xã hội như Instagram, Pinterest, Twitter hoặc các cổng thông tin điện tử khác là một cách đầy ý nghĩa để thể hiện sự quan tâm của bạn. Ví dụ,  công ty Oscar Mayer đã có chương trình tiếp thị mới cho các sản phẩm hot dogs ra mắt hồi tháng 3 năm 2010, theo đó khách hàng sẽ được tặng một coupon thử sản phẩm và chia sẻ cảm nhận "Taste-a-Monial" trên trang web của công ty hoặc Facebook để nhận coupon thứ hai. Về cơ bản, đây là một cách “nói cho chúng tôi những gì bạn nghĩ” ra công chúng. Trong quá trình đó, công ty đã xây dựng một nội dung tự phát cho khách hàng để họ thưởng thức, đọc và bán được nhiều hàng từ coupon thứ hai.

2. Hãy để khách hàng chia sẻ  sự sáng tạo trong sử dụng sản phẩm của bạn. Không có gì chân thực hơn là biết về cách những người thực (không phải là các diễn viên hoặc phát ngôn viên chuyên nghiệp) sử dụng sản phẩm. Có rất nhiều điều có thể học được từ cách mọi người sử dụng sản phẩm của bạn và nếu như bạn có thể chia sẻ điều đó với khán giả của mình, bạn đã trao cho họ một thứ có giá trị thực sự. Ví dụ, nếu bạn là một công ty thời trang, hãy thử mời khách hàng vừa mua sản phẩm của mình đính kèm hoặc đăng những bức hình chụp họ đang mang sản phẩm. Tương tự như vậy, các công ty thực phẩm có thể yêu cầu khách hàng đưa ra những gợi ý hay công thức nấu nướng. Hãy yêu cầu người hâm mộ ghim tấm hình của chính họ chụp với sản phẩm của bạn và gắn tên của bạn vào đó trên mạng xã hội Pinterest. Bạn có thể rất dễ dàng ghim lại những hình ảnh đó trên trang Pinterest cá nhân của bạn. Điều đó cho phép người hâm mộ và các khách hàng tiềm năng biết những người dùng hiện tại thích những sản phẩm bạn đang bán gợi cho họ những ý tưởng về cách sử dụng nó. Thậm chí bạn có thể thấy một số công thức hoặc sự kết hợp phong cách mới sẽ tạo cảm hứng cho những sản phẩm mới trong tương lai.

3. Để khách hàng tạo ra tài liệu marketing cho bạn. Khi bạn phản hồi và kết nối trực tiếp với khách hàng trên mạng xã hội và các cổng thông tin điện tử khác, bạn đang tiến một bước dài trong việc thiết lập sự gắn kết về mặt cảm xúc với thương hiệu của bạn. Thường thì những lời bình luận hoặc những bức hình họ tạo ra có thể là tài liệu tiếp thị tốt nhất cho bạn.  Ví dụ, công ty bán kim cương Planet DNL đã đăng trên blog những bức hình về nhiều mẫu nhẫn đính hôn khác nhau của công ty do khách hàng chụp. Cách tiếp thị này không chỉ gắn kết và tôn khách hàng mà còn chẳng mất chút chi phí nào!
(Dịch từ Entrepreneur)

Điều gì đã khiến thông điệp của công ty đồ chơi này lại có sức lan truyền đến thế và làm thế nào để bạn cũng có thể làm được như vậy? Dưới đây là bốn khối xây dựng tạo nên thành công của Lego
 Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu
Mọi người đều biết bạn đang nói đến cái gì khi bạn nhắc tới Lego. Thương hiệu đồ chơi xếp hình đã có một vị trí vững chắc tại các gia đình trên khắp toàn cầu từ khi mới thành lập năm 1932 và sự trường tồn của thương hiệu này tuyệt đối không phải do may mắn mà có. 

Công ty vẫn tiếp tục theo đuổi sứ mệnh cốt lõi của họ, đó là tạo động lực cho trẻ em suy nghĩ một cách sáng tạo. Nhưng công ty cũng có sự phát triển theo thời gian với việc luôn thay đổi các sáng kiến tiếp thị- từ việc trở thành đối tác của NASA trong một dự án cho phép trẻ em xây dựng “phi cơ của tương lai” để ra mắt bộ xếp hình mới của Lego dành cho bộ phim về siêu nhân mới-Người Thép.

Điều gì đã khiến thông điệp của công ty đồ chơi này lại có sức lan truyền đến thế và làm thế nào để bạn cũng có thể làm được như vậy? Dưới đây là bốn khối xây dựng tạo nên thành công của Lego:

1. Kiên định là chìa khóa

Các tiêu chuẩn chất lượng của Lego luôn ở mức độ cao nhất. Mỗi viên gạch của Lego đều được đánh số đặc biệt, tương quan với khuôn mẫu tạo ra nó. Với phương pháp này, Lego có thể  tự hào về một trong những sản phẩm đồng nhất nhất trong lịch sử. Kể từ năm 1958 (năm Lego sản xuất khối xếp hình đầu tiên), các hình khối đồ chơi của Lego vẫn không có gì thay đổi. Công ty đã sản xuất nhiều bộ đồ chơi khác nhau và nhiều bộ phụ kiện khác nhưng sự thống nhất của sản phẩm vẫn giữ nguyên như vậy. Là một doanh nhân trẻ, quan trọng là bạn cần không những đưa ra những sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao vuwotj quá cả sự mong đợi của khách hàng.

2. Có sự phối hợp trong quá trình thiết kế

Vì thiết kế là một nhân tố trong thành công của Lego nên công ty sẽ sụp đổ nếu mảng này  gặp vấn đề. Cuối những năm 1990 thực sự là thời kỳ bùng nổ của công ty này. Doanh số bán hàng tăng cao, công viên LEGOLAND khai trương địa điểm đầu tiên tại Mỹ ở Carlsbad, bang California và bọn trẻ được chơi thoải mái với các khối gạch xếp hình như thể không có ngày mai. Với thành công này, Lego đã phạm một sai lầm trong việc đánh giá, công ty này đã để nhóm thiết kế quá tự do làm việc. Số lượng các khối gạch được thiết kế đặc biệt tăng từ  7.000 lên 12.400 kéo theo chi phí sản xuất tăng nhưng lượng cầu lại không tương xứng. Thay vì từ từ xuống dốc, cuộc khủng hoảng đã tạo cảm hứng cho công ty suy nghĩ lại về qui trình thiết kế của họ. Lego đã thực hiện một qui trình ra quyết định có tính hợp tác, có nghĩa là mọi đề xuất đều phải đem ra bỏ phiếu trong nhóm thiết kế. Hiện giờ, Lego đã cắt giảm và quay về con số 7.000 khối xây dựng và đang phát triển mạnh mẽ. Đối với một doanh nhân trẻ thì điều quan trọng là phải chèo lái được con thuyền của bạn nhưng không được bỏ qua sức mạnh của cả nhóm và đón nhận ý kiến phản hồi của các nhân viên cũng như khách hàng.

3. Làm rõ sứ mệnh của bạn

Tuyên ngôn sứ mệnh của Lego là: “Mục đích cuối cùng của chúng tôi là truyền cảm hứng và phát huy tư duy  sáng tạo của trẻ em, giúp các em suy luận một cách có hệ thống và thể hiện tiềm năng tạo dựng tương lai của chính các em- hãy trải nghiệm khả năng vô tận của con người”.

Bạn có thể dễ dàng thấy triết lý này trong từng sản phẩm và sự nổi bật của chúng khiến các bậc phụ huynh không ngần ngại quyết định mua cho con. Khi bạn mở công ty mới, hãy dành thời gian suy nghĩ về tuyên ngôn sứ mệnh của bạn. Đó là nền tảng của công ty bạn, nó sẽ giúp bạn đi đúng hướng và những giá trị bạn đem lại sẽ là điều các khách hàng sẽ nhớ mãi.

4. Duy trì cảm hứng

The Adult Fans of Lego là một tổ chức lớn, tập hợp những tín đồ trung thành của Lego thường tổ chức các cuộc gặp gỡ cả trực tuyến và trực tiếp trên các trang như Reddit. Họ chính là minh chứng cho khả năng của Lego trong việc truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng của mọi trẻ em và theo đuổi chúng cho tới tận khi trưởng thành. Với việc phát triển một sản phẩm không ngừng khơi gợi trí sáng tạo, mọi người sẽ không chỉ nhớ về sản phẩm đó mà còn quay trở lại với nó.

(Dịch từ Youngentrepreneur)

Bí quyết xây dựng thương hiệu trường tồn của Lego

Điều gì đã khiến thông điệp của công ty đồ chơi này lại có sức lan truyền đến thế và làm thế nào để bạn cũng có thể làm được như vậy? Dưới đây là bốn khối xây dựng tạo nên thành công của Lego
 Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu
Mọi người đều biết bạn đang nói đến cái gì khi bạn nhắc tới Lego. Thương hiệu đồ chơi xếp hình đã có một vị trí vững chắc tại các gia đình trên khắp toàn cầu từ khi mới thành lập năm 1932 và sự trường tồn của thương hiệu này tuyệt đối không phải do may mắn mà có. 

Công ty vẫn tiếp tục theo đuổi sứ mệnh cốt lõi của họ, đó là tạo động lực cho trẻ em suy nghĩ một cách sáng tạo. Nhưng công ty cũng có sự phát triển theo thời gian với việc luôn thay đổi các sáng kiến tiếp thị- từ việc trở thành đối tác của NASA trong một dự án cho phép trẻ em xây dựng “phi cơ của tương lai” để ra mắt bộ xếp hình mới của Lego dành cho bộ phim về siêu nhân mới-Người Thép.

Điều gì đã khiến thông điệp của công ty đồ chơi này lại có sức lan truyền đến thế và làm thế nào để bạn cũng có thể làm được như vậy? Dưới đây là bốn khối xây dựng tạo nên thành công của Lego:

1. Kiên định là chìa khóa

Các tiêu chuẩn chất lượng của Lego luôn ở mức độ cao nhất. Mỗi viên gạch của Lego đều được đánh số đặc biệt, tương quan với khuôn mẫu tạo ra nó. Với phương pháp này, Lego có thể  tự hào về một trong những sản phẩm đồng nhất nhất trong lịch sử. Kể từ năm 1958 (năm Lego sản xuất khối xếp hình đầu tiên), các hình khối đồ chơi của Lego vẫn không có gì thay đổi. Công ty đã sản xuất nhiều bộ đồ chơi khác nhau và nhiều bộ phụ kiện khác nhưng sự thống nhất của sản phẩm vẫn giữ nguyên như vậy. Là một doanh nhân trẻ, quan trọng là bạn cần không những đưa ra những sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao vuwotj quá cả sự mong đợi của khách hàng.

2. Có sự phối hợp trong quá trình thiết kế

Vì thiết kế là một nhân tố trong thành công của Lego nên công ty sẽ sụp đổ nếu mảng này  gặp vấn đề. Cuối những năm 1990 thực sự là thời kỳ bùng nổ của công ty này. Doanh số bán hàng tăng cao, công viên LEGOLAND khai trương địa điểm đầu tiên tại Mỹ ở Carlsbad, bang California và bọn trẻ được chơi thoải mái với các khối gạch xếp hình như thể không có ngày mai. Với thành công này, Lego đã phạm một sai lầm trong việc đánh giá, công ty này đã để nhóm thiết kế quá tự do làm việc. Số lượng các khối gạch được thiết kế đặc biệt tăng từ  7.000 lên 12.400 kéo theo chi phí sản xuất tăng nhưng lượng cầu lại không tương xứng. Thay vì từ từ xuống dốc, cuộc khủng hoảng đã tạo cảm hứng cho công ty suy nghĩ lại về qui trình thiết kế của họ. Lego đã thực hiện một qui trình ra quyết định có tính hợp tác, có nghĩa là mọi đề xuất đều phải đem ra bỏ phiếu trong nhóm thiết kế. Hiện giờ, Lego đã cắt giảm và quay về con số 7.000 khối xây dựng và đang phát triển mạnh mẽ. Đối với một doanh nhân trẻ thì điều quan trọng là phải chèo lái được con thuyền của bạn nhưng không được bỏ qua sức mạnh của cả nhóm và đón nhận ý kiến phản hồi của các nhân viên cũng như khách hàng.

3. Làm rõ sứ mệnh của bạn

Tuyên ngôn sứ mệnh của Lego là: “Mục đích cuối cùng của chúng tôi là truyền cảm hứng và phát huy tư duy  sáng tạo của trẻ em, giúp các em suy luận một cách có hệ thống và thể hiện tiềm năng tạo dựng tương lai của chính các em- hãy trải nghiệm khả năng vô tận của con người”.

Bạn có thể dễ dàng thấy triết lý này trong từng sản phẩm và sự nổi bật của chúng khiến các bậc phụ huynh không ngần ngại quyết định mua cho con. Khi bạn mở công ty mới, hãy dành thời gian suy nghĩ về tuyên ngôn sứ mệnh của bạn. Đó là nền tảng của công ty bạn, nó sẽ giúp bạn đi đúng hướng và những giá trị bạn đem lại sẽ là điều các khách hàng sẽ nhớ mãi.

4. Duy trì cảm hứng

The Adult Fans of Lego là một tổ chức lớn, tập hợp những tín đồ trung thành của Lego thường tổ chức các cuộc gặp gỡ cả trực tuyến và trực tiếp trên các trang như Reddit. Họ chính là minh chứng cho khả năng của Lego trong việc truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng của mọi trẻ em và theo đuổi chúng cho tới tận khi trưởng thành. Với việc phát triển một sản phẩm không ngừng khơi gợi trí sáng tạo, mọi người sẽ không chỉ nhớ về sản phẩm đó mà còn quay trở lại với nó.

(Dịch từ Youngentrepreneur)

Điều hay nhất của việc ra mắt một công ty sản xuất hàng tiêu dùng mới là những giả định sai sẽ nhanh chóng bị bộc lộ nếu bạn thử nghiệm chúng đúng cách

Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu

Khi  Boomerang ra mắt vào tháng 8 năm ngoái, chúng tôi đều nghĩ đó là một sản phẩm hoàn hảo cho đến khi chúng tôi nhận ra là mình đã lầm.   

Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một trang web cung cấp quà tặng dành cho người tiêu dùng để những người bạn trên Facebook  có thể tặng nhau những món quà thực do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Người Mỹ tiêu thụ tới 100 tỷ đô la tiền thiệp quà tặng mỗi năm và có tới 70% người tiêu dùng tham gia khảo sát cho rằng họ thích nhận một món quà có tính chất địa phương hơn là một tấm thiệp truyền thống của một thương hiệu lớn.

Đây thực sự là một bất ngờ không mong đợi

Chúng tôi có một sản phẩm và đội ngũ bán hàng tuyệt vời, sự ưa chuộng quà tặng trong nước được các nhà đầu tư trong lĩnh vực thương mại điện tử trong nước ủng hộ. Do vậy chúng tôi đã tới các nhà hàng, quán bar, spa và các điểm thu hút khách khác tại bốn thành phố mà chúng tôi ưa thích nhất để giới thiệu về gói quà tặng đặc biệt. Một số món quà được miễn phí hoàn toàn. Chúng tôi đã tạo ra một trải nghiệm về quà tặng đẹp dành cho những người sử dụng điện thoại di động và máy tính để bàn.

Tuy nhiên, đúng lúc khai trương thì tôi mới biết chúng tôi gặp phải một vấn đề: Khách hàng không mặn mà với sản phẩm lắm.

Nhận ra khiếm khuyết của bạn

Điều hay nhất của việc ra mắt một công ty sản xuất hàng tiêu dùng mới là những giả định sai sẽ nhanh chóng bị bộc lộ nếu bạn thử nghiệm chúng đúng cách.

Với công ty đầu tiên của mình- một thất bại trong lĩnh vực du lịch qua mạng xã hội- phải mất khá lâu tôi mới nhận ra thất bại. Giống như nhiều doanh nhân thiếu kinh nghiệm khác, tôi đã tin rằng công ty mình tăng trưởng kém là do quá trình thực hiện chưa hoàn hảo chứ không phải do ý tưởng không tốt. Và do đó chúng tôi đã đầu tư quá nhiều thời gian để cố gắng khắc phục những chỗ hỏng hóc thay vì tiếp tục thực hiện những việc phát huy hiệu quả.

Với Boomerang, chúng tôi đã cam kết sẽ thực hiện nhanh và thông minh hơn. Nhưng rồi hóa ra rất nhiều giả định trước đó của chúng tôi đã sai. Người tiêu dùng cho biết họ muốn quà tặng có tính địa phương, còn các thiệp quà tặng của các thương hiệu trong nước và các trang web trực tuyến thì đã quá phổ biến vào thời điểm chúng tôi tham gia thị trường. Chúng tôi đã nghĩ Boomerang có thể tăng trưởng nhanh chóng với việc cung cấp thiệp quà tặng miễn phí trong khi vẫn có thể kiếm tiền từ việc bán các quà tặng có giá trị cao, nhưng chẳng có ai lại mặn mà với những món hàng phải trả tiền.

Nhưng trên tất cả vẫn là việc nhiều đối thủ cạnh tranh nhiều vốn như Facebook Gifts đã nhanh chóng lấp đầy khoảng trống trên thị trường. Chỉ sau vài tháng ngắn ngủi chúng tôi hiểu ra rằng vinh quang của chúng tôi không thể tìm thấy trong lĩnh vực quà tặng qua mạng xã hội dành cho người tiêu dùng –ít nhất là không phải theo cách mà chúng tôi hình dung ban đầu.

Tìm thấy quả ngọt đầu tiên của bạn

Mặc dù không phớt lờ những dấu hiệu thất bại, nhưng chúng tôi cũng không quá day đi day lại những thất bại đó. Còn rất nhiều điểm sáng quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh này và khi theo đuổi chúng, chúng tôi sẽ hiểu biết hơn về cơ hội thực sự trong lĩnh vực quà tặng qua mạng xã hội này.

Thứ nhất, khi đàm phán với các nhà bán lẻ trong nước, chúng tôi đã phát hiện ra rằng sau cùng thì chỉ có một mô hình kinh doanh: Ngay cả khi người tiêu dùng không muốn mua thiệp quà tặng cho bạn bè, chúng tôi vẫn có thể kiếm tiền từ thiệp quà tặng miễn phí nếu người nhận sử dụng chúng.

Sau nữa, chúng tôi nhận thấy rằng thiệp quà tặng miễn phí được chuyển sang hình thức mua bán gia tăng với tốc độ chóng mặt. Cứ 4 người nhận thì có 1 người mua sắm thiệp quà tặng trên trang web của nhà bán lẻ, mặc dù giá trung bình cho mỗi tấm thiệp chỉ là 7 đô la. Hơn nữa, người nhận rất hào hứng chia sẻ những món quà tặng này với bạn bè.

Hóa ra Boomerang là một cổng thông tin quảng cáo đầy sức mạnh chứ không phải là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử tiêu dùng thông thường. Và một tấm thiệp quà tặng miễn phí bé nhỏ có thể trở thành một phương tiện quảng cáo siêu hạng vì nó được chuyển đổi với tốc độ cao, lan tỏa tự nhiên và đem lại lợi nhuận cho cả Boomerang và các nhà bán lẻ đang làm việc với chúng tôi.

Khai thác các cơ hội phát triển

Với việc chấp nhận thất bại về ý tưởng và nắm bắt những điểm sáng, chúng tôi đã tình cờ tìm ra một hình thức quảng cáo có thể đem lại lợi nhuận cho các nhà quảng cáo, nhà xuất bản và người tiêu dùng.

Kể từ đó, nhóm chúng tôi đã làm việc không ngừng để mở rộng những ứng dụng này của mô hình này, và hình thức phân phối được mở rộng giữa nhiều đối tượng người nhận hơn. Chúng tôi cũng bắt đầu khai thác các mô hình khác như cho phép các công ty tặng thưởng bằng các thiệp quà tặng. 

Thách thức vẫn không ngừng tăng và cả những sức ép từ những ngày đầu khởi nghiệp. Nhưng cảm xúc về hành trình này thật khó diễn tả bởi giờ đây chúng tôi vẫn tập trung phát triển những điểm sáng chứ không còn trăn trở về những vấn đề gây trở ngại nữa. 
(Dịch từ Youngentrepreneur)

Thuật hồi sinh và thành công vượt trội của một công ty trẻ

Điều hay nhất của việc ra mắt một công ty sản xuất hàng tiêu dùng mới là những giả định sai sẽ nhanh chóng bị bộc lộ nếu bạn thử nghiệm chúng đúng cách

Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu

Khi  Boomerang ra mắt vào tháng 8 năm ngoái, chúng tôi đều nghĩ đó là một sản phẩm hoàn hảo cho đến khi chúng tôi nhận ra là mình đã lầm.   

Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một trang web cung cấp quà tặng dành cho người tiêu dùng để những người bạn trên Facebook  có thể tặng nhau những món quà thực do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Người Mỹ tiêu thụ tới 100 tỷ đô la tiền thiệp quà tặng mỗi năm và có tới 70% người tiêu dùng tham gia khảo sát cho rằng họ thích nhận một món quà có tính chất địa phương hơn là một tấm thiệp truyền thống của một thương hiệu lớn.

Đây thực sự là một bất ngờ không mong đợi

Chúng tôi có một sản phẩm và đội ngũ bán hàng tuyệt vời, sự ưa chuộng quà tặng trong nước được các nhà đầu tư trong lĩnh vực thương mại điện tử trong nước ủng hộ. Do vậy chúng tôi đã tới các nhà hàng, quán bar, spa và các điểm thu hút khách khác tại bốn thành phố mà chúng tôi ưa thích nhất để giới thiệu về gói quà tặng đặc biệt. Một số món quà được miễn phí hoàn toàn. Chúng tôi đã tạo ra một trải nghiệm về quà tặng đẹp dành cho những người sử dụng điện thoại di động và máy tính để bàn.

Tuy nhiên, đúng lúc khai trương thì tôi mới biết chúng tôi gặp phải một vấn đề: Khách hàng không mặn mà với sản phẩm lắm.

Nhận ra khiếm khuyết của bạn

Điều hay nhất của việc ra mắt một công ty sản xuất hàng tiêu dùng mới là những giả định sai sẽ nhanh chóng bị bộc lộ nếu bạn thử nghiệm chúng đúng cách.

Với công ty đầu tiên của mình- một thất bại trong lĩnh vực du lịch qua mạng xã hội- phải mất khá lâu tôi mới nhận ra thất bại. Giống như nhiều doanh nhân thiếu kinh nghiệm khác, tôi đã tin rằng công ty mình tăng trưởng kém là do quá trình thực hiện chưa hoàn hảo chứ không phải do ý tưởng không tốt. Và do đó chúng tôi đã đầu tư quá nhiều thời gian để cố gắng khắc phục những chỗ hỏng hóc thay vì tiếp tục thực hiện những việc phát huy hiệu quả.

Với Boomerang, chúng tôi đã cam kết sẽ thực hiện nhanh và thông minh hơn. Nhưng rồi hóa ra rất nhiều giả định trước đó của chúng tôi đã sai. Người tiêu dùng cho biết họ muốn quà tặng có tính địa phương, còn các thiệp quà tặng của các thương hiệu trong nước và các trang web trực tuyến thì đã quá phổ biến vào thời điểm chúng tôi tham gia thị trường. Chúng tôi đã nghĩ Boomerang có thể tăng trưởng nhanh chóng với việc cung cấp thiệp quà tặng miễn phí trong khi vẫn có thể kiếm tiền từ việc bán các quà tặng có giá trị cao, nhưng chẳng có ai lại mặn mà với những món hàng phải trả tiền.

Nhưng trên tất cả vẫn là việc nhiều đối thủ cạnh tranh nhiều vốn như Facebook Gifts đã nhanh chóng lấp đầy khoảng trống trên thị trường. Chỉ sau vài tháng ngắn ngủi chúng tôi hiểu ra rằng vinh quang của chúng tôi không thể tìm thấy trong lĩnh vực quà tặng qua mạng xã hội dành cho người tiêu dùng –ít nhất là không phải theo cách mà chúng tôi hình dung ban đầu.

Tìm thấy quả ngọt đầu tiên của bạn

Mặc dù không phớt lờ những dấu hiệu thất bại, nhưng chúng tôi cũng không quá day đi day lại những thất bại đó. Còn rất nhiều điểm sáng quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh này và khi theo đuổi chúng, chúng tôi sẽ hiểu biết hơn về cơ hội thực sự trong lĩnh vực quà tặng qua mạng xã hội này.

Thứ nhất, khi đàm phán với các nhà bán lẻ trong nước, chúng tôi đã phát hiện ra rằng sau cùng thì chỉ có một mô hình kinh doanh: Ngay cả khi người tiêu dùng không muốn mua thiệp quà tặng cho bạn bè, chúng tôi vẫn có thể kiếm tiền từ thiệp quà tặng miễn phí nếu người nhận sử dụng chúng.

Sau nữa, chúng tôi nhận thấy rằng thiệp quà tặng miễn phí được chuyển sang hình thức mua bán gia tăng với tốc độ chóng mặt. Cứ 4 người nhận thì có 1 người mua sắm thiệp quà tặng trên trang web của nhà bán lẻ, mặc dù giá trung bình cho mỗi tấm thiệp chỉ là 7 đô la. Hơn nữa, người nhận rất hào hứng chia sẻ những món quà tặng này với bạn bè.

Hóa ra Boomerang là một cổng thông tin quảng cáo đầy sức mạnh chứ không phải là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử tiêu dùng thông thường. Và một tấm thiệp quà tặng miễn phí bé nhỏ có thể trở thành một phương tiện quảng cáo siêu hạng vì nó được chuyển đổi với tốc độ cao, lan tỏa tự nhiên và đem lại lợi nhuận cho cả Boomerang và các nhà bán lẻ đang làm việc với chúng tôi.

Khai thác các cơ hội phát triển

Với việc chấp nhận thất bại về ý tưởng và nắm bắt những điểm sáng, chúng tôi đã tình cờ tìm ra một hình thức quảng cáo có thể đem lại lợi nhuận cho các nhà quảng cáo, nhà xuất bản và người tiêu dùng.

Kể từ đó, nhóm chúng tôi đã làm việc không ngừng để mở rộng những ứng dụng này của mô hình này, và hình thức phân phối được mở rộng giữa nhiều đối tượng người nhận hơn. Chúng tôi cũng bắt đầu khai thác các mô hình khác như cho phép các công ty tặng thưởng bằng các thiệp quà tặng. 

Thách thức vẫn không ngừng tăng và cả những sức ép từ những ngày đầu khởi nghiệp. Nhưng cảm xúc về hành trình này thật khó diễn tả bởi giờ đây chúng tôi vẫn tập trung phát triển những điểm sáng chứ không còn trăn trở về những vấn đề gây trở ngại nữa. 
(Dịch từ Youngentrepreneur)

infoq

ADs

Video of the day