The New Stuff

Showing posts with label tin-tuc. Show all posts
Showing posts with label tin-tuc. Show all posts
“Có điều kỳ diệu xảy đến với những người thực sự biết yêu thương: Họ càng cho nhiều, họ càng có nhiều” - Rainer Maria Rilke
Đó là một quy luật kỳ lạ trong cuộc sống. Và đó cũng là một bài học tuyệt diệu trong Marketing. Thương hiệu nào yêu thương khách hàng nhiều hơn, họ sẽ được khách hàng đền đáp lại bằng một tình yêu sâu sắc.

Các thương hiệu lớn đang thực sự bắt đầu rồi, bạn có nhận ra không?

AXE chăm chút cho giấc mơ của khách hàng bằng chiêu Marketing đầy tốn kém: “Tìm người Việt Nam thứ hai bay vào vũ trụ”. Coca – Cola chia sẻ yêu thương với chiến dịch “Sharing Can”. Và cả những chi tiết nhỏ nhặt như cắt mép gói dầu gội đầu mà Sunsilk, hay Clear đã từng làm. Đó là tình yêu, là cách thể hiện tình yêu, sự thấu hiểu với khách hàng!
Nhưng sự quan tâm đó chưa một thương hiệu nào nói lên bằng lời: Tôi yêu bạn!
Lời tỏ tình với khách hàng mộc mạc đó có thể sẽ bị cho là thiển cận, ngốc nghếch, cũng có thể sẽ khiến họ bật cười. Tình yêu với chúng ta luôn là một điều gì đó rất cao đẹp và được thể hiện bởi những hành động nhỏ thôi. Nhưng có ai yêu mà không muốn được nghe lời yêu?
Mỗi một thay đổi nhỏ trong bộ nhận diện thương hiệu hãy để cho khách hàng thấy lý do và tình yêu của bạn.
Những câu danh ngôn thú vỵ, những lời dăn dò tình cảm sẽ dần trở thành một thói quen mang tới cho khách hàng của bạn cảm xúc yêu thương với thương hiệu.
Đôi lúc chúng ta mua một cuốn sách chỉ vì lời hứa trên đó, hay đơn giản bởi lời “giới thiệu” tinh tế trên bìa cuốn sách từ những người đã đọc nó.
Đôi lúc bạn mua một cuốn lịch cũng bởi những danh ngôn!
Đôi lúc bạn mua một gói café chỉ bởi bức tâm thư của Đặng Lê Nguyên Vũ!
Đôi lúc.. có lẽ bạn sẽ mua Lifeboy bởi câu định vị đầy tình yêu và trách nhiệm: “Vì một Việt Nam khỏe mạnh”.
Và các cô gái có lẽ không thể quên Diana với “Là con gái thật tuyệt” hay “Làm điều mình yêu theo cách mình yêu”. Nó nhắc nhở chúng ta yêu thương chính mình, một thương hiệu nhắc chúng ta yêu chính mình thì hẳn thương hiệu đó cũng rất đáng yêu?
Tình yêu đơn giản xuất phát từ những cái “đôi lúc” như thế! Nếu thương hiệu có lời chào ấm áp và chân thành, người tiêu dùng sẽ sẵn sàng đón nhận! Tôi còn nhớ một câu cách ngôn rất nổi tiếng: “Khi bạn trao cho ai đó một tình cảm chân thành, họ sẽ không thể không yêu mến bạn”. Và thương hiệu, cứ chân thành như thế, dần dần chiếm trọn trái tim khách hàng của mình.

Có những người dù bạn yêu họ tha thiết thế nào, họ cũng không bao giờ đáp lại đúng không?

Tôi nhận ra câu hỏi này từ khi bắt đầu viết “Thêm chữ tình…”.
“Bạn thường thất bại khi cố gắng làm vừa lòng tất cả mọi người” – Đó là điều tôi muốn bạn ghi nhớ khi thêm “tình” vào thương hiệu. Hãy hướng tới đối tượng khách hàng của bạn thật cụ thể để “tỏ tình” cho phù hợp”.
Khi muốn mời một cô gái xinh đẹp đi ăn tối mà anh chàng lại thỏ thẻ: “Anh muốn mời em tới nhà hàng này, đồ ăn ngon lắm, lại nhiều nữa, bát phở to gần bằng cái bồn cầu….” Thật thảm hại!
Nhưng cũng câu đó có thể thu hút được các chàng ham vui và thích những điều kỳ quặc?
Bạn hiểu ý tôi chứ?
Hãy để thương hiệu bắt đầu tỏ tình với khách hàng thôi! Và nhớ tỏ tình công khai nhé!
Nguồn: Hải Nguyên @ Gold Idea

Thêm chữ tình cho thương hiệu

“Có điều kỳ diệu xảy đến với những người thực sự biết yêu thương: Họ càng cho nhiều, họ càng có nhiều” - Rainer Maria Rilke
Đó là một quy luật kỳ lạ trong cuộc sống. Và đó cũng là một bài học tuyệt diệu trong Marketing. Thương hiệu nào yêu thương khách hàng nhiều hơn, họ sẽ được khách hàng đền đáp lại bằng một tình yêu sâu sắc.

Các thương hiệu lớn đang thực sự bắt đầu rồi, bạn có nhận ra không?

AXE chăm chút cho giấc mơ của khách hàng bằng chiêu Marketing đầy tốn kém: “Tìm người Việt Nam thứ hai bay vào vũ trụ”. Coca – Cola chia sẻ yêu thương với chiến dịch “Sharing Can”. Và cả những chi tiết nhỏ nhặt như cắt mép gói dầu gội đầu mà Sunsilk, hay Clear đã từng làm. Đó là tình yêu, là cách thể hiện tình yêu, sự thấu hiểu với khách hàng!
Nhưng sự quan tâm đó chưa một thương hiệu nào nói lên bằng lời: Tôi yêu bạn!
Lời tỏ tình với khách hàng mộc mạc đó có thể sẽ bị cho là thiển cận, ngốc nghếch, cũng có thể sẽ khiến họ bật cười. Tình yêu với chúng ta luôn là một điều gì đó rất cao đẹp và được thể hiện bởi những hành động nhỏ thôi. Nhưng có ai yêu mà không muốn được nghe lời yêu?
Mỗi một thay đổi nhỏ trong bộ nhận diện thương hiệu hãy để cho khách hàng thấy lý do và tình yêu của bạn.
Những câu danh ngôn thú vỵ, những lời dăn dò tình cảm sẽ dần trở thành một thói quen mang tới cho khách hàng của bạn cảm xúc yêu thương với thương hiệu.
Đôi lúc chúng ta mua một cuốn sách chỉ vì lời hứa trên đó, hay đơn giản bởi lời “giới thiệu” tinh tế trên bìa cuốn sách từ những người đã đọc nó.
Đôi lúc bạn mua một cuốn lịch cũng bởi những danh ngôn!
Đôi lúc bạn mua một gói café chỉ bởi bức tâm thư của Đặng Lê Nguyên Vũ!
Đôi lúc.. có lẽ bạn sẽ mua Lifeboy bởi câu định vị đầy tình yêu và trách nhiệm: “Vì một Việt Nam khỏe mạnh”.
Và các cô gái có lẽ không thể quên Diana với “Là con gái thật tuyệt” hay “Làm điều mình yêu theo cách mình yêu”. Nó nhắc nhở chúng ta yêu thương chính mình, một thương hiệu nhắc chúng ta yêu chính mình thì hẳn thương hiệu đó cũng rất đáng yêu?
Tình yêu đơn giản xuất phát từ những cái “đôi lúc” như thế! Nếu thương hiệu có lời chào ấm áp và chân thành, người tiêu dùng sẽ sẵn sàng đón nhận! Tôi còn nhớ một câu cách ngôn rất nổi tiếng: “Khi bạn trao cho ai đó một tình cảm chân thành, họ sẽ không thể không yêu mến bạn”. Và thương hiệu, cứ chân thành như thế, dần dần chiếm trọn trái tim khách hàng của mình.

Có những người dù bạn yêu họ tha thiết thế nào, họ cũng không bao giờ đáp lại đúng không?

Tôi nhận ra câu hỏi này từ khi bắt đầu viết “Thêm chữ tình…”.
“Bạn thường thất bại khi cố gắng làm vừa lòng tất cả mọi người” – Đó là điều tôi muốn bạn ghi nhớ khi thêm “tình” vào thương hiệu. Hãy hướng tới đối tượng khách hàng của bạn thật cụ thể để “tỏ tình” cho phù hợp”.
Khi muốn mời một cô gái xinh đẹp đi ăn tối mà anh chàng lại thỏ thẻ: “Anh muốn mời em tới nhà hàng này, đồ ăn ngon lắm, lại nhiều nữa, bát phở to gần bằng cái bồn cầu….” Thật thảm hại!
Nhưng cũng câu đó có thể thu hút được các chàng ham vui và thích những điều kỳ quặc?
Bạn hiểu ý tôi chứ?
Hãy để thương hiệu bắt đầu tỏ tình với khách hàng thôi! Và nhớ tỏ tình công khai nhé!
Nguồn: Hải Nguyên @ Gold Idea

Thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam đang bước sang giai đoạn bùng nổ với sự tham gia của hơn 100 tổ chức tín dụng, trong đó có 48 ngân hàng thương mại và 53 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Làm thế nào để tồn tại trong một môi trường đang ngày càng cạnh tranh gay gắt?

Câu chuyện thương hiệu và sự khác biệt

Nghiên cứu của các chuyên gia tài chính trên thế giới đã chỉ ra rằng, phát triển ngân hàng bán lẻ là xu thế tất yếu đối với ngành ngân hàng. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Những năm gần đây, nhiều ngân hàng Việt Nam đã tích cực chuyển hướng kinh doanh, chú trọng đầu tư thu hút khách hàng cá nhân. Theo đó, một ngân hàng bán lẻ thành công cần phải khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa câu chuyện thương hiệu và sự khác biệt. Đó không chỉ là sự khác biệt trong chất lượng dịch vụ, sản phẩm mà còn là sự sáng tạo trong cách làm thương hiệu nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ không giống với các ngân hàng khác.
Nhờ nỗ lực đổi mới và đột phá trong chiến lược ngân hàng bán lẻ, năm 2013, OceanBank đã được đánh giá là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần thành công trong lĩnh vực này. Đầu năm 2013, một bộ nhận diện thương hiệu mới được OceanBank đầu tư hàng triệu USD đã ra đời. Đồng thời, chiến lược chuyển hướng sang lĩnh vực bán lẻ cũng đã được Ngân hàng đẩy mạnh từ cuối năm 2012.
“OceanBank quan niệm sản phẩm dịch vụ bán lẻ tốt nhất là những sản phẩm đơn giản nhất, giúp khách hàng dễ dàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp và hiệu quả cao. Chúng tôi muốn OceanBank được biết đến như một ngân hàng của sự đơn giản vượt xa mong đợi và việc thay đổi toàn diện 4P là nhằm mục tiêu này”, ông Trần Thanh Quang, Phó Tổng Giám đốc phụ trách marketing và bán lẻ của OceanBank, cho biết.
Cụ thể, OceanBank tiến hành đổi mới toàn diện theo tiêu chuẩn 4P đồng bộ trên toàn hệ thống: Product (sản phẩm vượt trội), Place (kênh phân phối rộng khắp và nhanh chóng); Process (quy trình đơn giản) và People (nhân sự chuyên nghiệp, thân thiện, tận tâm).
Đầu tiên phải kể đến sản phẩm. OceanBank đã tạo được sự khác biệt khi phát triển thành công nhiều sản phẩm như Tiết kiệm gửi góp yêu thương cho con, Tiết kiệm gửi góp mua nhà tích lũy an cư, Vay công chức siêu tốc, Thẻ tỉ phú ATM miễn phí 1 tỉ đồng trong 10 năm, Tài khoản số đẹp tự chọn Lộc Phát Tài…
Một ngân hàng bán lẻ thành công cần phải khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa câu chuyện thương hiệu và sự khác biệt.
Các chương trình hỗ trợ khách hàng của OceanBank trong năm 2013 cũng tạo tiếng vang trên thị trường. Chương trình “Phá giá lãi suất” chỉ còn 5,91%/năm của OceanBank khi ra mắt vào tháng 9.2013 đã gây sự chú ý và thiết lập một mặt bằng mới về lãi suất cho vay thấp. Gói sản phẩm “Niềm tin” hỗ trợ mua nhà và quản lý dòng tiền cho người mua nhà theo tiến độ hoàn thiện dự án cũng được cả người mua lẫn người bán chào đón.
Hầu hết các chương trình của OceanBank đều đánh trúng vào nỗi băn khoăn chung của thị trường nên đã nhận được phản hồi tích cực. Chỉ sau hơn một năm thực hiện chiến lược bán lẻ mới, OceanBank từ chỗ gần như là gương mặt hoàn toàn mới trong mảng bán lẻ đã thu hút được 500.000 khách hàng và trở thành thương hiệu ngân hàng bán lẻ đổi mới và năng động qua hàng loạt giải thưởng đạt được. Trong đó có giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2013” do Global Banking & Finance Review trao tặng và giải thưởng “Ngân hàng có sản phẩm dịch vụ sáng tạo nhất Việt Nam 2013” của ASEAN Banker Forum.

Chiến lược đơn giản hóa

Sự khác biệt của OceanBank được xây dựng trên toàn hệ thống với mục tiêu đem lại sự đơn giản nhất cho khách hàng. Ông Quang, OceanBank, cho biết: “Tâm lý của khách hàng là luôn cần các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đơn giản, từ đăng ký nhanh gọn đến sử dụng dễ dàng. Muốn làm được điều đó cần phải có quy trình đồng nhất, mà điều này thì đến nay vẫn chưa có nhiều ngân hàng làm được”.
Nắm bắt mong muốn đó của khách hàng, tháng 4.2013, OceanBank cho ra đời “Siêu thị ngân hàng bán lẻ trực tuyến” đầu tiên tại Việt Nam tại địa chỉ BankStore.vn. Trên nền tảng này, khách hàng có thể chủ động đăng ký sản phẩm, dịch vụ trực tuyến mọi lúc mọi nơi.
Trên kênh SMS, toàn bộ hơn 40 sản phẩm của OceanBank đều được đăng ký chỉ trong 5 giây với cú pháp đơn giản: OB + Mã sản phẩm. Các quy trình của OceanBank cũng được cải tiến như quy trình duyệt vay được rút ngắn xuống còn 4-8 tiếng; thời gian chuyển tiền qua Mobile Apps của OceanBank đến các ngân hàng khác trong hệ thống SmartLink/Banknet được rút xuống còn 5 giây chỉ bằng cách lướt ngón tay trên màn hình cảm ứng.
Một điểm nhấn nữa của OceanBank là lần đầu tiên đưa mô hình X-ATM đến Việt Nam. Đây là hệ thống ngân hàng thu nhỏ gồm một cây ATM đa chức năng và nhân viên OceanBank trực tiếp phục vụ khách hàng. Tại X-ATM, khách hàng của OceanBank có thể gửi tiền trực tiếp, thực hiện các thao tác thanh toán trực tuyến và các dịch vụ ngân hàng điện tử.
Nhờ đón đầu xu thế mới và kịp thay đổi để phù hợp với những biến động của kinh tế thị trường, OceanBank đã và đang từng bước khẳng định vị thế trong ngành ngân hàng bán lẻ. Theo đại diện OceanBank, đem đến cho khách hàng trải nghiệm “tốt hơn, đơn giản hơn và rẻ hơn” sẽ tiếp tục là mục tiêu phấn đấu của ngân hàng này trong thời gian tới.

Khác biệt hóa: Xu thế mới của ngân hàng bán lẻ

Thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam đang bước sang giai đoạn bùng nổ với sự tham gia của hơn 100 tổ chức tín dụng, trong đó có 48 ngân hàng thương mại và 53 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Làm thế nào để tồn tại trong một môi trường đang ngày càng cạnh tranh gay gắt?

Câu chuyện thương hiệu và sự khác biệt

Nghiên cứu của các chuyên gia tài chính trên thế giới đã chỉ ra rằng, phát triển ngân hàng bán lẻ là xu thế tất yếu đối với ngành ngân hàng. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Những năm gần đây, nhiều ngân hàng Việt Nam đã tích cực chuyển hướng kinh doanh, chú trọng đầu tư thu hút khách hàng cá nhân. Theo đó, một ngân hàng bán lẻ thành công cần phải khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa câu chuyện thương hiệu và sự khác biệt. Đó không chỉ là sự khác biệt trong chất lượng dịch vụ, sản phẩm mà còn là sự sáng tạo trong cách làm thương hiệu nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ không giống với các ngân hàng khác.
Nhờ nỗ lực đổi mới và đột phá trong chiến lược ngân hàng bán lẻ, năm 2013, OceanBank đã được đánh giá là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần thành công trong lĩnh vực này. Đầu năm 2013, một bộ nhận diện thương hiệu mới được OceanBank đầu tư hàng triệu USD đã ra đời. Đồng thời, chiến lược chuyển hướng sang lĩnh vực bán lẻ cũng đã được Ngân hàng đẩy mạnh từ cuối năm 2012.
“OceanBank quan niệm sản phẩm dịch vụ bán lẻ tốt nhất là những sản phẩm đơn giản nhất, giúp khách hàng dễ dàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp và hiệu quả cao. Chúng tôi muốn OceanBank được biết đến như một ngân hàng của sự đơn giản vượt xa mong đợi và việc thay đổi toàn diện 4P là nhằm mục tiêu này”, ông Trần Thanh Quang, Phó Tổng Giám đốc phụ trách marketing và bán lẻ của OceanBank, cho biết.
Cụ thể, OceanBank tiến hành đổi mới toàn diện theo tiêu chuẩn 4P đồng bộ trên toàn hệ thống: Product (sản phẩm vượt trội), Place (kênh phân phối rộng khắp và nhanh chóng); Process (quy trình đơn giản) và People (nhân sự chuyên nghiệp, thân thiện, tận tâm).
Đầu tiên phải kể đến sản phẩm. OceanBank đã tạo được sự khác biệt khi phát triển thành công nhiều sản phẩm như Tiết kiệm gửi góp yêu thương cho con, Tiết kiệm gửi góp mua nhà tích lũy an cư, Vay công chức siêu tốc, Thẻ tỉ phú ATM miễn phí 1 tỉ đồng trong 10 năm, Tài khoản số đẹp tự chọn Lộc Phát Tài…
Một ngân hàng bán lẻ thành công cần phải khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa câu chuyện thương hiệu và sự khác biệt.
Các chương trình hỗ trợ khách hàng của OceanBank trong năm 2013 cũng tạo tiếng vang trên thị trường. Chương trình “Phá giá lãi suất” chỉ còn 5,91%/năm của OceanBank khi ra mắt vào tháng 9.2013 đã gây sự chú ý và thiết lập một mặt bằng mới về lãi suất cho vay thấp. Gói sản phẩm “Niềm tin” hỗ trợ mua nhà và quản lý dòng tiền cho người mua nhà theo tiến độ hoàn thiện dự án cũng được cả người mua lẫn người bán chào đón.
Hầu hết các chương trình của OceanBank đều đánh trúng vào nỗi băn khoăn chung của thị trường nên đã nhận được phản hồi tích cực. Chỉ sau hơn một năm thực hiện chiến lược bán lẻ mới, OceanBank từ chỗ gần như là gương mặt hoàn toàn mới trong mảng bán lẻ đã thu hút được 500.000 khách hàng và trở thành thương hiệu ngân hàng bán lẻ đổi mới và năng động qua hàng loạt giải thưởng đạt được. Trong đó có giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2013” do Global Banking & Finance Review trao tặng và giải thưởng “Ngân hàng có sản phẩm dịch vụ sáng tạo nhất Việt Nam 2013” của ASEAN Banker Forum.

Chiến lược đơn giản hóa

Sự khác biệt của OceanBank được xây dựng trên toàn hệ thống với mục tiêu đem lại sự đơn giản nhất cho khách hàng. Ông Quang, OceanBank, cho biết: “Tâm lý của khách hàng là luôn cần các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đơn giản, từ đăng ký nhanh gọn đến sử dụng dễ dàng. Muốn làm được điều đó cần phải có quy trình đồng nhất, mà điều này thì đến nay vẫn chưa có nhiều ngân hàng làm được”.
Nắm bắt mong muốn đó của khách hàng, tháng 4.2013, OceanBank cho ra đời “Siêu thị ngân hàng bán lẻ trực tuyến” đầu tiên tại Việt Nam tại địa chỉ BankStore.vn. Trên nền tảng này, khách hàng có thể chủ động đăng ký sản phẩm, dịch vụ trực tuyến mọi lúc mọi nơi.
Trên kênh SMS, toàn bộ hơn 40 sản phẩm của OceanBank đều được đăng ký chỉ trong 5 giây với cú pháp đơn giản: OB + Mã sản phẩm. Các quy trình của OceanBank cũng được cải tiến như quy trình duyệt vay được rút ngắn xuống còn 4-8 tiếng; thời gian chuyển tiền qua Mobile Apps của OceanBank đến các ngân hàng khác trong hệ thống SmartLink/Banknet được rút xuống còn 5 giây chỉ bằng cách lướt ngón tay trên màn hình cảm ứng.
Một điểm nhấn nữa của OceanBank là lần đầu tiên đưa mô hình X-ATM đến Việt Nam. Đây là hệ thống ngân hàng thu nhỏ gồm một cây ATM đa chức năng và nhân viên OceanBank trực tiếp phục vụ khách hàng. Tại X-ATM, khách hàng của OceanBank có thể gửi tiền trực tiếp, thực hiện các thao tác thanh toán trực tuyến và các dịch vụ ngân hàng điện tử.
Nhờ đón đầu xu thế mới và kịp thay đổi để phù hợp với những biến động của kinh tế thị trường, OceanBank đã và đang từng bước khẳng định vị thế trong ngành ngân hàng bán lẻ. Theo đại diện OceanBank, đem đến cho khách hàng trải nghiệm “tốt hơn, đơn giản hơn và rẻ hơn” sẽ tiếp tục là mục tiêu phấn đấu của ngân hàng này trong thời gian tới.

Kết thúc mùa mua sắm cao điểm cuối cùng của năm 2013 cũng là lúc các hãng bán lẻ suy nghĩ về những chiến lược tốt nhất để có thể tiếp tục “xông pha” với một năm “ngựa hoang” đầy thử thách.
Có thể thấy, sự tương tác nhanh chóng của người tiêu dùng với các kênh mua sắm đa dạng đã khiến công việc mua sắm không còn đơn thuần là việc mua và bán nữa mà đã phát triển thành phạm trù văn hóa và đứng đằng sau là cả một nền công nghiệp khổng lồ.
Dưới đây là 5 xu hướng chính của ngành bán lẻ dự kiến sẽ bùng nổ trong năm 2014 theo trang Insider Retail trích nhận định của Peter Firth - Giám đốc công ty nghiên cứu thị trường TNS Global.

1. Năm của chất lượng

Người tiêu dùng ngày càng hiểu rõ hơn về nhu cầu của họ. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin giúp họ dễ dàng tìm được đâu là nơi mang đến cho họ những giá trị tốt nhất mà không cần quá quan trọng về vấn đề giá cả.
Thay vào đó, thứ mà người tiêu dùng tìm kiếm trong năm 2014 sẽ là chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng. Chính vì vậy, các chuyên gia nghiên cứu của Insider Retail cho rằng năm 2014 sẽ là năm “giá trị của những giá trị”.
Thực tế cho thấy, bất chấp tình hình kinh tế suy thoái, người tiêu dùng vẫn sẵn sàng mở hầu bao cho các mặt hàng xa xỉ. Đơn cử như tại Ấn Độ, số liệu thống kê của Văn phòng thương mại và công nghiệp Ấn Độ (ASSOCHAM) cho thấy, thị trường các mặt hàng cao cấp tại quốc gia này trong năm 2013 đã đạt 8,5 tỷ USD với mức tăng trưởng 25-30%.
Trả lời phỏng vấn của báo giới, ông D S Rawat, Tổng Thư ký ASSOCHAM, nhấn mạnh: “Đồ trang sức sang trọng, điện tử, xe hơi… đã có một năm khởi sắc ngoài mong đợi. Xem ra, các mặt hàng xa xỉ không hề bị ảnh hưởng bởi tình hình suy thoái kinh tế. Dự kiến năm 2014 sẽ tiếp tục làm một năm “ăn nên làm ra” đối với phân khúc này”.
Trong khi đó, theo một khảo sát trực tuyến của hãng Niesel thì có tới 56% số người Việt Nam được hỏi cho biết sẽ sẵn sàng chi bộn tiền cho hàng hiệu, chỉ sau Trung Quốc đứng đầu với 74% và Ấn Độ đứng thứ hai với 59%.
Niesel đánh giá điều này chịu ảnh hưởng lớn từ do tâm lý thích sử dụng và chịu chi cho hàng hiệu của người Châu Á nói chung đều nhằm thể hiện vị thế của mình trong mắt người đối diện và trong xã hội.

2. “Cá nhân hóa” sản phẩm

Người tiêu dùng ngày nay không còn muốn lựa chọn những sản phẩm đại trà, mà muốn những sản phẩm độc đáo, mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân của người sử dụng.
Nắm bắt được tâm lý này, các công ty đang cho ra đời ngày càng nhiều những sản phẩm mang dấu ấn cá nhân như việc chạm khắc tên lên sản phẩm hay lựa chọn những kiểu dáng thiết kế ấn tượng… Hiện các thương hiệu như Nike, Coca-Cola và Motorola đang thực hiện khá tốt xu hướng này.
Dự kiến, đây sẽ xu hướng nở rộ trong năm 2014, mang tới cơ hội lớn cho các doanh nghiệp vùa và nhỏ trong việc thâm nhập thị trường mà những “đại gia” bán lẻ đang để trống.

3. Mang đến những trải nghiệm mua sắm thú vị cho khách hàng

Trong khi các hãng bán lẻ đang chạy đua trong việc tạo ra sự khác biệt cho cả các cửa hàng trên phố lẫn các gian hàng trực tuyến, việc mang lại những trải nghiệm mua sắm thú vị cho khách hàng cũng là một kế hoạch dài hơi quan trọng không kém.
Có thể thấy, ranh giới giữa mua sắm và giải trí của người tiêu dùng đang ngày càng mờ nhạt dần. Người tiêu dùng đã không còn thỏa mãn với mô hình máy bán hàng của thập kỷ trước, mà họ muốn được giải trí, được cung cấp thông tin khi lướt web, được tiếp cận với những nhân viên bán hàng năng động, nhiệt tình, vui tính và sau đó mới đưa ra quyết định mua.
Việc thỏa mãn được những nhu cầu giải trí này của người mua sẽ là chiếc chìa khóa mang đến cho các hãng bán lẻ nhận rất nhiều khách hàng trung thành.

4. Xóa bỏ ranh giới giữa các thiết bị điện tử để thu thập thông tin khách hàng toàn diện hơn

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng mua sắm trực tuyến, việc nắm bắt hành trình mua sắm của người tiêu dùng đang ngày càng trở nên gian nan hơn với các nhà bán lẻ khi những “thượng đế” có thể chọn con đường riêng, cùng kênh mua sắm và địa điểm riêng.
Vì vậy, để phân tích được hành trình mua sắm của khách hàng, trong năm 2014, các hãng bán lẻ sẽ ưu tiên xóa bỏ ranh giới giữa các thiết bị để thu thập thông tin khách hàng một cách toàn diện hơn bằng cách tiến hành đồng bộ thông tin từ điện thoại, máy tính bàn và máy tính bảng.
Thực tế, trong một ngày, người tiêu dùng có thể tiếp xúc với một sản phẩm thông qua nhiều thiết bị điện tử như xem bằng điện thoại di động, đăng ký mua bằng laptop và “like” sản phẩm đó trên Facebook bằng máy tính bàn.
Do đó, các hãng bán lẻ không nên bỏ qua bất kỳ khoảng trống nào trong việc tiếp cận khách hàng, từ đó giúp họ biết được kênh bán hàng nào hiệu quả, cá biệt hóa các trải nghiệm mua sắm và nâng cao vị thế của họ.

5. Kết thân với các phương tiện truyền thông

Sự bùng nổ của mạng xã hội những năm gần đây đã trở thành một nhân tố khá quan trọng ảnh hưởng tới cả việc người ta mua gì và bán gì.
Thông qua các trang mạng xã hội như Pinterest, Facebook hay Tweeter các nhà bán lẻ có thể đánh giá cận cảnh sát thời gian thực về sản phẩm nào đang được người tiêu dùng quan tâm. Đây là một khả năng mà ngay cả các nghiên cứu thị trường truyền thống cũng khó có thể làm được.
Từ việc đo được độ nóng của các sản phẩm thông qua các cộng đồng mua sắm trực tuyến, các hãng bán lẻ có thể cân nhắc và sử dụng những thông tin này để có quyết định trữ hàng hợp lý.
Ngoài ra, các nhà bán lẻ cũng có thể sử dụng các công nghệ mới nhằm tăng cường khả năng tương tác với khách hàng như iBeacon của Apple - công nghệ theo dõi bán lẻ mới cho người dùng. Công nghệ này có thể giúp người mua tìm một sản phẩm trên giá hàng hoặc có thể nói cho họ khi nào yêu cầu của họ sẵn sàng để chọn sản phẩm hoặc thông báo cho họ những sản phẩm mà họ bước tới xem.

5 xu hướng hàng đầu của ngành bán lẻ

Kết thúc mùa mua sắm cao điểm cuối cùng của năm 2013 cũng là lúc các hãng bán lẻ suy nghĩ về những chiến lược tốt nhất để có thể tiếp tục “xông pha” với một năm “ngựa hoang” đầy thử thách.
Có thể thấy, sự tương tác nhanh chóng của người tiêu dùng với các kênh mua sắm đa dạng đã khiến công việc mua sắm không còn đơn thuần là việc mua và bán nữa mà đã phát triển thành phạm trù văn hóa và đứng đằng sau là cả một nền công nghiệp khổng lồ.
Dưới đây là 5 xu hướng chính của ngành bán lẻ dự kiến sẽ bùng nổ trong năm 2014 theo trang Insider Retail trích nhận định của Peter Firth - Giám đốc công ty nghiên cứu thị trường TNS Global.

1. Năm của chất lượng

Người tiêu dùng ngày càng hiểu rõ hơn về nhu cầu của họ. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin giúp họ dễ dàng tìm được đâu là nơi mang đến cho họ những giá trị tốt nhất mà không cần quá quan trọng về vấn đề giá cả.
Thay vào đó, thứ mà người tiêu dùng tìm kiếm trong năm 2014 sẽ là chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng. Chính vì vậy, các chuyên gia nghiên cứu của Insider Retail cho rằng năm 2014 sẽ là năm “giá trị của những giá trị”.
Thực tế cho thấy, bất chấp tình hình kinh tế suy thoái, người tiêu dùng vẫn sẵn sàng mở hầu bao cho các mặt hàng xa xỉ. Đơn cử như tại Ấn Độ, số liệu thống kê của Văn phòng thương mại và công nghiệp Ấn Độ (ASSOCHAM) cho thấy, thị trường các mặt hàng cao cấp tại quốc gia này trong năm 2013 đã đạt 8,5 tỷ USD với mức tăng trưởng 25-30%.
Trả lời phỏng vấn của báo giới, ông D S Rawat, Tổng Thư ký ASSOCHAM, nhấn mạnh: “Đồ trang sức sang trọng, điện tử, xe hơi… đã có một năm khởi sắc ngoài mong đợi. Xem ra, các mặt hàng xa xỉ không hề bị ảnh hưởng bởi tình hình suy thoái kinh tế. Dự kiến năm 2014 sẽ tiếp tục làm một năm “ăn nên làm ra” đối với phân khúc này”.
Trong khi đó, theo một khảo sát trực tuyến của hãng Niesel thì có tới 56% số người Việt Nam được hỏi cho biết sẽ sẵn sàng chi bộn tiền cho hàng hiệu, chỉ sau Trung Quốc đứng đầu với 74% và Ấn Độ đứng thứ hai với 59%.
Niesel đánh giá điều này chịu ảnh hưởng lớn từ do tâm lý thích sử dụng và chịu chi cho hàng hiệu của người Châu Á nói chung đều nhằm thể hiện vị thế của mình trong mắt người đối diện và trong xã hội.

2. “Cá nhân hóa” sản phẩm

Người tiêu dùng ngày nay không còn muốn lựa chọn những sản phẩm đại trà, mà muốn những sản phẩm độc đáo, mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân của người sử dụng.
Nắm bắt được tâm lý này, các công ty đang cho ra đời ngày càng nhiều những sản phẩm mang dấu ấn cá nhân như việc chạm khắc tên lên sản phẩm hay lựa chọn những kiểu dáng thiết kế ấn tượng… Hiện các thương hiệu như Nike, Coca-Cola và Motorola đang thực hiện khá tốt xu hướng này.
Dự kiến, đây sẽ xu hướng nở rộ trong năm 2014, mang tới cơ hội lớn cho các doanh nghiệp vùa và nhỏ trong việc thâm nhập thị trường mà những “đại gia” bán lẻ đang để trống.

3. Mang đến những trải nghiệm mua sắm thú vị cho khách hàng

Trong khi các hãng bán lẻ đang chạy đua trong việc tạo ra sự khác biệt cho cả các cửa hàng trên phố lẫn các gian hàng trực tuyến, việc mang lại những trải nghiệm mua sắm thú vị cho khách hàng cũng là một kế hoạch dài hơi quan trọng không kém.
Có thể thấy, ranh giới giữa mua sắm và giải trí của người tiêu dùng đang ngày càng mờ nhạt dần. Người tiêu dùng đã không còn thỏa mãn với mô hình máy bán hàng của thập kỷ trước, mà họ muốn được giải trí, được cung cấp thông tin khi lướt web, được tiếp cận với những nhân viên bán hàng năng động, nhiệt tình, vui tính và sau đó mới đưa ra quyết định mua.
Việc thỏa mãn được những nhu cầu giải trí này của người mua sẽ là chiếc chìa khóa mang đến cho các hãng bán lẻ nhận rất nhiều khách hàng trung thành.

4. Xóa bỏ ranh giới giữa các thiết bị điện tử để thu thập thông tin khách hàng toàn diện hơn

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng mua sắm trực tuyến, việc nắm bắt hành trình mua sắm của người tiêu dùng đang ngày càng trở nên gian nan hơn với các nhà bán lẻ khi những “thượng đế” có thể chọn con đường riêng, cùng kênh mua sắm và địa điểm riêng.
Vì vậy, để phân tích được hành trình mua sắm của khách hàng, trong năm 2014, các hãng bán lẻ sẽ ưu tiên xóa bỏ ranh giới giữa các thiết bị để thu thập thông tin khách hàng một cách toàn diện hơn bằng cách tiến hành đồng bộ thông tin từ điện thoại, máy tính bàn và máy tính bảng.
Thực tế, trong một ngày, người tiêu dùng có thể tiếp xúc với một sản phẩm thông qua nhiều thiết bị điện tử như xem bằng điện thoại di động, đăng ký mua bằng laptop và “like” sản phẩm đó trên Facebook bằng máy tính bàn.
Do đó, các hãng bán lẻ không nên bỏ qua bất kỳ khoảng trống nào trong việc tiếp cận khách hàng, từ đó giúp họ biết được kênh bán hàng nào hiệu quả, cá biệt hóa các trải nghiệm mua sắm và nâng cao vị thế của họ.

5. Kết thân với các phương tiện truyền thông

Sự bùng nổ của mạng xã hội những năm gần đây đã trở thành một nhân tố khá quan trọng ảnh hưởng tới cả việc người ta mua gì và bán gì.
Thông qua các trang mạng xã hội như Pinterest, Facebook hay Tweeter các nhà bán lẻ có thể đánh giá cận cảnh sát thời gian thực về sản phẩm nào đang được người tiêu dùng quan tâm. Đây là một khả năng mà ngay cả các nghiên cứu thị trường truyền thống cũng khó có thể làm được.
Từ việc đo được độ nóng của các sản phẩm thông qua các cộng đồng mua sắm trực tuyến, các hãng bán lẻ có thể cân nhắc và sử dụng những thông tin này để có quyết định trữ hàng hợp lý.
Ngoài ra, các nhà bán lẻ cũng có thể sử dụng các công nghệ mới nhằm tăng cường khả năng tương tác với khách hàng như iBeacon của Apple - công nghệ theo dõi bán lẻ mới cho người dùng. Công nghệ này có thể giúp người mua tìm một sản phẩm trên giá hàng hoặc có thể nói cho họ khi nào yêu cầu của họ sẵn sàng để chọn sản phẩm hoặc thông báo cho họ những sản phẩm mà họ bước tới xem.

Bạn có đủ "chuẩn men" để "sến" với Heineken?

Còn vài ngày nữa là đến Valentine, trong khi vài quý ông quý anh đã tất bật đặt bàn ăn tối và lên kế hoạch đâu vào đấy cho một bữa tối thứ Sáu lãng mạn, thì cũng đang có vài người chưa làm gì cả.

Những người này bận bịu với công việc, bận tụ họp nhậu nhẹt với chiến hữu, bận xem trận cầu đinh…vô số việc có thể làm họ quên đi ngày quan trọng để thể hiện tình cảm với người phụ nữ của mình.

Nếu bạn cũng như vậy? đừng lo, Heineken có cách.

Hãng bia danh tiếng đã chạy một chiến dịch social media theo ý tưởng của agency Wieden + Kennedy ở New York. Trong tuần này, người dùng có thể tweet tại @Heineken_US để được nhận một hashtag#DateInABox – tượng trưng cho vật thật là một cái két màu đỏ, lấp lánh bên trong có đựng một cuộc hẹn đã được sắp xếp trước cho hai người, đủ để làm nên một buổi tối Valentine lãng mạn đáng mơ ước. Tuy nhiên, điều kiện để có mã mở két là: người nam phải share công khai, cho TẤT CẢ bạn bè của anh ta một tấm hình của cái két đỏ lấp lánh ấy - #DateInABox trên Instagram của mình.


Nếu như bạn chẳng thấy điều này có gì khó khăn, có thể là vì bạn là phụ nữ. Theo Heineken, các quý bà vốn dĩ thích chia sẻ, thậm chí khoe chuyện tình cảm của mình trên mạng xã hội. ĐIều này ngược lại với cánh mày râu, họ sợ đăng những tấm hình lãng mạn vì có thể bọn chiến hữu sẽ xem mình là yếu đuối và "sến”.

Vậy, bạn nghĩ "chuẩn men” như bạn thì không nên "sến”?. Heineken đưa ra lời thách thức ngọt ngào với cánh mày râu trên toàn thế giới: Bạn đầu hàng và Thứ Sáu này ở nhà một mình, hay chấp nhận hi sinh hình ảnh nam tính cứng cỏi trên mạng xã hội để nhận lấy phần quà tuyệt vời không chỉ cho bạn mà còn cho nửa kia?



Bạn nghĩ sao về insight và cách tiếp cận của Heineken?

HEINEKEN: “chuẩn men” cũng phải biết sến!

Bạn có đủ "chuẩn men" để "sến" với Heineken?

Còn vài ngày nữa là đến Valentine, trong khi vài quý ông quý anh đã tất bật đặt bàn ăn tối và lên kế hoạch đâu vào đấy cho một bữa tối thứ Sáu lãng mạn, thì cũng đang có vài người chưa làm gì cả.

Những người này bận bịu với công việc, bận tụ họp nhậu nhẹt với chiến hữu, bận xem trận cầu đinh…vô số việc có thể làm họ quên đi ngày quan trọng để thể hiện tình cảm với người phụ nữ của mình.

Nếu bạn cũng như vậy? đừng lo, Heineken có cách.

Hãng bia danh tiếng đã chạy một chiến dịch social media theo ý tưởng của agency Wieden + Kennedy ở New York. Trong tuần này, người dùng có thể tweet tại @Heineken_US để được nhận một hashtag#DateInABox – tượng trưng cho vật thật là một cái két màu đỏ, lấp lánh bên trong có đựng một cuộc hẹn đã được sắp xếp trước cho hai người, đủ để làm nên một buổi tối Valentine lãng mạn đáng mơ ước. Tuy nhiên, điều kiện để có mã mở két là: người nam phải share công khai, cho TẤT CẢ bạn bè của anh ta một tấm hình của cái két đỏ lấp lánh ấy - #DateInABox trên Instagram của mình.


Nếu như bạn chẳng thấy điều này có gì khó khăn, có thể là vì bạn là phụ nữ. Theo Heineken, các quý bà vốn dĩ thích chia sẻ, thậm chí khoe chuyện tình cảm của mình trên mạng xã hội. ĐIều này ngược lại với cánh mày râu, họ sợ đăng những tấm hình lãng mạn vì có thể bọn chiến hữu sẽ xem mình là yếu đuối và "sến”.

Vậy, bạn nghĩ "chuẩn men” như bạn thì không nên "sến”?. Heineken đưa ra lời thách thức ngọt ngào với cánh mày râu trên toàn thế giới: Bạn đầu hàng và Thứ Sáu này ở nhà một mình, hay chấp nhận hi sinh hình ảnh nam tính cứng cỏi trên mạng xã hội để nhận lấy phần quà tuyệt vời không chỉ cho bạn mà còn cho nửa kia?



Bạn nghĩ sao về insight và cách tiếp cận của Heineken?

Big Data: Khái niệm, khai thác, xử lý và ứng dụng trong marketing
Big Data là thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn và rất phức tạp đến nỗi những công cụ, ứng dụng xử lí dữ liệu truyền thống không thể nào đảm đương được. Tuy nhiên, Big Data lại chứa trong mình rất nhiều thông tin quý giá mà nếu trích xuất thành công, nó sẽ giúp rất nhiều cho việc kinh doanh, nghiên cứu khoa học, dự đoán các dịch bệnh sắp phát sinh và thậm chí là cả việc xác định điều kiện giao thông theo thời gian thực. Chính vì thế, những dữ liệu này phải được thu thập, tổ chức, lưu trữ, tìm kiếm, chia sẻ theo một cách khác so với bình thường. 
Trong bài này, mời các bạn cùng tìm hiểu về Big Data, các phương thức người ta dùng để khai thác nó và nó giúp ích như thế nào cho cuộc sống của chúng ta.

1. Định nghĩa Big Data

Như đã nói ở trên, Big Data (“dữ liệu lớn”) có là tập hợp dữ liệu có dung lượng vượt mức đảm đương của những ứng dụng và công cụ truyền thống. Kích cỡ của Big Data đang từng ngày tăng lên, và tính đến năm 2012 thì nó có thể nằm trong khoảng vài chục terabyte cho đến nhiều petabyte (1 petabyte = 1024 terabyte) chỉ cho một tập hợp dữ liệu mà thôi.

Vào năm 2001, nhà phân tích Doug Laney của hãng META Group (bây giờ chính là công ty nghiên cứu Gartner) đã nói rằng những thách thức và cơ hội nằm trong việc tăng trưởng dữ liệu có thể được mô tả bằng ba chiều: tăng về lượng (volume),tăng về vận tốc (velocity) và tăng về chủng loại (variety). Giờ đây, Gartner cùng với nhiều công ty và tổ chức khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin tiếp tục sử dụng mô hình “3V” này để định nghĩa nên Big Data. Đến năm 2012, Gartner bổ sung thêm rằng Big Data ngoài ba tính chất trên thì còn phải “cần đến các dạng xử lí mới để giúp đỡ việc đưa ra quyết định, khám phá sâu vào sự vật/sự việc và tối ưu hóa các quy trình làm việc”.
Chúng ta có thể lấy các thí nghiệm của Máy gia tốc hạt lớn (LHC) ở Châu Âu làm ví dụ cho Big Data. Khi các thí nghiệm này được tiến hành, kết quả sẽ được ghi nhận bởi 150 triệu cảm biến với nhiệm vụ truyền tải dữ liệu khoảng 40 triệu lần mỗi giây. Kết quả là nếu như LHC ghi nhận hết kết quả từ mọi cảm biến thì luồng dữ liệu sẽ trở nên vô cùng lớn, có thể đạt đến 150 triệu petabyte mỗi năm, hoặc 500 exabyte mỗi ngày, cao hơn 200 lần so với tất cả các nguồn dữ liệu khác trên thế giới gộp loại.
Đây là kết quả mô phỏng của một vụ va chạm giữa các hạt sơ cấp trong máy gia tốc LHC, có rất rất nhiều thông tin cần phải ghi nhận trong mỗi vụ chạm như thế này
Trong mỗi giây như thế lại có đến khoảng 600 triệu vụ va chạm giữa các hạt vật chất diễn ra, nhưng sau khi chọn lọc lại từ khoảng 99,999% các luồng dữ liệu đó, chỉ có tầm 100 vụ va chạm là được các nhà khoa học quan tâm. Điều này có nghĩa là cơ quan chủ quản LHC phải tìm những biện pháp mới để quản lý và xử lí hết mớ dữ liệu khổng lồ này.
Một ví dụ khác, khi Sloan Digital Sky Sruver, một trạm quan sát vũ trụ đặt tại New Mexico, bắt đầu đi vào hoạt động hồi năm 2000, sau một vài tuần nó đã thu thập dữ liệu lớn hơn tổng lượng dữ liệu mà ngành thiên văn học đã từng thu thập trong quá khứ, khoảng 200GB mỗi đêm và hiện tổng dung lượng đã đạt đến hơn 140 terabyte. Đài quan sát LSST để thay thế cho SDSS dự kiến khánh thành trong năm 2016 thì sẽ thu thập lượng dữ liệu tương đương như trên nhưng chỉ trong vòng 5 ngày.
Hoặc như công tác giải mã di truyền của con người chẳng hạn. Trước đây công việc này mất đến 10 năm để xử lí, còn bây giờ người ta chỉ cần một tuần là đã hoàn thành. Còn Trung tâm giả lập khí hậu của NASA thì đang chứa 32 petabyte dữ liệu về quan trắc thời tiết và giả lập trong siêu máy tính của họ. Việc lưu trữ hình ảnh, văn bản và các nội dung đa phương tiện khác trên Wikipedia cũng như ghi nhận hành vi chỉnh sửa của người dùng cũng cấu thành một tập hợp Big Data lớn.
Hoạt động của người dùng Wikipedia được mô hình hóa và với kích thước hàng terabyte, đây cũng có thể được xem là một dạng Big Data

2. Vài thông tin về tình hình Big Data hiện nay

Theo tài liệu của Intel vào tháng 9/2013, hiện nay thế giới đang tạo ra 1 petabyte dữ liệu trong mỗi 11 giây và nó tương đương với một đoạn video HD dài 13 năm. 
Bản thân các công ty, doanh nghiệp cũng đang sở hữu Big Data của riêng mình, chẳng hạn như trang bán hàng trực tuyến eBay thì sử dụng hai trung tâm dữ liệu với dung lượng lên đến 40 petabyte để chứa những truy vấn, tìm kiếm, đề xuất cho khách hàng cũng như thông tin về hàng hóa của mình.
Nhà bán lẻ online Amazon.com thì phải xử lí hàng triệu hoạt động mỗi ngày cũng như những yêu cầu từ khoảng nửa triệu đối tác bán hàng. Amazon sử dụng một hệ thống Linux và hồi năm 2005, họ từng sở hữu ba cơ sở dữ liệu Linux lớn nhất thế giới với dung lượng là 7,8TB, 18,5TB và 24,7TB.
Tương tự, Facebook cũng phải quản lí 50 tỉ bức ảnh từ người dùng tải lên, YouTube hay Google thì phải lưu lại hết các lượt truy vấn và video của người dùng cùng nhiều loại thông tin khác có liên quan.
Còn theo tập đoàn SAS, chúng ta có một vài số liệu thú vị về Big Data như sau:
  • Các hệ thống RFID (một dạng kết nối tầm gần, như kiểu NFC nhưng có tầm hoạt động xa hơn và cũng là thứ dùng trong thẻ mở cửa khách sạn) tạo ra lượng dữ liệu lớn hơn 1.000 lần so với mã vạc truyền thống
  • Chỉ trong vòng 4 giờ của ngày “Black Friday” năm 2012, cửa hàng Walmart đã phải xử lí hơn 10 triệu giao dịch tiền mặt, tức là khoản 5.000 giao diện mỗi giây.
  • Dịch vụ chuyển phát UPS nhận khoảng 39,5 triệu yêu cầu từ khách hàng của mình mỗi ngày
  • Dịch vụ thẻ VISA xử lí hơn 172.800.000 giao dịch thẻ chỉ trong vòng một ngày mà thôi
  • Trên Twitter có 500 triệu dòng tweet mới mỗi ngày, Facebook thì có 1,15 tỉ thành viên tạo ra một mớ khổng lồ dữ liệu văn bản, tập tin, video…

3. Công nghệ dùng trong Big Data

Big Data là nhu cầu đang tăng trưởng lớn đến nỗi Software AG, Oracle, IBM, Microsoft, SAP, EMC, HP và Dell đã chi hơn 15 tỉ USD cho các công ty chuyên về quản lí và phân tích dữ liệu. Năm 2010, ngành công nghiệp Big Data có giá trị hơn 100 tỉ USD và đang tăng nhanh với tốc độ 10% mỗi năm, nhanh gấp đôi so với tổng ngành phần mềm nói chung.
Một số công ty có tham gia vào lĩnh vực Big Data
Như đã nói ở trên, Big Data cần đến các kĩ thuật khai thác thông tin rất đặc biệt do tính chất khổng lồ và phức tạp của nó. Năm 2011, tập đoàn phân tích McKinsey đề xuất những công nghệ có thể dùng với Big Data bao gồm crowsourcing (tận dụng nguồn lực từ nhiều thiết bị điện toán trên toàn cầu để cùng nhau xử lí dữ liệu), các thuật toán về gen và di truyền, những biện pháp machine learning (ý chỉ các hệ thống có khả năng học hỏi từ dữ liệu, một nhánh của trí tuệ nhân tạo), xử lí ngôn ngữ tự nhiên (giống như Siri hay Google Voice Search, nhưng cao cấp hơn), xử lí tín hiệu, mô phỏng, phân tích chuỗi thời gian, mô hình hóa, kết hợp các server mạnh lại với nhau... Những kĩ thuật này rất phức tạp nên chúng ta không đi sâu nói về chúng.
Năm 2011, tập đoàn phân tích McKinsey đề xuất những công nghệ có thể dùng với Big Data bao gồm crowsourcing, các thuật toán về gen và di truyền, machine learning, xử lí ngôn ngữ tự nhiên, etc.
Ngoài ra, các cơ sở dữ liệu hỗ trợ xử lí dữ liệu song song, ứng dụng hoạt động dựa trên hoạt động tìm kiếm, file system dạng rời rạc, các hệ thống điện toán đám mây (bao gồm ứng dụng, nguồn lực tính toán cũng như không gian lưu trữ) và bản thân Internet cũng là những công cụ đắc lực phục vụ cho công tác nghiên cứu và trích xuất thông tin từ “dữ liệu lớn”. Hiện nay cũng có vài cơ sở dữ liệu theo dạng quan hệ (bảng) có khả năng chứa hàng petabyte dữ liệu, chúng cũng có thể tải, quản lí, sao lưu và tối ưu hóa cách sử dụng Big Data nữa.

Những người làm việc với Big Data thường cảm thấy khó chịu với các hệ thống lưu trữ dữ liệu vì tốc độ chậm, do đó họ thích những loại ổ lưu trữ nào có thể gắn trực tiếp vào máy tính (cũng như ổ cứng gắn trong máy tính của chúng ta vậy). Ổ đó có thể là SSD cho đến các đĩa SATA nằm trong một lưới lưu trữ cỡ lớn. Những người này nhìn vào ổ NAS hay hệ thống lưu trữ mạng SAN với góc nhìn rằng những thứ này quá phức tạp, đắt và chậm. Những tính chất nói trên không phù hợp cho hệ thống dùng để phân tích Big Data vốn nhắm đến hiệu năng cao, tận dụng hạ tầng thông dụng và chi phí thấp. Ngoài ra, việc phân tích Big Data cũng cần phải được áp dụng theo thời gian thực hoặc cận thời gian thực, thế nên độ trễ cần phải được loại bỏ bất kì khi nào và bất kì nơi nào có thể.

4. Big Data có thể giúp gì được cho marketing?

Tập đoàn SAS nói vấn đề thật sự không nằm ở việc bạn thu thập dữ liệu, thay vào đó, là bạn dùng Big Data để làm gì. 
Nhìn chung, có bốn lợi ích mà Big Data có thể mang lại: cắt giảm chi phí, giảm thời gian, tăng thời gian phát triển và tối ưu hóa sản phẩm, đồng thời hỗ trợ con người đưa ra những quyết định đúng và hợp lý hơn.
Có 4 lợi ích mà Big Data có thể mang lại: cắt giảm chi phí, giảm thời gian, tăng thời gian phát triển và tối ưu hóa sản phẩm, đồng thời hỗ trợ con người đưa ra những quyết định đúng và hợp lý hơn.
Nếu để ý một chút, bạn sẽ thấy khi mua sắm online trên eBay, Amazon hoặc những trang tương tự, trang này cũng sẽ đưa ra những sản phẩm gợi ý tiếp theo cho bạn, ví dụ khi xem điện thoại, nó sẽ gợi ý cho bạn mua thêm ốp lưng, pin dự phòng; hoặc khi mua áo thun thì sẽ có thêm gợi ý quần jean, dây nịt... Do đó, nghiên cứu được sở thích, thói quen của khách hàng cũng gián tiếp giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hóa hơn.
Vậy những thông tin về thói quen, sở thích này có được từ đâu? Chính là từ lượng dữ liệu khổng lồ mà các doanh nghiệp thu thập trong lúc khách hàng ghé thăm và tương tác với trang web của mình. Chỉ cần doanh nghiệp biết khai thác một cách có hiệu quả Big Data thì nó không chỉ giúp tăng lợi nhuận cho chính họ mà còn tăng trải nghiệm mua sắm của người dùng, chúng ta có thể tiết kiệm thời gian hơn nhờ những lời gợi ý so với việc phải tự mình tìm kiếm.
Người dùng cuối như mình và các bạn sẽ được hưởng lợi cũng từ việc tối ưu hóa như thế, chứ bản thân chúng ta thì khó mà tự mình phát triển hay mua các giải pháp để khai thác Big Data bởi giá thành của chúng quá đắt, có thể đến cả trăm nghìn đô. Ngoài ra, lượng dữ liệu mà chúng ta có được cũng khó có thể xem là “Big” nếu chỉ có vài Terabyte sinh ra trong một thời gian dài.
Chỉ cần doanh nghiệp biết khai thác một cách có hiệu quả Big Data thì nó không chỉ giúp tăng lợi nhuận mà còn tăng trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng.
Xa hơi một chút, ứng dụng được Big Data có thể giúp các tổ chức, chính phủ dự đoán được tỉ lệ thất nghiệp, xu hướng nghề nghiệp của tương lai để đầu tư cho những hạng mục đó, hoặc cắt giảm chi tiêu, kích thích tăng trưởng kinh tế, v/v... thậm chí là ra phương án phòng ngừa trước một dịch bệnh nào đó, giống như trong phim World War Z, nước Israel đã biết trước có dịch zombie nên đã nhanh chóng xây tường thành ngăn cách với thế giới bên ngoài.
Mà cũng không cần nói đến tương lai phim ảnh gì cả, vào năm 2009, Google đã sử dụng dữ liệu Big Data của mình để phân tích và dự đoán xu hướng ảnh hưởng, lan truyền của dịch cúm H1N1 đấy thôi. Dịch vụ này có tên là Google Flu Trends. Xu hướng mà Google rút ra từ những từ khóa tìm kiếm liên quan đến dịch H1N1 đã được chứng minh là rất sát với kết quả do hai hệ thống cảnh báo cúm độc lập Sentinel GP và HealthStat đưa ra. Dữ liệu của Flu Trends được cập nhật gần như theo thời gian thực và sau đó sẽ được đối chiếu với số liệu từ những trung tâm dịch bệnh ở nhiều nơi trên thế giới.
Đường màu xanh là dự đoán của Google Flu Trends dựa trên số từ khóa tìm kiếm liên quan đến các dịch cúm, màu vàng là dữ liệu do cơ quan phòng chống dịch của Mỹ đưa ra.
Còn theo Oracle, việc phân tích Big Data và những dữ liệu dung lượng lớn đã giúp các tổ chức kiếm được 10,66$ cho mỗi 1$ chi phí phân tích, tức là gấp 10 lần! Một trường học ở một quận lớn tại Mỹ cũng có được sự tăng trưởng doanh thulà 8 triệu USD mỗi năm, còn một công ty tài chính ẩn danh khác thì tăng 1000% lợi nhuận trên tổng số tiền đầu tư của mình trong vòng 3 năm.

5. Chỉ trích đối với Big Data

Có hai hướng chỉ trích chính đối với Big Data, một là về cách mà người ta sử dụng Big Data, cái còn lại thì liên quan đến việc tiến hành lấy thông tin từ Big Data mà thế giới đang làm.

A. Chỉ trích về Big Data

Chris Anderson, một nhà khởi nghiệp và cũng là một người viết sách, cho rằng việc sử dụng Big Data luôn cần phải được ngữ cảnh hóa trong các bối cảnh về xã hội, kinh tế và chính trị. Ví dụ, ngay cả khi các công ty đã đầu tư hàng tỉ USD vào Big Data và lấy được thông tin về nhiều thứ nhưng chỉ có ít hơn 40% nhân viên thật sự có thể hiểu và tận dụng các thông tin này. Điều đó làm giảm hiệu quả của Big Data đi nhiều so với lúc đầu, dẫn đến lãng phí tài nguyên.

Ngoài ra, còn có chỉ trích rằng Big Data chỉ có thể miêu tả thế giới trong quá khứ bởi nó dựa trên các dữ liệu đã sinh ra từ trước, và nếu tốt lắm thì chỉ miêu tả được trong hiện thực. Việc sử dụng Big Data để nói về tương lai thì cần phải kết hợp thêm với các phương pháp mô hình, mô phỏng hay nghiên cứu về sự chuyển động của thế giới thì mới đưa ra dự đoán chính xác được.

Bên cạnh đó, người ta còn lo lắng về vấn đề quyền riêng tư của người dùng. Việc thu thập Big Data có thể sẽ đi kèm thông tin có khả năng định dạng người dùng mà không được sự đồng ý của họ, và điều đó vi phạm luật ở một số quốc gia. Nhiều chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau hiện đang thúc đẩy việc bảo vệ quyền riêng tư khi sử dụng Big Data.

B. Chỉ trích về việc lấy thông tin từ Big Data

Nhà nghiên cứu Danah Boyd đã đưa ra quan ngại của mình rằng việc sử dụng Big Data trong việc chọn mẫu thống kê có thể gây ra sự chủ quan, và dù ít hay nhiều thì nó cũng có thể ảnh hưởn đến kết quả cuối cùng. Việc khai thác dữ liệu từ một số nguồn là Big Data, trong khi những nguồn khác không phải là “dữ liệu lớn” thì đặt ra những thách thức khi phân tích dữ liệu.

6. Tương lai của Big Data

Erik Swan, đồng sáng lập kiêm giám đốc công nghệ của công ty Spunk, dự đoán rằng sự thay đổi nhất trong Big Data chính là thái độ của mọi người đối với nó. Việc tiêu thụ một lượng dữ liệu lớn sẽ dần phổ biến hơn với mọi người, từ những người nông dân cho đến các anh kĩ sư. Mọi người sẽ mặc định sử dụng dữ liệu để phân tích mọi thứ trong vòng 10 năm tới. Tất nhiên là kĩ thuật và công nghệ cũng cần phải phát triển theo thì điều này mới có thể trở thành hiện thực.

Còn theo Ankur Jain, nhà sáng lập và CEO của Humin, ngữ cảnh phát sinh ra dữ liệu sẽ trở nên quan trọng hơn. “Chúng ta sẽ bắt đầu định tuyến dữ liệu vào các đối tượng, sự vật, sự việc trong đời thực và chuyện đó giúp chúng ta xử lí công việc tốt hơn”.

Trong khi đó, Daniel Kaufman, giám đốc đổi mới về thông tin của cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ quốc phòng Mỹ thì cho rằng dữ liệu sinh học sẽ ngày càng được quan tâm hơn, và rồi người ta sẽ dùng dữ liệu này để đưa ra những lời khuyên có ảnh hưởng lớn đến lối sống và cuộc đời của con người. Ví dụ, bạn có nên thêm một dĩa cơm tấm sườn nữa không, hay là nên ăn thêm một dĩa cơm gà? Bộ quốc phòng Mỹ muốn sử dụng kiểu suy nghĩ như thế (thay cơm bằng pizza nhé) để áp dụng cho binh lính của mình và hiện họ đang thử nghiệm trên chuột.

Giám đốc Swan còn suy nghĩ thêm rằng các công ty chuyên cung cấp giải pháp Big Data sẽ không còn bán dữ liệu và phân tích cho từng doanh nghiệp hay công ty riêng lẻ để phục vụ cho những mục đích quá chuyên biệt. Thay vào đó, họ sẽ mở rộng nó và áp dụng Big Data nhằm giải quyết những vấn đề trong đời thường và trả lời cho các nhu cầu cơ bản của con người. Đó sẽ là sự thay đổi về tính ứng dụng của Big Data.
Lượng dữ liệu khổng lồ từ "Internet of Things" có thể cho các nhà nghiên cứu biết được hành vi tiêu dùng của khách hàng, từ đó tinh chỉnh những thiết bị cho phù hợp hơn, bắt chúng phục vụ đời sống hằng ngày của chúng ta một cách hiệu quả hơn.
Trong tương lai, chúng ta sẽ còn tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng của Big Data. Hiện nay có thể bạn cũng đã nghe đến khái niệm Internet of Things, tức là mang Internet đến với mọi thứ trong đời sống hằng ngày. Dữ liệu từ Internet of Things thực chất cũng là được thu thập từ một mạng lưới rất nhiều các cảm biến và thiết bị điện tử, và nó cũng là một trong những nguồn của Big Data. Lượng dữ liệu khổng lồ này có thể cho các nhà nghiên cứu biết được hành vi tiêu dùng của khách hàng, từ đó tinh chỉnh những thiết bị Internet of Things cho phù hợp hơn, bắt chúng phục vụ đời sống hằng ngày của chúng ta một cách hiệu quả hơn. Nó cũng có thể được dùng cho việc sản xuất, từ đó giảm sự liên quan của con người. Như lời của Daniel Kaufman dự đoán thì “con người sẽ làm ít hơn” nhờ Big Data.

7. Kết

Tóm lại, Big Data là thách thức đặt ra cho các tổ chức, doanh nghiệp trong thời đại số hiện nay. Một khi làm chủ được dữ liệu lớn thì họ sẽ có cơ hội thành công lớn hơn trong bối cảnh cạnh tranh ngày nay, thế giới thì sẽ được hưởng lợi hơn từ việc trích xuất thông tin một cách chính xác hơn, hữu ích hơn với chi phí thấp hơn. Vẫn còn đó những chỉ trích xoay quanh Big Data, tuy nhiên lĩnh vực này vẫn còn rất mới và chúng ta hãy chờ xem trong tương lai Big Data sẽ tiến hóa như thế nào.

Big Data: Khái niệm, khai thác, xử lý và ứng dụng trong marketing

Big Data: Khái niệm, khai thác, xử lý và ứng dụng trong marketing
Big Data là thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn và rất phức tạp đến nỗi những công cụ, ứng dụng xử lí dữ liệu truyền thống không thể nào đảm đương được. Tuy nhiên, Big Data lại chứa trong mình rất nhiều thông tin quý giá mà nếu trích xuất thành công, nó sẽ giúp rất nhiều cho việc kinh doanh, nghiên cứu khoa học, dự đoán các dịch bệnh sắp phát sinh và thậm chí là cả việc xác định điều kiện giao thông theo thời gian thực. Chính vì thế, những dữ liệu này phải được thu thập, tổ chức, lưu trữ, tìm kiếm, chia sẻ theo một cách khác so với bình thường. 
Trong bài này, mời các bạn cùng tìm hiểu về Big Data, các phương thức người ta dùng để khai thác nó và nó giúp ích như thế nào cho cuộc sống của chúng ta.

1. Định nghĩa Big Data

Như đã nói ở trên, Big Data (“dữ liệu lớn”) có là tập hợp dữ liệu có dung lượng vượt mức đảm đương của những ứng dụng và công cụ truyền thống. Kích cỡ của Big Data đang từng ngày tăng lên, và tính đến năm 2012 thì nó có thể nằm trong khoảng vài chục terabyte cho đến nhiều petabyte (1 petabyte = 1024 terabyte) chỉ cho một tập hợp dữ liệu mà thôi.

Vào năm 2001, nhà phân tích Doug Laney của hãng META Group (bây giờ chính là công ty nghiên cứu Gartner) đã nói rằng những thách thức và cơ hội nằm trong việc tăng trưởng dữ liệu có thể được mô tả bằng ba chiều: tăng về lượng (volume),tăng về vận tốc (velocity) và tăng về chủng loại (variety). Giờ đây, Gartner cùng với nhiều công ty và tổ chức khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin tiếp tục sử dụng mô hình “3V” này để định nghĩa nên Big Data. Đến năm 2012, Gartner bổ sung thêm rằng Big Data ngoài ba tính chất trên thì còn phải “cần đến các dạng xử lí mới để giúp đỡ việc đưa ra quyết định, khám phá sâu vào sự vật/sự việc và tối ưu hóa các quy trình làm việc”.
Chúng ta có thể lấy các thí nghiệm của Máy gia tốc hạt lớn (LHC) ở Châu Âu làm ví dụ cho Big Data. Khi các thí nghiệm này được tiến hành, kết quả sẽ được ghi nhận bởi 150 triệu cảm biến với nhiệm vụ truyền tải dữ liệu khoảng 40 triệu lần mỗi giây. Kết quả là nếu như LHC ghi nhận hết kết quả từ mọi cảm biến thì luồng dữ liệu sẽ trở nên vô cùng lớn, có thể đạt đến 150 triệu petabyte mỗi năm, hoặc 500 exabyte mỗi ngày, cao hơn 200 lần so với tất cả các nguồn dữ liệu khác trên thế giới gộp loại.
Đây là kết quả mô phỏng của một vụ va chạm giữa các hạt sơ cấp trong máy gia tốc LHC, có rất rất nhiều thông tin cần phải ghi nhận trong mỗi vụ chạm như thế này
Trong mỗi giây như thế lại có đến khoảng 600 triệu vụ va chạm giữa các hạt vật chất diễn ra, nhưng sau khi chọn lọc lại từ khoảng 99,999% các luồng dữ liệu đó, chỉ có tầm 100 vụ va chạm là được các nhà khoa học quan tâm. Điều này có nghĩa là cơ quan chủ quản LHC phải tìm những biện pháp mới để quản lý và xử lí hết mớ dữ liệu khổng lồ này.
Một ví dụ khác, khi Sloan Digital Sky Sruver, một trạm quan sát vũ trụ đặt tại New Mexico, bắt đầu đi vào hoạt động hồi năm 2000, sau một vài tuần nó đã thu thập dữ liệu lớn hơn tổng lượng dữ liệu mà ngành thiên văn học đã từng thu thập trong quá khứ, khoảng 200GB mỗi đêm và hiện tổng dung lượng đã đạt đến hơn 140 terabyte. Đài quan sát LSST để thay thế cho SDSS dự kiến khánh thành trong năm 2016 thì sẽ thu thập lượng dữ liệu tương đương như trên nhưng chỉ trong vòng 5 ngày.
Hoặc như công tác giải mã di truyền của con người chẳng hạn. Trước đây công việc này mất đến 10 năm để xử lí, còn bây giờ người ta chỉ cần một tuần là đã hoàn thành. Còn Trung tâm giả lập khí hậu của NASA thì đang chứa 32 petabyte dữ liệu về quan trắc thời tiết và giả lập trong siêu máy tính của họ. Việc lưu trữ hình ảnh, văn bản và các nội dung đa phương tiện khác trên Wikipedia cũng như ghi nhận hành vi chỉnh sửa của người dùng cũng cấu thành một tập hợp Big Data lớn.
Hoạt động của người dùng Wikipedia được mô hình hóa và với kích thước hàng terabyte, đây cũng có thể được xem là một dạng Big Data

2. Vài thông tin về tình hình Big Data hiện nay

Theo tài liệu của Intel vào tháng 9/2013, hiện nay thế giới đang tạo ra 1 petabyte dữ liệu trong mỗi 11 giây và nó tương đương với một đoạn video HD dài 13 năm. 
Bản thân các công ty, doanh nghiệp cũng đang sở hữu Big Data của riêng mình, chẳng hạn như trang bán hàng trực tuyến eBay thì sử dụng hai trung tâm dữ liệu với dung lượng lên đến 40 petabyte để chứa những truy vấn, tìm kiếm, đề xuất cho khách hàng cũng như thông tin về hàng hóa của mình.
Nhà bán lẻ online Amazon.com thì phải xử lí hàng triệu hoạt động mỗi ngày cũng như những yêu cầu từ khoảng nửa triệu đối tác bán hàng. Amazon sử dụng một hệ thống Linux và hồi năm 2005, họ từng sở hữu ba cơ sở dữ liệu Linux lớn nhất thế giới với dung lượng là 7,8TB, 18,5TB và 24,7TB.
Tương tự, Facebook cũng phải quản lí 50 tỉ bức ảnh từ người dùng tải lên, YouTube hay Google thì phải lưu lại hết các lượt truy vấn và video của người dùng cùng nhiều loại thông tin khác có liên quan.
Còn theo tập đoàn SAS, chúng ta có một vài số liệu thú vị về Big Data như sau:
  • Các hệ thống RFID (một dạng kết nối tầm gần, như kiểu NFC nhưng có tầm hoạt động xa hơn và cũng là thứ dùng trong thẻ mở cửa khách sạn) tạo ra lượng dữ liệu lớn hơn 1.000 lần so với mã vạc truyền thống
  • Chỉ trong vòng 4 giờ của ngày “Black Friday” năm 2012, cửa hàng Walmart đã phải xử lí hơn 10 triệu giao dịch tiền mặt, tức là khoản 5.000 giao diện mỗi giây.
  • Dịch vụ chuyển phát UPS nhận khoảng 39,5 triệu yêu cầu từ khách hàng của mình mỗi ngày
  • Dịch vụ thẻ VISA xử lí hơn 172.800.000 giao dịch thẻ chỉ trong vòng một ngày mà thôi
  • Trên Twitter có 500 triệu dòng tweet mới mỗi ngày, Facebook thì có 1,15 tỉ thành viên tạo ra một mớ khổng lồ dữ liệu văn bản, tập tin, video…

3. Công nghệ dùng trong Big Data

Big Data là nhu cầu đang tăng trưởng lớn đến nỗi Software AG, Oracle, IBM, Microsoft, SAP, EMC, HP và Dell đã chi hơn 15 tỉ USD cho các công ty chuyên về quản lí và phân tích dữ liệu. Năm 2010, ngành công nghiệp Big Data có giá trị hơn 100 tỉ USD và đang tăng nhanh với tốc độ 10% mỗi năm, nhanh gấp đôi so với tổng ngành phần mềm nói chung.
Một số công ty có tham gia vào lĩnh vực Big Data
Như đã nói ở trên, Big Data cần đến các kĩ thuật khai thác thông tin rất đặc biệt do tính chất khổng lồ và phức tạp của nó. Năm 2011, tập đoàn phân tích McKinsey đề xuất những công nghệ có thể dùng với Big Data bao gồm crowsourcing (tận dụng nguồn lực từ nhiều thiết bị điện toán trên toàn cầu để cùng nhau xử lí dữ liệu), các thuật toán về gen và di truyền, những biện pháp machine learning (ý chỉ các hệ thống có khả năng học hỏi từ dữ liệu, một nhánh của trí tuệ nhân tạo), xử lí ngôn ngữ tự nhiên (giống như Siri hay Google Voice Search, nhưng cao cấp hơn), xử lí tín hiệu, mô phỏng, phân tích chuỗi thời gian, mô hình hóa, kết hợp các server mạnh lại với nhau... Những kĩ thuật này rất phức tạp nên chúng ta không đi sâu nói về chúng.
Năm 2011, tập đoàn phân tích McKinsey đề xuất những công nghệ có thể dùng với Big Data bao gồm crowsourcing, các thuật toán về gen và di truyền, machine learning, xử lí ngôn ngữ tự nhiên, etc.
Ngoài ra, các cơ sở dữ liệu hỗ trợ xử lí dữ liệu song song, ứng dụng hoạt động dựa trên hoạt động tìm kiếm, file system dạng rời rạc, các hệ thống điện toán đám mây (bao gồm ứng dụng, nguồn lực tính toán cũng như không gian lưu trữ) và bản thân Internet cũng là những công cụ đắc lực phục vụ cho công tác nghiên cứu và trích xuất thông tin từ “dữ liệu lớn”. Hiện nay cũng có vài cơ sở dữ liệu theo dạng quan hệ (bảng) có khả năng chứa hàng petabyte dữ liệu, chúng cũng có thể tải, quản lí, sao lưu và tối ưu hóa cách sử dụng Big Data nữa.

Những người làm việc với Big Data thường cảm thấy khó chịu với các hệ thống lưu trữ dữ liệu vì tốc độ chậm, do đó họ thích những loại ổ lưu trữ nào có thể gắn trực tiếp vào máy tính (cũng như ổ cứng gắn trong máy tính của chúng ta vậy). Ổ đó có thể là SSD cho đến các đĩa SATA nằm trong một lưới lưu trữ cỡ lớn. Những người này nhìn vào ổ NAS hay hệ thống lưu trữ mạng SAN với góc nhìn rằng những thứ này quá phức tạp, đắt và chậm. Những tính chất nói trên không phù hợp cho hệ thống dùng để phân tích Big Data vốn nhắm đến hiệu năng cao, tận dụng hạ tầng thông dụng và chi phí thấp. Ngoài ra, việc phân tích Big Data cũng cần phải được áp dụng theo thời gian thực hoặc cận thời gian thực, thế nên độ trễ cần phải được loại bỏ bất kì khi nào và bất kì nơi nào có thể.

4. Big Data có thể giúp gì được cho marketing?

Tập đoàn SAS nói vấn đề thật sự không nằm ở việc bạn thu thập dữ liệu, thay vào đó, là bạn dùng Big Data để làm gì. 
Nhìn chung, có bốn lợi ích mà Big Data có thể mang lại: cắt giảm chi phí, giảm thời gian, tăng thời gian phát triển và tối ưu hóa sản phẩm, đồng thời hỗ trợ con người đưa ra những quyết định đúng và hợp lý hơn.
Có 4 lợi ích mà Big Data có thể mang lại: cắt giảm chi phí, giảm thời gian, tăng thời gian phát triển và tối ưu hóa sản phẩm, đồng thời hỗ trợ con người đưa ra những quyết định đúng và hợp lý hơn.
Nếu để ý một chút, bạn sẽ thấy khi mua sắm online trên eBay, Amazon hoặc những trang tương tự, trang này cũng sẽ đưa ra những sản phẩm gợi ý tiếp theo cho bạn, ví dụ khi xem điện thoại, nó sẽ gợi ý cho bạn mua thêm ốp lưng, pin dự phòng; hoặc khi mua áo thun thì sẽ có thêm gợi ý quần jean, dây nịt... Do đó, nghiên cứu được sở thích, thói quen của khách hàng cũng gián tiếp giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hóa hơn.
Vậy những thông tin về thói quen, sở thích này có được từ đâu? Chính là từ lượng dữ liệu khổng lồ mà các doanh nghiệp thu thập trong lúc khách hàng ghé thăm và tương tác với trang web của mình. Chỉ cần doanh nghiệp biết khai thác một cách có hiệu quả Big Data thì nó không chỉ giúp tăng lợi nhuận cho chính họ mà còn tăng trải nghiệm mua sắm của người dùng, chúng ta có thể tiết kiệm thời gian hơn nhờ những lời gợi ý so với việc phải tự mình tìm kiếm.
Người dùng cuối như mình và các bạn sẽ được hưởng lợi cũng từ việc tối ưu hóa như thế, chứ bản thân chúng ta thì khó mà tự mình phát triển hay mua các giải pháp để khai thác Big Data bởi giá thành của chúng quá đắt, có thể đến cả trăm nghìn đô. Ngoài ra, lượng dữ liệu mà chúng ta có được cũng khó có thể xem là “Big” nếu chỉ có vài Terabyte sinh ra trong một thời gian dài.
Chỉ cần doanh nghiệp biết khai thác một cách có hiệu quả Big Data thì nó không chỉ giúp tăng lợi nhuận mà còn tăng trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng.
Xa hơi một chút, ứng dụng được Big Data có thể giúp các tổ chức, chính phủ dự đoán được tỉ lệ thất nghiệp, xu hướng nghề nghiệp của tương lai để đầu tư cho những hạng mục đó, hoặc cắt giảm chi tiêu, kích thích tăng trưởng kinh tế, v/v... thậm chí là ra phương án phòng ngừa trước một dịch bệnh nào đó, giống như trong phim World War Z, nước Israel đã biết trước có dịch zombie nên đã nhanh chóng xây tường thành ngăn cách với thế giới bên ngoài.
Mà cũng không cần nói đến tương lai phim ảnh gì cả, vào năm 2009, Google đã sử dụng dữ liệu Big Data của mình để phân tích và dự đoán xu hướng ảnh hưởng, lan truyền của dịch cúm H1N1 đấy thôi. Dịch vụ này có tên là Google Flu Trends. Xu hướng mà Google rút ra từ những từ khóa tìm kiếm liên quan đến dịch H1N1 đã được chứng minh là rất sát với kết quả do hai hệ thống cảnh báo cúm độc lập Sentinel GP và HealthStat đưa ra. Dữ liệu của Flu Trends được cập nhật gần như theo thời gian thực và sau đó sẽ được đối chiếu với số liệu từ những trung tâm dịch bệnh ở nhiều nơi trên thế giới.
Đường màu xanh là dự đoán của Google Flu Trends dựa trên số từ khóa tìm kiếm liên quan đến các dịch cúm, màu vàng là dữ liệu do cơ quan phòng chống dịch của Mỹ đưa ra.
Còn theo Oracle, việc phân tích Big Data và những dữ liệu dung lượng lớn đã giúp các tổ chức kiếm được 10,66$ cho mỗi 1$ chi phí phân tích, tức là gấp 10 lần! Một trường học ở một quận lớn tại Mỹ cũng có được sự tăng trưởng doanh thulà 8 triệu USD mỗi năm, còn một công ty tài chính ẩn danh khác thì tăng 1000% lợi nhuận trên tổng số tiền đầu tư của mình trong vòng 3 năm.

5. Chỉ trích đối với Big Data

Có hai hướng chỉ trích chính đối với Big Data, một là về cách mà người ta sử dụng Big Data, cái còn lại thì liên quan đến việc tiến hành lấy thông tin từ Big Data mà thế giới đang làm.

A. Chỉ trích về Big Data

Chris Anderson, một nhà khởi nghiệp và cũng là một người viết sách, cho rằng việc sử dụng Big Data luôn cần phải được ngữ cảnh hóa trong các bối cảnh về xã hội, kinh tế và chính trị. Ví dụ, ngay cả khi các công ty đã đầu tư hàng tỉ USD vào Big Data và lấy được thông tin về nhiều thứ nhưng chỉ có ít hơn 40% nhân viên thật sự có thể hiểu và tận dụng các thông tin này. Điều đó làm giảm hiệu quả của Big Data đi nhiều so với lúc đầu, dẫn đến lãng phí tài nguyên.

Ngoài ra, còn có chỉ trích rằng Big Data chỉ có thể miêu tả thế giới trong quá khứ bởi nó dựa trên các dữ liệu đã sinh ra từ trước, và nếu tốt lắm thì chỉ miêu tả được trong hiện thực. Việc sử dụng Big Data để nói về tương lai thì cần phải kết hợp thêm với các phương pháp mô hình, mô phỏng hay nghiên cứu về sự chuyển động của thế giới thì mới đưa ra dự đoán chính xác được.

Bên cạnh đó, người ta còn lo lắng về vấn đề quyền riêng tư của người dùng. Việc thu thập Big Data có thể sẽ đi kèm thông tin có khả năng định dạng người dùng mà không được sự đồng ý của họ, và điều đó vi phạm luật ở một số quốc gia. Nhiều chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau hiện đang thúc đẩy việc bảo vệ quyền riêng tư khi sử dụng Big Data.

B. Chỉ trích về việc lấy thông tin từ Big Data

Nhà nghiên cứu Danah Boyd đã đưa ra quan ngại của mình rằng việc sử dụng Big Data trong việc chọn mẫu thống kê có thể gây ra sự chủ quan, và dù ít hay nhiều thì nó cũng có thể ảnh hưởn đến kết quả cuối cùng. Việc khai thác dữ liệu từ một số nguồn là Big Data, trong khi những nguồn khác không phải là “dữ liệu lớn” thì đặt ra những thách thức khi phân tích dữ liệu.

6. Tương lai của Big Data

Erik Swan, đồng sáng lập kiêm giám đốc công nghệ của công ty Spunk, dự đoán rằng sự thay đổi nhất trong Big Data chính là thái độ của mọi người đối với nó. Việc tiêu thụ một lượng dữ liệu lớn sẽ dần phổ biến hơn với mọi người, từ những người nông dân cho đến các anh kĩ sư. Mọi người sẽ mặc định sử dụng dữ liệu để phân tích mọi thứ trong vòng 10 năm tới. Tất nhiên là kĩ thuật và công nghệ cũng cần phải phát triển theo thì điều này mới có thể trở thành hiện thực.

Còn theo Ankur Jain, nhà sáng lập và CEO của Humin, ngữ cảnh phát sinh ra dữ liệu sẽ trở nên quan trọng hơn. “Chúng ta sẽ bắt đầu định tuyến dữ liệu vào các đối tượng, sự vật, sự việc trong đời thực và chuyện đó giúp chúng ta xử lí công việc tốt hơn”.

Trong khi đó, Daniel Kaufman, giám đốc đổi mới về thông tin của cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ quốc phòng Mỹ thì cho rằng dữ liệu sinh học sẽ ngày càng được quan tâm hơn, và rồi người ta sẽ dùng dữ liệu này để đưa ra những lời khuyên có ảnh hưởng lớn đến lối sống và cuộc đời của con người. Ví dụ, bạn có nên thêm một dĩa cơm tấm sườn nữa không, hay là nên ăn thêm một dĩa cơm gà? Bộ quốc phòng Mỹ muốn sử dụng kiểu suy nghĩ như thế (thay cơm bằng pizza nhé) để áp dụng cho binh lính của mình và hiện họ đang thử nghiệm trên chuột.

Giám đốc Swan còn suy nghĩ thêm rằng các công ty chuyên cung cấp giải pháp Big Data sẽ không còn bán dữ liệu và phân tích cho từng doanh nghiệp hay công ty riêng lẻ để phục vụ cho những mục đích quá chuyên biệt. Thay vào đó, họ sẽ mở rộng nó và áp dụng Big Data nhằm giải quyết những vấn đề trong đời thường và trả lời cho các nhu cầu cơ bản của con người. Đó sẽ là sự thay đổi về tính ứng dụng của Big Data.
Lượng dữ liệu khổng lồ từ "Internet of Things" có thể cho các nhà nghiên cứu biết được hành vi tiêu dùng của khách hàng, từ đó tinh chỉnh những thiết bị cho phù hợp hơn, bắt chúng phục vụ đời sống hằng ngày của chúng ta một cách hiệu quả hơn.
Trong tương lai, chúng ta sẽ còn tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng của Big Data. Hiện nay có thể bạn cũng đã nghe đến khái niệm Internet of Things, tức là mang Internet đến với mọi thứ trong đời sống hằng ngày. Dữ liệu từ Internet of Things thực chất cũng là được thu thập từ một mạng lưới rất nhiều các cảm biến và thiết bị điện tử, và nó cũng là một trong những nguồn của Big Data. Lượng dữ liệu khổng lồ này có thể cho các nhà nghiên cứu biết được hành vi tiêu dùng của khách hàng, từ đó tinh chỉnh những thiết bị Internet of Things cho phù hợp hơn, bắt chúng phục vụ đời sống hằng ngày của chúng ta một cách hiệu quả hơn. Nó cũng có thể được dùng cho việc sản xuất, từ đó giảm sự liên quan của con người. Như lời của Daniel Kaufman dự đoán thì “con người sẽ làm ít hơn” nhờ Big Data.

7. Kết

Tóm lại, Big Data là thách thức đặt ra cho các tổ chức, doanh nghiệp trong thời đại số hiện nay. Một khi làm chủ được dữ liệu lớn thì họ sẽ có cơ hội thành công lớn hơn trong bối cảnh cạnh tranh ngày nay, thế giới thì sẽ được hưởng lợi hơn từ việc trích xuất thông tin một cách chính xác hơn, hữu ích hơn với chi phí thấp hơn. Vẫn còn đó những chỉ trích xoay quanh Big Data, tuy nhiên lĩnh vực này vẫn còn rất mới và chúng ta hãy chờ xem trong tương lai Big Data sẽ tiến hóa như thế nào.

Nhiều thương hiệu nổi tiếng đã sử dụng hình ảnh con ngựa trong logo của mình như Ferrari, Hermès, Burberry, Polo, Porsche...
Từ lâu, con ngựa đã gắn liền với đời sống sinh hoạt của con người. Ngựa được ví như một người bạn trung thành và cũng là biểu tượng của khát khao chiến thắng. Trong quan niệm cổ xưa, ngựa là con vật có bản tính mau lẹ, hăng hái, được xếp dưới nguyên lý dương của tự nhiên, và được coi là biểu trưng cho yếu tố lửa. Tốc độ của ngựa được so sánh với sự di chuyển của mặt trời. Chính vì đặc trưng này mà người ta dùng biểu tượng ngựa để tượng trưng cho mặt trời. Có nơi, ngựa là vật hiến tế trong tín ngưỡng thờ thần mặt trời.
Theo quan niệm phương Đông, mã đáo thành công, hình tượng ngựa biểu trưng sự gia tăng tiền tài và thăng quan tiến chức. Trong phong thủy, con ngựa không những là con vật trung thành nhất, ngựa còn là biểu tượng của sự kiên nhẫn, bền bỉ, lâu dài, là con vật mang lại sự may mắn, tài lộc. Với những ý nghĩa như vậy, nhiều nhãn hàng đã sử dụng hình ảnh con ngựa trong logo của mình.

Ferrari

Trong giới chơi xe, Ferrari cùng hình ảnh chú ngựa đang tung vó là biểu tượng của sự kết hợp giữa tài năng một cá nhân (anh hùng Francesca Baracca), tính truyền thống của một vùng đất (thành phố Modena) và văn hoá của một quốc gia.
Logo Ferrari in hình con tuấn mã.
Năm 1923, trong một buổi gặp gỡ, nữ bá tước Paolina, mẹ của người anh hùng không quân Italy trong thế chiến thứ nhất, Francesco Baracca đã đề nghị Ferrari sử dụng hình ảnh con ngựa đang tung vó được sơn bên sườn chiếc máy bay chiến đấu của Francesco Baracca với lời nhắn biểu tượng đó sẽ mang lại cho Ferrari những điều may mắn. Từ đó, Ferrari bắt tay vào thiết kế biểu tượng cho công ty mà ông ấp ủ từ lâu và lúc Scuderia Ferrari thành lập cũng là lúc logo mang hình con tuấn mã.

Hermès

Hermès là một trong những hãng thời trang cao cấp và lâu đời nhất tại Pháp. Logo của Hermès có hình một chú ngựa cùng cỗ xe kéo, nhằm khẳng định sự phát triển không ngừng của công ty.
Logo có chú ngựa của Hermès.
Trải qua hàng trăm năm phát triển, từ sản phẩm yên, cương ngựa ban đầu, đến nay, Hermès đã có tới 14 dòng sản phẩm khác nhau, bao gồm các sản phẩm bằng da (túi xách, va li, yên, cương ngựa..), lụa (khăn lụa, cravat..), trang phục cao cấp, nước hoa nam nữ, đồng hồ, đồ thủy tinh, hộp đựng quà...
Quảng cáo của Hermès thường gắn liền với hình ảnh những chú ngựa.

Burberry

Logo Burberry là hình một hiệp sĩ dũng mãnh mặc áo giáp đang phi ngựa và cầm lá cờ có chữ Prosum (tiến lên). Dù xuất hiện sau khi sản phẩm Burberry đầu tiên có mặt trên thị trường, nhưng logo hiệp sĩ với lá cờ "Prorsum" đã khẳng định đẳng cấp của một nhãn hiệu thời trang nổi tiếng đến từ nước Anh.
Logo Burberry là hình một hiệp sĩ dũng mãnh mặc áo giáp.
Trải qua lịch sử hơn 150 năm phát triển, Burberry vẫn liên tục đa dạng hóa sản phẩm, từ trang phục, khăn choàng, đến túi xách, nước hoa... đồng thời luôn giữ vững chất lượng và thiết kế khỏe mạnh, tinh tế. Burberry giờ đây đã chiếm lĩnh thị trường thời trang tại nhiều nước trên thế giới.

Polo

Từ hàng chục năm nay thương hiệu thời trang Polo của Ralph Lauren đã trở thành tiêu biểu cho một phong cách Mỹ. Nói đến tên ông là người ta nghĩ ngay đến những chiếc áo phông Polo thể thao, mạnh mẽ mà vẫn rất lịch sự.
Logo Polo từ môn thể thao đua ngựa.
Polo chính là tên của một trong những môn đua ngựa được ưa chuộng. Vì thế cái tên Polo sẽ vừa đem lại cảm giác mạnh mẽ, trẻ trung của thể thao, vừa mang bóng dáng sang trọng của giới quý tộc, thượng lưu.

Porsche

Porsche là nhà sản xuất xe thể thao nước Đức, thành lập năm 1931 bởi Ferdinand Porsche, kỹ sư chế tạo chiếc xe Volkswagen đầu tiên. Trụ sở công ty đặt tại Zuffenhausen, thành phố Stuttgart.
Logo Porsche chính thức trình làng trên vô-lăng của những mẫu xe năm 1953.
Logo của Porsche có hình con ngựa và chữ Stuttgart là cách nói rút gọn của từ gốc Stutengarten (trại ngựa giống). Stuttgart cũng là nơi có những trang trại ngựa trù phú nằm dọc hai bên bờ sông Neckar. Mục đích của ông chủ hãng xe này là giúp người tiêu dùng chỉ cần nhìn vào logo có thể đọc ra lai lịch của Porsche. Logo Porsche chính thức trình làng trên vô-lăng của những mẫu xe năm 1953.

Những logo hình ngựa trị giá hàng tỷ USD

Nhiều thương hiệu nổi tiếng đã sử dụng hình ảnh con ngựa trong logo của mình như Ferrari, Hermès, Burberry, Polo, Porsche...
Từ lâu, con ngựa đã gắn liền với đời sống sinh hoạt của con người. Ngựa được ví như một người bạn trung thành và cũng là biểu tượng của khát khao chiến thắng. Trong quan niệm cổ xưa, ngựa là con vật có bản tính mau lẹ, hăng hái, được xếp dưới nguyên lý dương của tự nhiên, và được coi là biểu trưng cho yếu tố lửa. Tốc độ của ngựa được so sánh với sự di chuyển của mặt trời. Chính vì đặc trưng này mà người ta dùng biểu tượng ngựa để tượng trưng cho mặt trời. Có nơi, ngựa là vật hiến tế trong tín ngưỡng thờ thần mặt trời.
Theo quan niệm phương Đông, mã đáo thành công, hình tượng ngựa biểu trưng sự gia tăng tiền tài và thăng quan tiến chức. Trong phong thủy, con ngựa không những là con vật trung thành nhất, ngựa còn là biểu tượng của sự kiên nhẫn, bền bỉ, lâu dài, là con vật mang lại sự may mắn, tài lộc. Với những ý nghĩa như vậy, nhiều nhãn hàng đã sử dụng hình ảnh con ngựa trong logo của mình.

Ferrari

Trong giới chơi xe, Ferrari cùng hình ảnh chú ngựa đang tung vó là biểu tượng của sự kết hợp giữa tài năng một cá nhân (anh hùng Francesca Baracca), tính truyền thống của một vùng đất (thành phố Modena) và văn hoá của một quốc gia.
Logo Ferrari in hình con tuấn mã.
Năm 1923, trong một buổi gặp gỡ, nữ bá tước Paolina, mẹ của người anh hùng không quân Italy trong thế chiến thứ nhất, Francesco Baracca đã đề nghị Ferrari sử dụng hình ảnh con ngựa đang tung vó được sơn bên sườn chiếc máy bay chiến đấu của Francesco Baracca với lời nhắn biểu tượng đó sẽ mang lại cho Ferrari những điều may mắn. Từ đó, Ferrari bắt tay vào thiết kế biểu tượng cho công ty mà ông ấp ủ từ lâu và lúc Scuderia Ferrari thành lập cũng là lúc logo mang hình con tuấn mã.

Hermès

Hermès là một trong những hãng thời trang cao cấp và lâu đời nhất tại Pháp. Logo của Hermès có hình một chú ngựa cùng cỗ xe kéo, nhằm khẳng định sự phát triển không ngừng của công ty.
Logo có chú ngựa của Hermès.
Trải qua hàng trăm năm phát triển, từ sản phẩm yên, cương ngựa ban đầu, đến nay, Hermès đã có tới 14 dòng sản phẩm khác nhau, bao gồm các sản phẩm bằng da (túi xách, va li, yên, cương ngựa..), lụa (khăn lụa, cravat..), trang phục cao cấp, nước hoa nam nữ, đồng hồ, đồ thủy tinh, hộp đựng quà...
Quảng cáo của Hermès thường gắn liền với hình ảnh những chú ngựa.

Burberry

Logo Burberry là hình một hiệp sĩ dũng mãnh mặc áo giáp đang phi ngựa và cầm lá cờ có chữ Prosum (tiến lên). Dù xuất hiện sau khi sản phẩm Burberry đầu tiên có mặt trên thị trường, nhưng logo hiệp sĩ với lá cờ "Prorsum" đã khẳng định đẳng cấp của một nhãn hiệu thời trang nổi tiếng đến từ nước Anh.
Logo Burberry là hình một hiệp sĩ dũng mãnh mặc áo giáp.
Trải qua lịch sử hơn 150 năm phát triển, Burberry vẫn liên tục đa dạng hóa sản phẩm, từ trang phục, khăn choàng, đến túi xách, nước hoa... đồng thời luôn giữ vững chất lượng và thiết kế khỏe mạnh, tinh tế. Burberry giờ đây đã chiếm lĩnh thị trường thời trang tại nhiều nước trên thế giới.

Polo

Từ hàng chục năm nay thương hiệu thời trang Polo của Ralph Lauren đã trở thành tiêu biểu cho một phong cách Mỹ. Nói đến tên ông là người ta nghĩ ngay đến những chiếc áo phông Polo thể thao, mạnh mẽ mà vẫn rất lịch sự.
Logo Polo từ môn thể thao đua ngựa.
Polo chính là tên của một trong những môn đua ngựa được ưa chuộng. Vì thế cái tên Polo sẽ vừa đem lại cảm giác mạnh mẽ, trẻ trung của thể thao, vừa mang bóng dáng sang trọng của giới quý tộc, thượng lưu.

Porsche

Porsche là nhà sản xuất xe thể thao nước Đức, thành lập năm 1931 bởi Ferdinand Porsche, kỹ sư chế tạo chiếc xe Volkswagen đầu tiên. Trụ sở công ty đặt tại Zuffenhausen, thành phố Stuttgart.
Logo Porsche chính thức trình làng trên vô-lăng của những mẫu xe năm 1953.
Logo của Porsche có hình con ngựa và chữ Stuttgart là cách nói rút gọn của từ gốc Stutengarten (trại ngựa giống). Stuttgart cũng là nơi có những trang trại ngựa trù phú nằm dọc hai bên bờ sông Neckar. Mục đích của ông chủ hãng xe này là giúp người tiêu dùng chỉ cần nhìn vào logo có thể đọc ra lai lịch của Porsche. Logo Porsche chính thức trình làng trên vô-lăng của những mẫu xe năm 1953.


Nhiều thương hiệu nổi tiếng như Yahoo, The Shopping Channel... đều thất bại trong việc thay đổi hình ảnh logo trong năm 2013.

10. JCPenney

Sau nhiều năm thay đổi, hãng bán lẻ JCPenney lại quay trở lại sử dụng hình ảnh logo cũ từ năm 2011.

9. Yahoo

Tháng 9/2013, giám đốc điều hành Marissa Mayer đã công bố biểu tượng mới của Yahoo sau 29 ngày lựa chọn từ những logo đề xuất. Hình ảnh mới này vẫn ở dạng nổi 3D với dấu chấm than giữ nguyên. Nhiều chuyên gia nhận định, logo này hoàn toàn kém nổi bật.

8. Pandora

Giao diện mới của hãng dịch vụ Internet radio Pandora thoạt trông có vẻ táo bạo hơn so với ban đầu nhưng khi được nhìn trên màn hình và kết hợp với những icon ứng dụng thì nó lại trở nên nhạt nhẽo và nhàm chán.

7. Lucky Strike

Biểu tượng tâm bia cổ điển của hãng thuốc lá lâu đời Lucky Strike vẫn rất đẹp qua hơn 100 năm. Tuy nhiên, mới đây, công ty đã quyết định làm mới logo, biến nó trở nên quá lạc hậu và cũ kỹ so với ban đầu.

6. Billboard

Tạp chí âm nhạc hàng đầu thế giới Billboard đã công bố biểu tượng mới vào tháng một năm nay. Một số người trong cộng đồng thiết kế yêu thích font chữ đậm và màu sắc mạnh mẽ nhưng một số người lại thấy logo mới có vẻ quá phức tạp.

5. The Vitamin Shoppe

The Vitamin Shoppe đã quyết định thay đổi logo quen thuộc vào tháng hai năm nay. Hình ảnh mới tập trung vào sắc vàng sáng nổi bật trong khi dòng chữ bên trong của thương hiệu lại quá mờ nhạt.

4. Radio Shack

Logo của Radio Shack xuất hiện mọi nơi tại các trung tâm thương mại trên khắp nước Mỹ. Nhằm tạo điểm khác biệt, thu hút khách hàng, mới đây hãng đã quyết định thay đổi logo. Chữ R trong vòng tròn được làm đậm nét hơn dù không thực sự cần thiết. Ngoài ra, màu sắc không hài hòa cũng khiến logo mới này thất bại thảm hại.

3. The Shopping Channel

The Shopping Channel mới thay đổi sang logo hiện đại hơn với màu tím và những đường cong khác với bản cũ.

2. Ernst & Young (EY)

Ernst & Young là một trong bốn hãng dịch vụ kiểm toán lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, biểu tượng mới của nó lại khiến người nhìn cảm giác đây chỉ là một công ty công nghệ mới khởi nghiệp hay một hãng quảng cáo bình thường.

1. American Airlines

Trước khi sáp nhập với U.S Airways, American Airlines đang trên bờ vực phá sản. Vì vậy hãng đã quyết định thay đổi biểu tượng logo với mong muốn thổi một luồng gió mới vào thương hiệu. Nét xiên màu xanh, đỏ và trắng tạo thành hình ảnh một con đại bàng tuy ngắn gọn và hiện đại hơn nhưng lại không cân đối khi xuất hiện trên điện thoại hoặc tivi.

10 thương hiệu thay đổi logo xấu nhất năm 2013

Nhiều thương hiệu nổi tiếng như Yahoo, The Shopping Channel... đều thất bại trong việc thay đổi hình ảnh logo trong năm 2013.

10. JCPenney

Sau nhiều năm thay đổi, hãng bán lẻ JCPenney lại quay trở lại sử dụng hình ảnh logo cũ từ năm 2011.

9. Yahoo

Tháng 9/2013, giám đốc điều hành Marissa Mayer đã công bố biểu tượng mới của Yahoo sau 29 ngày lựa chọn từ những logo đề xuất. Hình ảnh mới này vẫn ở dạng nổi 3D với dấu chấm than giữ nguyên. Nhiều chuyên gia nhận định, logo này hoàn toàn kém nổi bật.

8. Pandora

Giao diện mới của hãng dịch vụ Internet radio Pandora thoạt trông có vẻ táo bạo hơn so với ban đầu nhưng khi được nhìn trên màn hình và kết hợp với những icon ứng dụng thì nó lại trở nên nhạt nhẽo và nhàm chán.

7. Lucky Strike

Biểu tượng tâm bia cổ điển của hãng thuốc lá lâu đời Lucky Strike vẫn rất đẹp qua hơn 100 năm. Tuy nhiên, mới đây, công ty đã quyết định làm mới logo, biến nó trở nên quá lạc hậu và cũ kỹ so với ban đầu.

6. Billboard

Tạp chí âm nhạc hàng đầu thế giới Billboard đã công bố biểu tượng mới vào tháng một năm nay. Một số người trong cộng đồng thiết kế yêu thích font chữ đậm và màu sắc mạnh mẽ nhưng một số người lại thấy logo mới có vẻ quá phức tạp.

5. The Vitamin Shoppe

The Vitamin Shoppe đã quyết định thay đổi logo quen thuộc vào tháng hai năm nay. Hình ảnh mới tập trung vào sắc vàng sáng nổi bật trong khi dòng chữ bên trong của thương hiệu lại quá mờ nhạt.

4. Radio Shack

Logo của Radio Shack xuất hiện mọi nơi tại các trung tâm thương mại trên khắp nước Mỹ. Nhằm tạo điểm khác biệt, thu hút khách hàng, mới đây hãng đã quyết định thay đổi logo. Chữ R trong vòng tròn được làm đậm nét hơn dù không thực sự cần thiết. Ngoài ra, màu sắc không hài hòa cũng khiến logo mới này thất bại thảm hại.

3. The Shopping Channel

The Shopping Channel mới thay đổi sang logo hiện đại hơn với màu tím và những đường cong khác với bản cũ.

2. Ernst & Young (EY)

Ernst & Young là một trong bốn hãng dịch vụ kiểm toán lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, biểu tượng mới của nó lại khiến người nhìn cảm giác đây chỉ là một công ty công nghệ mới khởi nghiệp hay một hãng quảng cáo bình thường.

1. American Airlines

Trước khi sáp nhập với U.S Airways, American Airlines đang trên bờ vực phá sản. Vì vậy hãng đã quyết định thay đổi biểu tượng logo với mong muốn thổi một luồng gió mới vào thương hiệu. Nét xiên màu xanh, đỏ và trắng tạo thành hình ảnh một con đại bàng tuy ngắn gọn và hiện đại hơn nhưng lại không cân đối khi xuất hiện trên điện thoại hoặc tivi.


Nếu bạn đang chạy một chiến dịch Facebook Marketing cho một trang Landing Page của bạn, thì nhiều khả năng là việc sử dụng Google Analytics để phân tích lưu lượng truy cập là điều cần thiết với bạn.
Nếu bạn đang thắc mắc không biết hiệu quả của việc làm Facebook Marketing cho Website của bạn chính xác là bao nhiêu, thì chắc chắn là bạn cần đến Google Analytics.
Hãy thử xem Google Analytics sẽ làm được những gì nhé.

Mối quan hệ trên mạng xã hội

Đầu tiên chúng ta cần phải biết Google định nghĩa Mối quan hệ trên mạng xã hội là như thế nào?
Web xã hội kết nối mọi người nơi họ chia sẻ, phê bình và tương tác với nội dung và với nhau. Phân tích trên mạng xã hội cung cấp cho bạn công cụ để đo lường tác động của mạng xã hội. Bạn có thể nhận diện các mạng và nội dung có giá trị cao, theo dõi tương tác của người dùng trên trang web và ngoài trang web với nội dung của bạn, đồng thời kết hợp tất cả với doanh thu điểm mấu chốt của bạn thông qua mục tiêu và chuyển đổi.
“Dưới đây là cách chúng tôi xem câu chuyện này:”
Nguồn & Trang: Nhận diện các mạng và cộng đồng nơi mọi người cam kết với nội dung của bạn.
Chuyển đổi: Đo lường giá trị của mạng xã hội bằng cách theo dõi mục tiêu, chuyển đổi và giao dịch thương mại điện tử của bạn.
Plugin trên mạng xã hội: Đo lường cam kết của người dùng trên trang web của bạn.
Luồng khách truy cập trên mạng xã hội: So sánh lượng lưu lượng truy cập và mẫu lưu lượng truy cập của khách truy cập thông qua trang web của bạn.

1. Tại thời điểm hiện tại có bao nhiêu người truy cập vào Website từ Facebook?

Bước 1: Truy cập vào Google Analytics
Bước 2: Click vào Báo cáo chuẩn / Nguồn Lưu Lượng / Xã hội
Nguồn lưu lượng truy cập tại thời điểm hiện tại của website
Nguồn lưu lượng truy cập từ mạng xã hội (hiện tại chỉ có Facebook) tại thời điểm hiện tại của website

2. Luồng khách truy cập đến từ Facebook là bao nhiêu?

Bước 1: Click vào Đối tượng /Luồng khách truy cập
Bước 2: Chọn khoảng thời gian / Mạng xã hội / Xã hội / Mạng xã hội
Và bạn có thấy gì không, các con số đó có giúp bạn hình dung ra được điều gì không?
Nếu vẫn còn mơ hồ, chi tiết thêm nữa nhé…
Click vào ô bài viết / chọn Chi tiết nhóm

3. Kênh Facebook có thực sự hiệu quả?

Click vào Sức thu hút / Kênh / Social
Bạn có nhìn các con số được gạch chân đỏ ở phía trên kia không ?
Truy cập từ mạng xã hội trên trang của mình là nhiều nhất. Với số lượt truy cập từ Social là5.469 trong 1 tháng. Tỷ lệ thoát khá cao và Time on site còn thấp. Xem ra mình phải tối ưu Onpage hơn nữa rồi
.
Biểu đề sức thu hút từ kênh Social
Thông số chi tiết từ kênh Facebook

4. Nguồn giới thiệu từ đâu là chủ yếu?

Click vào Sức thu hút / Tất cả giới thiệu
Hẳn là nếu mình tập trung vào người dùng Mobile trên Facebook thì kết quả như thế này là chưa ổn rồi.

5. Giới thiệu trên mạng xã hội

Click vào Sức thu hút / Xã hội / Giới thiệu mạng
Trong tất cả các mạng, hẳn Facebook là mang lại hiệu quả nhất rồi, vì mình chỉ tập trung trên nó.
Để biết cụ thể những link nào được giới thiệu trên Facebook thì hãy click vào Facebook:
Rồi, giờ bạn thử click vào 1 link mà bạn cần tìm hiểu để phân tích kỹ hơn xem sao.
Quá tuyệt phải không. Thậm chí nó còn chi tiết được hơn nữa cơ, nhưng nhiều đó là quá đủ cho bạn rồi.

6. Hoạt động trên trung tâm dữ liệu

Click vào Sức thu hút / Xã hội / Hoạt động trên trung tâm dữ liệu
Hãy xem xem có bao nhiêu cuộc trò chuyện xoay quanh website của bạn nhé. Muốn biết chi tiết hơn từng cuộc trò chuyện, click vào Khác / chọn Xem hoạt động.
Ở tab Sự kiện thì sao?
Lưu ý: Ở trung tâm dữ liệu này không có Facebook.

7. Trang đích

Click vào Sức thu hút / Xã hội / Trang đích
Một bảng thông tin đầy đủ về trang đích của bạn như số lượt truy cập, số lần xem,…. Tuy nhiên bạn lại chỉ quan tâm đến trang đích được giới thiệu từ Facebook? Và chính xác là nó được giới thiệu từ đâu, từ ai?
OK, bạn hoàn toàn có thể làm được điều đó.
Những cái link dài dài và thấp thoáng trong đó có chứa 2 chữ “fb” thì rõ là được giới thiệu từ Facebook rồi, việc của bạn là tìm giá trị fb_action_ids, và copy đoạn ID được gán với giá trị đó. 
Hãy nhập URL theo cấu trúc:
facebook.com/[fb_action_ads]
Và mình đã tìm ra bài viết của mình được giới thiệu ở đâu.

Lời kết

Rõ ràng là chúng ta hoàn toàn có cách để kiểm soát được các con số trong quá trình làm Marketing Online nói chung hay Facebook Marketing nói riêng. Và các con số đó luôn là các con số biết nói, nó sẽ nói cho bạn biết bạn đã làm việc hiệu quả chưa!

Đo lường hiệu quả Facebook Marketing với Google Analytics

Nếu bạn đang chạy một chiến dịch Facebook Marketing cho một trang Landing Page của bạn, thì nhiều khả năng là việc sử dụng Google Analytics để phân tích lưu lượng truy cập là điều cần thiết với bạn.
Nếu bạn đang thắc mắc không biết hiệu quả của việc làm Facebook Marketing cho Website của bạn chính xác là bao nhiêu, thì chắc chắn là bạn cần đến Google Analytics.
Hãy thử xem Google Analytics sẽ làm được những gì nhé.

Mối quan hệ trên mạng xã hội

Đầu tiên chúng ta cần phải biết Google định nghĩa Mối quan hệ trên mạng xã hội là như thế nào?
Web xã hội kết nối mọi người nơi họ chia sẻ, phê bình và tương tác với nội dung và với nhau. Phân tích trên mạng xã hội cung cấp cho bạn công cụ để đo lường tác động của mạng xã hội. Bạn có thể nhận diện các mạng và nội dung có giá trị cao, theo dõi tương tác của người dùng trên trang web và ngoài trang web với nội dung của bạn, đồng thời kết hợp tất cả với doanh thu điểm mấu chốt của bạn thông qua mục tiêu và chuyển đổi.
“Dưới đây là cách chúng tôi xem câu chuyện này:”
Nguồn & Trang: Nhận diện các mạng và cộng đồng nơi mọi người cam kết với nội dung của bạn.
Chuyển đổi: Đo lường giá trị của mạng xã hội bằng cách theo dõi mục tiêu, chuyển đổi và giao dịch thương mại điện tử của bạn.
Plugin trên mạng xã hội: Đo lường cam kết của người dùng trên trang web của bạn.
Luồng khách truy cập trên mạng xã hội: So sánh lượng lưu lượng truy cập và mẫu lưu lượng truy cập của khách truy cập thông qua trang web của bạn.

1. Tại thời điểm hiện tại có bao nhiêu người truy cập vào Website từ Facebook?

Bước 1: Truy cập vào Google Analytics
Bước 2: Click vào Báo cáo chuẩn / Nguồn Lưu Lượng / Xã hội
Nguồn lưu lượng truy cập tại thời điểm hiện tại của website
Nguồn lưu lượng truy cập từ mạng xã hội (hiện tại chỉ có Facebook) tại thời điểm hiện tại của website

2. Luồng khách truy cập đến từ Facebook là bao nhiêu?

Bước 1: Click vào Đối tượng /Luồng khách truy cập
Bước 2: Chọn khoảng thời gian / Mạng xã hội / Xã hội / Mạng xã hội
Và bạn có thấy gì không, các con số đó có giúp bạn hình dung ra được điều gì không?
Nếu vẫn còn mơ hồ, chi tiết thêm nữa nhé…
Click vào ô bài viết / chọn Chi tiết nhóm

3. Kênh Facebook có thực sự hiệu quả?

Click vào Sức thu hút / Kênh / Social
Bạn có nhìn các con số được gạch chân đỏ ở phía trên kia không ?
Truy cập từ mạng xã hội trên trang của mình là nhiều nhất. Với số lượt truy cập từ Social là5.469 trong 1 tháng. Tỷ lệ thoát khá cao và Time on site còn thấp. Xem ra mình phải tối ưu Onpage hơn nữa rồi
.
Biểu đề sức thu hút từ kênh Social
Thông số chi tiết từ kênh Facebook

4. Nguồn giới thiệu từ đâu là chủ yếu?

Click vào Sức thu hút / Tất cả giới thiệu
Hẳn là nếu mình tập trung vào người dùng Mobile trên Facebook thì kết quả như thế này là chưa ổn rồi.

5. Giới thiệu trên mạng xã hội

Click vào Sức thu hút / Xã hội / Giới thiệu mạng
Trong tất cả các mạng, hẳn Facebook là mang lại hiệu quả nhất rồi, vì mình chỉ tập trung trên nó.
Để biết cụ thể những link nào được giới thiệu trên Facebook thì hãy click vào Facebook:
Rồi, giờ bạn thử click vào 1 link mà bạn cần tìm hiểu để phân tích kỹ hơn xem sao.
Quá tuyệt phải không. Thậm chí nó còn chi tiết được hơn nữa cơ, nhưng nhiều đó là quá đủ cho bạn rồi.

6. Hoạt động trên trung tâm dữ liệu

Click vào Sức thu hút / Xã hội / Hoạt động trên trung tâm dữ liệu
Hãy xem xem có bao nhiêu cuộc trò chuyện xoay quanh website của bạn nhé. Muốn biết chi tiết hơn từng cuộc trò chuyện, click vào Khác / chọn Xem hoạt động.
Ở tab Sự kiện thì sao?
Lưu ý: Ở trung tâm dữ liệu này không có Facebook.

7. Trang đích

Click vào Sức thu hút / Xã hội / Trang đích
Một bảng thông tin đầy đủ về trang đích của bạn như số lượt truy cập, số lần xem,…. Tuy nhiên bạn lại chỉ quan tâm đến trang đích được giới thiệu từ Facebook? Và chính xác là nó được giới thiệu từ đâu, từ ai?
OK, bạn hoàn toàn có thể làm được điều đó.
Những cái link dài dài và thấp thoáng trong đó có chứa 2 chữ “fb” thì rõ là được giới thiệu từ Facebook rồi, việc của bạn là tìm giá trị fb_action_ids, và copy đoạn ID được gán với giá trị đó. 
Hãy nhập URL theo cấu trúc:
facebook.com/[fb_action_ads]
Và mình đã tìm ra bài viết của mình được giới thiệu ở đâu.

Lời kết

Rõ ràng là chúng ta hoàn toàn có cách để kiểm soát được các con số trong quá trình làm Marketing Online nói chung hay Facebook Marketing nói riêng. Và các con số đó luôn là các con số biết nói, nó sẽ nói cho bạn biết bạn đã làm việc hiệu quả chưa!

infoq

ADs

Video of the day